Về chính sách

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 87 - 97)

III. Giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới

4. Về chính sách

4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và tỉnh Hà Nam về kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển các KCN để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm mục đích quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm chỉe đạo của Tỉnh uỷ về tăng cường thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào các KCN vẫn phải được coi là yếu tố quyết định…tỉnh phải có cơ chế chính sách đúng đắn, mô hình tổ chức quản lý hợp lý và quyết tâm cao để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các KCN, thu hút đầu tư và nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KCN.

+ Xác định xây dựng phát triển các KCN là hình thành nhiều địa bàn đất sạch, đầy đủ điều kiện tiếp nhận các dự án đầu tư với những quy mô khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, đến từ mọi quốc gia. Coi đây là một hình thức và giải pháp quan trọng thúc đẩy nhanh thu hút đầu tư, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh.

+ Đánh giá tiềm năng lợi thế để phát triển KCN của tỉnh Hà Nam, nhận thức đầy đủ những thuận lợi và khoc khăn trong việc xây dựng và phát triển KCN trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO).

+ Tập trung xây dựng và phát triển KCN về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

4.2. Xây dựng cơ chế, chính sách, cải tiến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thành lập các KCN

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình triển khai một dự án đầu tư, công tác này liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, là vấn đề xã hội nhạy cảm, đang tồn tại nhiều yếu kém, vướng mắc, cần khắc phục, các dự án xây dựng KCN đến sử dụng đất với quy mô lớn, tốc độ triển khai và mức độ thành công của một KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và giao đất nhanh hay chậm. Do đó cần tập trung nâng cao hiệu quả của côn tác này bằng việc giải quyết tốt một số vấn đề sau:

+ Phải đẩy mạnh việc phân cấp triệt để công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho cấp huyện theo quy định tại Nghị định 197/NĐ-CP của Chính phủ để giảm bớt thời gian, nhanh chóng có phương án bồi thường sát thực tế.

+ Điều chỉnh hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư một cách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người dân; hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp cho người dành đất để xây dựng KCN.

+ Kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ở tỉnh và các cấp huyện, thị xã. Có chế độ khen thưởng và kỷ luật trong công tác này.

+ Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương nơi có thu hồi đất làm KCN.

4.3. Xây dựng một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với những lĩnh vực có ảnh hưởng và tác động đến xây dựng và phát triển các KCN

4.3.1. Đầu tư phát triển hạ tầng:

- Dự án thuộc lĩnh vực danh mục ưu đãi đầu tư được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ, do vậy cần thiết phải có sự hỗ trợ của ngân sách theo nguyên tắc trực tiếp thực hiện một số trong các hạng mục công trình như:

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ. + Đường trục chính của KCN.

+ Hệ thống thoát nước, trạn xử lý nước thải.

+ Hào kỹ thuật để lấp đặt hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc, gas.

+ Hệ thống dải cây xanh, tường bao quanh KCN.

- Áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất đối với việc miễn, giảm, chậm trả tiền thuê đất thô của các công ty phát triển hạ tầng KCN.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chuyên ngành cung cấp dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc và các tiện ích khác đến chân hàng rào từng doanh

nghiệp trong các KCN trên cơ sở tôn trọng quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển của từng KCN.

4.3.2. Ưu tiên đưa các dự án sản xuất và dịch vụ công nghiệp vào các KCN

Thực hiện cơ chế ưu đãi cho các KCN, làm nổi bật ưu thế của mô hình này để hấp dẫn các nhà đầu tư:

+ Nhà đầu tư có mặt bằng sạch, nhanh chóng triển khai dự án. + Trong KCN có các tiện ích đồng bộ, thuận lợi.

+ Nhà đầu tư được hưởng cơ chế quản lý ưu việt “một cửa, tại chỗ” từ khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi hơn hẳn về thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Được đảm bảo về an ninh, trật tự, phồng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+ Được cung ứng lao động theo yêu cầu và được hỗ trợ trong công tác quản lý lao động, giải quyết tranh chấp lao động.

+ Các doanh nghiệp có điều kiện quan hệ, hợp tác trong việc tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguyên liệu sản xuất, trao đổi thông tin, thị trường…

+ Các doanh nghiệp được thường xuyên chăm lo giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động.

4.3.3. Cơ chế khuyến khích kêu gọi, xuc tiến, thu hút các dự án lớn vào KCN

- Hỗ trợ, xúc tiến đầu tư vào KCN và quảng bá môi trường đầu tư tại KCN cho các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và nước ngoài; Ban quản lý các KCN Hà Nam và các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan tới các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, quản lý lao động và doanh nghiệp trong KCN, các ngành và chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, nhận thức tư tưởng cho cán bộ, nhân dân, địa phương về KCN để tạo sự ủng hộ, tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế mới này.

- Các tổ chức và cá nhân có công vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển, vận động các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước có quy mô, hiệu quả kinh tế lớn vào các KCN của tỉnh được hưởng theo quy chế do UBND tỉnh ban hành.

4.4. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với KCN

Quản lý nhà nước KCN là quản lý đa chức năng, các Bộ, Nghành Trung ương đã uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền về giải quyết các công việc lien quan đến hoạt động của các KCN, các doanh nghiệp KCN, UBND tỉnh uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước theo quy định.

Việc mở rộng, phát triển thêm các KCN trong thời gian tới cần phải tăng cường đáp ứng các điều kiện cho Ban quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, cụ thể:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy: củng cố lại các phòng nghiệp vụ đã được thành lập, thành lập mới một số phòng nghiệp vụ, trung tâm đào tạo nghề để

thực hiện nhiệm vụ sẽ được bổ sung trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN trong thời gian tới.

- Đầu tư cơ sở vật chất ( xây dựng một cơ quan hoạt đông kinh tế đối ngoại trong thời kì phát triển quan hệ kinh tế quốc tế rộng, hội nhập sâu):

+ Xây dựng phòng khách tiếp đón các đoàn đầu tư nước ngoài, xúc tiến đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư…trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng, thiết bị tin học hiện đại.

+ Nâng cấp các phòng nghiệp vụ, thành lập mới trung tâm đào tạo nghề.

- Đầu tư thêm cán bộ có trình độ chuyên môn đảm đương các chức danh theo yêu cầu công việc, có chế độ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Ban quản lý.

- Ban quản lý chủ trì hoặc phối hợp trong việc nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng những phương án, giải quyết những công việc liên quan đến xây dựng, phát triển và hoạt động của các KCN (như quy hoạch KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đấu nối với KCN, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất cho KCN, đào tạo lao động cho KCN…).

- Ban quản lý chủ trì cùng với các sở ngành chức năng xây dựng quy chế phối hợp, quy trình nghiệp vụ trình UBND tỉnh phê duyệt tạo cơ sở phàp lý thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, thành lập và hoạt động của các KCN.

4.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, các cấp các ngành, tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những vướng mắc tồn tại của

các KCN hiện có, lấp đầy các KCN và thành lập các KCN mới làm động lực thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trong những năm tới.

Để tạo hình ảnh đẹp và ấn tượng về KCN, tập trung xây dựng thành công 8 KCN đã thành lập và đang hoạt động, làm cơ sở tiếp tục xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh.

Các ngành, các cấp hỗ trợ hiệu quả các công ty phát triển hạ tầng các KCN Đồng Văn I & II, Châu Sơn, Hoà Mạc, Khu phức hợp Assendas Protrade, KCN ITAHAN, KCN Liêm Cần - Thanh Bình và KCN Liêm Phong giải quyết những khó khăn trong việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu trong và ngoài hàng rào KCN.

KẾT LUẬN

Từ khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế xã hội Hà Nam đã có những tiến bộ vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng: an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, hợp tác dầu tư với nước ngoài được đẩy mạnh tạo nguồn lực bổ sung nhanh, tăng tốc độ tăng trưởng của thành phố. Trong những thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của các KCN nhất là tiếp cận công nghệ mới, mở rộng thị trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy nội lực và mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, khu vực và thế giới.

Quá trình phát triển các KCN để lại nhiều bài học quý báu và cũng còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu thử nghiệm. Tốc độ phát triển KCN ở Hà Nam còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng. Công tác quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước gây khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vẫn còn chậm, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng trong và ngoài KCN. Công tác xúc tiến vận động đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng,

trong khi vẫn còn những nguồn lực tiền ẩn chưa được khai thác. Cơ chế khuyến khích đầu tư chưa thực sự chưa hấp dẫn nên một số KCN còn trống vắng, các đối tác mạnh có uy tín đầu tư vào chưa nhiều.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc phát triển KCN là con đường thích hợp, một hướng đi đúng đắn để tiến thành CNH - HĐH nền kinh tế Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung, sự đóng góp của KCN sau một thời gian hoạt động tuy không dài nhưng đã khẳng định được vai trò tất yếu của nó trong sự phát triển kinh tế nước ta. Việc vạch ra những vấn đề còn tồn tại bất cập và đề ra được những giải pháp phát triển phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay để KCN tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc trong những điều kiện hiện nay của Hà Nam. Để đạt được những thành công mới, chúng ta phải vượt qua khó khăn, đòi hỏi phải nỗ lực, phối hợp với các cấp, các ngành để tháo gỡ các cản trở, vướng mắc trên con đường phát triển các KCN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách

1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển Khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc thù kinh tế - NXB Chính trị Quốc gia, 1994.

II. Tạp chí

1. Tạp chí Phát triển kinh tế, Kinh tế & dự báo công nghiệp, Cộng sản, con số và sự kiện.

2. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư các số 2006 - 2008.

III. Văn bản pháp luật

1. Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định só 36/CP năm 1997.

2. Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia: " 15 năm xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam" - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Long An tháng 7 năm 2006.

IV. Các tài liệu khác

1. Các báo cáo tổng kết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam trong các năm 2007, 2008.

2. Niên giám Thống kê tỉnh Hà Nam.

4. Đề án: điều chỉnh, bổ sung một số Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào danh mục quy hoạch các Khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 - Hà Nam, Tháng 3 năm 2008.

5. Các trang web: http\\: www.mpi.gov.vn. http\\: www.most.gov.vn. http\\: www.unido.com.vn. http\\: www.vneconomy.com.vn. http\\: www.hanam.gov.vn. http\\: www.haiduong.gov.vn. http\\: www.Thanhhoa.gov.vn. 91

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w