2020.
1.1. Định hướng đến năm 2020 số KCN tỉnh Hà Nam được nâng lên 16 KCN:
KCN Đồng Văn I; KCN Đồng Văn II; KCN Châu Sơn; KCN Hoà Mạc; Khu phức hợp Assendas Protrade; KCN ITAHAN; KCN Liêm Cần – Thanh Bình; KCN Liêm Phong; KCN - đô thị - dịch vụ Thanh Liêm; KCN Đồng Văn III; KCN Châu Giang; KCN - đô thị - dịch vụ Thi Sơn; KCN - dịch vụ - đô thị Thanh Nguyên; KCN - dịch vụ - đô thị Đồng Hoá; KCN - dịch vụ - đô thị Bối Cầu; KCN - dịch vụ - đô thị Bối Cầu.
1.2. Định hướng đến năm 2020 Hà Nam hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các vùng và các địa phương trong tỉnh: đó chính là không tập trung quá nhiều các KCN tại một địa phương mà nên san đều 2 - 3 KCN trong một địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.3. Định hướng đến năm 2020 các KCN tỉnh Hà Nam đ ẩy mạnh thu hút đầu tư: để lấp đầy KCN đã thành lập và đang hoạt động, đưa tổng số vốn đầu tư các dự án vào các KCN trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 70.000 tỷ đồng Việt Nam (khoảng 4,4 tỷ USD) và thu hút những dự án với vốn đầu tư lớn vào các KCN để tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội lâu dài.
1.4. Định hướng đến năm 2020 Hà Nam phát triể dồng bộ hạ tầng KCN:
Phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển hạ tầng KCN tỉnh Hà Nam, đồng thời dự tính sẽ hình thành một hệ thống dịch vụ (nhà ở cho người lao động, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn, bưu điện…) Với quan điểm ưu tiên tăng trưởng nhanh, có tính hiệu quả và bảo vệ môi trường. Kết hợp giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đảm bảo nền kinh tế có tốc độ phát triển ổn định trong một thời gian dài. Phấn đấu Hà Nam được xếp vào tỉnh khá của đồng bằng sông Hồng và cả nước.
2. Định hướng phát triển những KCN chủ yếu của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020. đoạn 2010 - 2020.
1.1. Tập trung lấp đầy các KCN hiện có.
Do thực trạng tỷ lệ lấp đầy các KCN đã thành lập là chưa đạt 100% nên định hướng đến năm 2020 các KCN đã thành lập sẽ thu hút lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê.
+ KCN Đồng Văn II (176,59 ha); + KCN Châu Sơn (119,2 ha); + KCN Hoà Mạc (140 ha);
+ Khu phức hợp Assendas Protrade (300ha); + KCN ITAHAN (300ha);
+ KCN Liêm Cần – Thanh Bình (200ha); + KCN Liêm Phong (200ha).
1.2. Thành lập thêm 08 KCN mới, mở rộng 02 KCN đã thành lập, với quy mô diện tích đất tăng thêm 7.700 ha (trong đó diện tích đất quy hoạch KCN là 5.020 ha), đưa tổng số KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam lên 16 khu công nghiệp (trong đó có 8 KCN đã thành lập).
Bảng 11: Danh mục các KCN mới và bổ sung Thứ
tự
Tên KCN Địa điểm (thị xã, huyện) Quy mô định hướng đến năm 2020 (ha) Tính chất Tổng cộng Trong đó quy 69
hoạch KCN 01 KCN - đô thị - dịch vụ Thanh Liêm Thanh Liêm 1.300 800 KCN - dịch vụ - đô thị 02 KCN Đồng Văn III Duy Tiên 1.650 1.100 KCN - dịch
vụ - đô thị 03 KCN Châu Giang Duy Tiên 150 150 KCN đa
ngành 04 KCN - đô thị - dịch vụ Thi Sơn Kim Bảng 480 290 KCN- dịch vụ - đô thị 05 KCN - dịch vụ - đô thị Thanh Nguyên Thanh Liêm 400 240 KCN - dịch vụ - đô thị 06 KCN - dịch vụ - đô thị Đồng Hoá Kim Bảng 1.000 800 KCN - dịch vụ - đô thị 07 KCN - dịch vụ - đô thị Đồn Xá Bình Lục 1.100 800 KCN - dịch vụ - đô thị 08 KCN - dịch vụ - đô thị Bối Cầu Bình Lục 1.300 520 KCN - dịch vụ - đô thị 09 Mở rộng KCN Châu Sơn Kim Bảng 250 250 KCN đa ngành 10 Mở rộng KCN Đồng Văn II
Duy Tiên 70 70 KCN đa ngành
Nhìn chung là các KCN dự án thành lập ở trên đều là những khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, trũng, hiện trạng chủ yếu là ruộng lúa (năng suất thấp) nên thuận lợi cho việc chuyển mục đích sử dụng đất và GPMB. Nên rất phù hợp với việc chuyển đổi sang làm các KCN.
1.3. Ưu tiên phát triển vùng các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Hiện nay vấn đề đảm bảo an ninh lương thực là rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy để phát triển các khu vực KCN tập trung tỉnh Hà Nam đã lựa chọn một số huyện, xã tại những nơi trồng lúa có năng suất không ổn định, chủ yếu 01 vụ như:
- Huyện Kim Bảng: KCN Ascendas – Protrade có 07 xã miền núi, đây là khu vực bán sơn địa, có địa hình cao và không bằng phẳng, ruộng lúa một vụ Đông Xuân năng suất thấp đạt 60% so với năng suất trung bình toàn tỉnh v.v. việc chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển KCN sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Huyện Thanh Liêm: Khu công nghiệp Thanh Liêm; Khu công nghiệp - Liêm Cần - Thanh Bình; Khu công nghiệp Thanh Nguyên và Khu công nghiệp Liêm Phong.Có 08 xã miền núi, đây là khu vực trũng và bán sơn địa, có địa hình không bằng phẳng, ruộng lúa một vụ Đông Xuân năng suất thấp đạt 60% so với năng suất trung bình (11tấn/1ha/năm), vụ Hè Thu mưa lũ vùng đồi núi hay làm ngập úng mất mùa, không thuận lợi trong canh tác, việc chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển khu công nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Địa bàn huyện Duy Tiên: Khu công nghiệp ITAHAN; Khu công nghiệp Đồng Văn III và Khu công nghiệp Châu Giang. Đây là khu vực đồng cao, có địa hình không bằng phẳng, đất ruộng lúa có một vụ Đông Xuân năng suất thấp đạt 60% so với năng suất trung bình (11tấn/1ha/năm), không thuận lợi trong việc canh tác, đồng thời theo quy hoạch vùng thủ đô sẽ hình thành cụm công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng tại trục Đồng Văn - Hòa Mạc - Châu Sơn. Do đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển khu công nghiệp là phù hợp.
- Tỉnh Hà Nam đã quy hoạch toàn bộ diện tích đất lúa ổn định năng suất cao tại huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục để sản xuất thâm canh lương thực, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của tỉnh sau năm 2020.
Ngoài ra chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam quyết tâm từng bước cải thiện môi trường thu hút đầu tư bằng cách đơn giản hoá thủ tục hành chính, coi khó khăn của doanh nghiệp chính là khó khăn của mình, đặt mình vào vị trí doanh nghiệp v.v... để từ đó có thể tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hà Nam từ vị trí 49 năm 2006 lên vị trí 46 năm 2007 và có bước nhảy vọt năm 2008 lên vị trí 26/64 tỉnh thành, đứng thứ 5/12 tỉnh ở khu vực Sông Hồng.