Hạn chế và nguyên nhân của các KCN tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 67 - 70)

III. Đánh giá về tình hình phát triển các KCN tỉnh Hà Nam

2. Hạn chế và nguyên nhân của các KCN tỉnh Hà Nam

2.1. Hạn chế của các KCN tỉnh Hà Nam

Các khu công nghiệp được đầu tư theo hình thức kinh doanh hạ tầng đang trong giai đoạn phát triển, tiến độ triển khai còn chậm nên chưa có đất có hạ tầng cho nhà đầu tư thuê.

Các KCN đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN còn thấp, việc bố trí vốn chậm nên khó khăn cho việc đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục, tiến độ thi công công trình vì vậy kém hấp dẫn với công tác thu hút vốn đầu tư và công tác quản lý hạ tầng KCN ( thu phí hạ tầng chậm…).

Do lạm phát năm 2008 tăng cao, dẫn đến thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, tiến độ triển khai các dự án đầu tư chậm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Vấn đề thúc đẩy đầu tư phát triển chậm, kinh tế nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh và yêu cầu hệ thống kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thu hút đầu tư chưa mạnh, chưa có nhà đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm có giá trị hiệu quả còn nhỏ bé.

Cán bộ công chức quản lý các KCN tuy đủ số lượng, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ (gần một nửa là mới tuyển dụng) nên còn hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn, tính độc lập tự chủ chưa cao, phương pháp thực thi nhiệm vụ chưa khoa học, thiếu mạnh dạn trong trao đổi, đề xuất.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các KCN tỉnh Hà Nam2.2.1. Nguyên nhân khách quan: 2.2.1. Nguyên nhân khách quan:

Hà Nam là tỉnh kém lợi thế về thu hút đầu tư so với các tỉnh trong khu vực, suất đầu tư cao do địa hình thấp, trũng.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ hai: Việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết 08/NQ-TU ở một số địa phương chưa sâu rộng, còn mang tính hình thức. Chưa xây dựng chiến lược quảng bá rộng rãi, lâu dài và đồng bộ. Trang Website của tỉnh còn nghèo nàn, cập nhật các thông tin về các KCN chưa được đầy đủ kịp thời.

Thứ ba: Một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cấp huyện lựa chon vị trí xây dựng chưa phù hợp, nên hạn chế thu hút đầu tư. Mặt khác ở các làng nghề thì các cơ sở sản xuất phân tán, nhỏ, lẻ thiếu mặt hàng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư: Số lượng, chất lượng lao động không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp. Còn thiếu những nhà quản lý sản xuất kinh doanh giỏi, năng động và công nhân kỹ thuật lành nghề trong công nghiệp.

Thứ năm: Công tác tham mưu, đề xuất của cơ quan chuyên môn các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác xết duyệt đầu tư vào các KCN, cụm CN còn hạn chế nên một só dự án được tiếp nhận vào KCN, cụm CN hoạt động kém hiệu quả.

Thứ sáu: Do khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên hoạt động của các KCN kém hiệu quả.

3. Đánh giá chung.

- Các KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không chỉ đối với tỉnh Hà Nam mà còn góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.

- Các KCN đã huy động được một lượng vốn đầu tư đáng kể của thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phục vụ CNH, HĐH tỉnh Hà Nam.

- Các KCN bước đầu đã đóng góp vào ngân sách địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam theo hướng CNH, HĐH, đa dạng ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng sản phẩm, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Hà Nam.

- Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện chính sách xã hội.

- Các KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo đầu tư phát triển bền vững lâu dài.

- Mô hình quản lý các KCN theo cơ chế "một cửa, tại chỗ" tại Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam trên cơ sở uỷ quyền của UBND tỉnh, các Sở, Ngành trong những năm qua đã thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí và thới gian cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng môi trường đầu tư trong các KCN ngày càng hấp dẫn hơn.

CHƯƠNG III: Định hướng và giải pháp phát triển các KCN tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w