Tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 34)

III. Kinh nghiệm phát triển KCN của một số tỉnh

2. Tỉnh Thanh Hoá

2.1. Những kết quả về phát triển của các KCN tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Công tác quy hoạch 2.2.1. Công tác quy hoạch

Quyết định số 284/QĐ-UB ngày 26/01/2006 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh) phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010 xác định 6 KCn tập trung đó là:

- KCN Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn); KCN Lễ Môn ( thành phố Thanh Hoá); KCN Đình Hương (thành phố Thanh Hoá ); KCN Nghi Sơn (Đô thị mới Nghi Sơn); KCN Lam Sơn (huyện Thọ Xuân); KCN Bãi Trành (huỵen Như Xuân).

Tổng diện tích quy hoạch 6 KCn khoảng 5.000ha.

Đến nay, Thanh hoá đã được Thủ Tướng Chính phủ cho phép thành lập 4KCN đó là: KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương, KCN Bỉm Sơn, KCN Nghi Sơn.Trong đó KCN Lễ Môn vf KCN Đình Hương đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và được đầu tư tương đối đồng bộ, các KCN còn lại đều đã được lập quy hoạch chi tiết đang triển khai lập dự án đầu tư và có đủ cơ sở để tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng, bố trí các nhà đầu tư vào KCN.

2.2.2. Về thu hút dầu tư

Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về môi trường đầu tư nhưng do nhận thức đúng về vai trò, vị trí các KCN trong thời kỳ CNH, HĐh

và tiến trình hội nhập quôc tế, tỉnh Thanh Hoá đã sớm có những chủ trương về xây dựng các KCN, đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các KCn của tỉnh và tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài. Với nhận thức và cách làm như vậy, mặc dù môi trường đầu tư chưa thuận lợi nhưng các KCN Thanh Hoá đén nay đã thu hút được hàng trăm nhà đầu tư đăng kí đầu tư sản xuất kinh doanh tron các KCN, điển hình là các KCN sau:

- KCN Bỉm Sơn: nằm ở phía Bắc thị xã công nghiệp Bỉm Sơn, có diẹn tích được phê duyệt 540 ha, đến nay KCN đã có khoảng 20 Doanh nghiệp đăng kí đầu tư vào KCN lấp đầy khoảng 120 ha, trong đó có những dự án có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh như dự án Nhà máy xi măng Bỉm Sơn của tổng công ty XM Việt Nam...

- KCN Lễ Môn: Nằm phía Đông thành phố, được hình thành vào năm 2000 với diện tích 87,6 ha đến nay đã thu hút được khoảng 28 dự án tròn nước và nứoc ngoài đầu tư vào KCN.

- KCN Nghi Sơn: Nằm trong khu vực được xác định là trọng điểm kinh tế của vùng Nam Thanh, Bắc Nghệ có diện tích quy hoạch 2.000 ha. Với lợi thế về địa hình, KCN Nghi Sơn được xây dựng nhằm thu hút đầu tư một số ngành công nghiệp quan trọng đó là: công nghiệp cảng biển và vận tải biển, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp lọc hoá dầu và công nghiệp sản xuất điẹn (nhiệt điẹn)... Đến nay hầu hết các ngành công nghiệp trên đang trong giai đoạn lập báo cáo khả thi và tìm kiếm đối tác đầu tư, một số ngành đã khởi công xây dựng và đi vào hoạt động đó là:

+ Dự án cảng Nghi Sơn đón tàu 1 vạn tấn đã đi vào hoạt động từ tháng 4/2004...

+ Dự án nhà máy xi măng Nghi Sơn liên doanh giữa tổng công ty xi măng Việt Nam với tập đoàn Mitsubishi của Nhật...

+ Dự án nhà máy sửa chữa và đóng tàu biển trọng tải 50.000-100.000 tấn...

- KCN Đình Hương và KCN Lam Sơn: hiện nay đang tích cực chuẩn bị mặt bằng, hạ tầng KCN, đổi mới cơ chế quản lý và mở rộng cửa đón các nhà đầu tư.

Tuy có tiến bộ trong thu hút đầu tư, song đánh giá một cách nghiêm túc thì sự thu hút đầu tư như trên chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

2.2. Bài học kinh nghiệm của Thanh Hoá trong phát triển các KCN

Từ những kết quả phát triển của các KCN tỉnh Thanh hoá cho chúng ta một số kinh nghiệm sau:

Một là, địa điểm quy hoạch phải có các yếu tố sau:

- Thoả mãn về đất cho phát triển công nghiệp một cách bền vững;

- Phù hợp với quy hoạch chung và khai thác được các hạ tầng ngoài hàng rào phục vụ KCN: điện nước, giao thông một cách tốt nhất;

- Quy hoạch KCN phải gắn với quy hoạch tái định cư;

- Đảm bảo cho quy hoạch nà vừa thực hiện nhiệm vụ đô thị hoá nông nghiệp nông thôn vừa phục vụ tốt nhất cho KCN;

Hai là, ở những khu vực khó khăn nhà nước phải là bà đỡ cho sự ra đời của các KCN.

Để đảm bảo đầu tư phát triển bền vững, việc lựa chon hình thức đầu tư vào các KCN là cách làm thông minh, đúng đắn giúp nhà nước vừa thu hút được đầu tư chọư phát triển vừa quản lý được môi trường vừa quản lý được các vấn đề xã hội. Nếu quan niệm KCN là một đứa con thì nhà nước là ông bố, DN đầu tư phát triển hạ tầng là bà mẹ thì ở những nơi khó khăn thường thiếu bà mẹ, vì vậy muốn KCN ra đời thì nhà nước phải làm thay đổi một số việc của bà mẹ tức Công ty Đầu tư hạ tầng KCN thì KCN mới ra đời được.

Ở Thanh hoá trong hệ thống các KCN được quy hoạch tỉnh lựa chọn 3 KCN để đầu tư và đến nay có KCN đã lấp đầy, 1 KCn đang đầu tư hạ tầng để thu hút đầu tư (KCN Bỉm Sơn).

Ba là, quy hoạch di dân tái định cu của KCN và giải quyết chỗ ở cho lao động KCN.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng của một KCN vì hiện nay vẫn chưa có KCN nào xây dựng nhà ở cho công nhân và lao động thuê, người lao động phải tự lo chỗ ở cho chính mình.

Vì vậy tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng KCN tốt nhất được xây dựng ngay gần với KCN tạo điều kiện cho nhân dân bị thu hồi đất làm KCN ở khu tái định cư làm dịch vụ nhà ở cho lao động KCN, phục vụ cho đời sống người lao động trong KCN, đấp ứng lao động cho KCN.

Người dân sẽ được tái định cư tại địa phương mình, chuyển việc làm thành dịch vụ cho KCN, con em họ sẽ trở thành lao động trong KCN, việc

xây dựng KCN kết hợp với đô thị hoá sẽ được thực hiện một cách hài hoà và hiệu quả hơn.

Bốn là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ban quản lý các KCn.

Để KCN đảm bảo chất lượng từ khâu lập quy hoạch đến tổ chức đầu tư xây dựng KCN, Ban quản lý các KCN phải được thực hiện nhiệm vụ quản lý ngay từ lúc quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết các KCN.

Đối với các KCN đã được thành lập, mặt bằng KCN đã được giải phóng, hạ tầng KCN đã được xây dựng, việc thực hiện các thủ tục đầu tư tại Ban quản lý các KCN nhanh chóng và rất thuận lợ. Đối với các KCN được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương đã lập xong quy hoạch chi tiết nhưng chưa dược thành lập - UBND tỉnh Thanh Hoá giao cho Ban quản lý các KCN làm đầu mối giải quyết mọi thủ tục từ cấp Chứng chỉ quy hoạch, chứng nhận đầu tư hoặc cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư vào KCN.

Mọi vấn đề có liên quan đến các ngành, Ban quản lý các KCN có trách nhiệm phối hợp giải quyết trên cơ sở Quy chế phối hợp được xây dựng giữa Ban quản lý các KCN với các ngàng. Quy định này đã tránh được rất nhiều phiền hà cho nhà đầu tư.

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, làm cho Ban quản lý các KCN phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, mọi vấn đề vướng mắc từ thủ tục đầu tư đến triển khai thực hiện dự án đầu tư đều được giải quyết một cách kịp thời, nhà đầu tư thấy gần gũi với Ban quản lý và yên tâm đầu tư hơn.

Các dự án đầu tư vào Việt Nam ngoài vấn đề môi trường đầu tư ổn định và thị trường rộng lớn, thị trường nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng. Do đó cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ một cách có hệ thống và quy mô đáp ứng dược yêu cầu tiếp nhận và chuyển giao công tác quản lý mới, vận hành công nghệ sản xuất tiên tiến.

CHƯƠNG II: Thực trạng quy hoạch và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

I. Thực trạng các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 1. Khái quát tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây Nam vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Địa hình đa dạng gồm cả miền núi, đồng bằng và vùng bán sơn địa, rất thuận tiện để phát triển công nghiệp, thương mại du lịch. Diện tích đất tự nhiên là 859km, có o6 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Phủ lý – trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của thành phố và 5 huyện (Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng); dân số 85vạn người, lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân khoảng 400.000 người, lao động trong độ tuổi chiếm gần 90% lao động trong toàn xã hội. Hiện nay Hà Nam có 15 trường dạy nghề trên địa bàn; tỉnh đang thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng theo yêu cầu của các ngành công

nghiệp. Hà Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý và giao thông: cách Hà Nội khoảng hơn 50km, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô, phía Bắc giáp Hà Nội 2; phía Đông giáp Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định, Ninh Bình, phía Tây giáp Hoà Bình. Hà Nam là đầu mối giao thông cả đường bộ, đường thuỷ và đường sắt; trục đường quốc lộ 1A Bắc Nam qua trung tâm thành phố, cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 80km, theo quốc lộ 38 đến cảng Hải Phòng khoảng 120km, đường quốc lộ 21 nối Hà Nam với Nam Định, Hoà Bình. Hệ thống sông ngòi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cảng sông Đáy cách trung tâm thành phố 5km phục vụ vận chuyển xi măng và vật liệu xây dựng, cảng Yên Lệnh trên sông Hồng cách cảng Hải Phòng hơn 100km. Hệ thống sông ngòi Hà Nam ngoài việc đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt còn có khả năng phục vụ cho du lịch đường sông đi chùa Hương, ngũ đông Thi Sơn, chùa Bà Đanh với cự li đến các điểm du lịch trên từ 11-25km.

Vị trí địa lý cùng hệ thống giao thông thuận lợi tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật trong vùng và cả nước. Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng đó, Hà Nam đứng trước những thách thức lớn. Đó là: điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu, ngân sách địa phương nhỏ bé, khả năng cân đối nguồn vốn tại chỗ hạn chế, tuy có điều kiện hội nhập với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhất là địa bàn trọng điểm Bắc Bộ đang phát triển nhanh, nhưng Hà Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư và trên thị trường lao động, tiêu thụ…nhận thức được những khó khăn thách thức, những lợi thế của tỉnh, ngay sau khi tái lâp tỉnh năm 1997, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến 2010 đã đạt mục tiêu: xây dựng Hà Nam trở thành 1 thành phố

phát triển ở mức trung bình của cả nước, có cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ giảm dần khoảng cách chênh lệch, tiến tới bằng mức bình quân chung cả nước sau năm 2010, cải thiện và nâng cao rõ rệt đời sống của nhân dân, xây dựng nếp sống dân chủ công bằng xã hội, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2. Thực trạng KCN tỉnh Hà Nam.

2.1. Tình hình chung của KCN

Các KCN, Cụm CN ở Hà Nam được hình thành từ năm 2002. Việc đầu tư xây dựng các KCN, Cụm CN, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hà Nam chủ yếu căn cứ vào quy hoạch kinh tế - xã hội và nhu cầu thực tế. KCN đầu tiên của tỉnh là KCN Đồng Văn. Các KCN của Hà Nam đều mới hoàn thành xong việc giải phóng mặt bằng và đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cũng có nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Các KCN đã đóng góp đáng kể vào cho GDP của tỉnh và trong tương lai, các KCN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam.

Ngoài các KCN tập trung, tỉnh Hà Nam đã và đang xây dựng CỤM CN - tiểu thủ CN ở các huyện thị xã. Đầu tư xây dựng Cụm CN, tiểu thủ CN làng nghề xã, thị trấn (gọi tắt là Cụm TTCN) nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất CN vừa và nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, mở rộng làng nghề trên địa bàn tỉnh. Cụm TTCN huyện, thị trấn: gắn với các làng nghề truyền thống của thị xã, thị trấn, là nơi thu hút các cơ sở sản xuất của làng nghề và các cơ sở sản xuất TTCN khác trong tỉnh vào đầu tư.

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, UBND thành phố Hà Nam đã xây dựng quy hoạch mạng lưới các KCN, cụm CN huyện thị xã và cụm

TTCN làng nghề xã thị trấn tinh Hà Nam đến nay, có 8 KCN tập trung đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 1.744ha (04 KCN vừa được thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vào danh mục quy hoạch các KCN của cả nước), gồm:

+ KCN Đồng Văn I (137,8ha); + KCN Đồng Văn II (263,8ha); + KCN Châu Sơn (168,9ha); + KCN Hoà Mạc (203ha);

+ Khu phức hợp Assendas Protrade (300ha); + KCN ITAHAN (300ha);

+ KCN Liêm Cần – Thanh Bình (200ha); + KCN Liêm Phong (200ha).

Các KCN trên đều được quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh và ở những vị trí rất thuận lợi như gần các đầu mối giao thông, gần nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư, tập trung ở huyện Thanh Liêm, huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên thuộc vùng đất bán sơn địa, đất bạc màu một vụ lúa có năng suất thấp không ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực của tỉnh và của cả nước.

2.2. Chi tiết từng KCN đang hoạt động. 2.2.1. KCN Đồng Văn I.

- Tổng diện tích đất Khu công nghiệp : 137,8 ha.

Bảng 1. Qui mô các loại đất theo quy hoạch tại KCN Đồng Văn I.

Loại đất Diện tích(ha) Tỉ lệ(%) 1. Đất xây dựng nhà máy. 89,78 65,15 2. Đất kho tàng tập trung 8,27 7,52 3. Đất trung tâm điều hành. 2,05 1,86 4. Đất kĩ thuật phục vụ. 3,55 3,23 5. Đất cây xanh mặt nước. 11,81 10,74 6. Đất giao thông trong KCN. 14,56 13,23 Nguồn Quyết định thành lập số 1687/QĐ-UB ngày 31/12/2003 và số 972/QĐ- UB của UBND tỉnh Hà Nam

Nhìn chung diện tích ở KCN còn nhỏ so với mặt bằng chung của các KCN trong cả nước nhưng tất cả các phần diện tích đất trên đều đã được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ và tương đối hiện đại so với các KCN trong cả nước.

b) Đặc điểm:

- Vị trí: thuộc xã Duy Minh, xã Bạch Phượng và thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Cách thành phố Phủ lý khoảng 10 km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 50 km. KCN Đồng Văn nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Nam.

- Cơ sở hạ tầng đã cơ bản đầu tư đồng bộ, bao gồm hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, cây xanh, điện, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w