V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT
Chất lƣợng nƣớc mặt trên lƣu vực nói chung còn tốt, chƣa có dấu hiệu ô nhiễm, có thể sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt cũng nhƣ cho các mục đích kinh tế khác. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm ô nhiễm cục bộ do ảnh hƣởng trực tiếp từ các nguồn thải của các nhà máy công nghiệp nhƣ: nhà máy đƣờng, nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy chế biến cà phê.
Theo dự án “Quy hoạch và sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nƣớc LVS Srêpok” năm 2004 của Viện quy hoạch thủy lợi, đã tiến hành lấy mẫu nƣớc đo đạc và phân tích 22 chỉ tiêu thông thƣờng tại các sông Krông Ana, Krông Knô, Krông Pach, sông Srêpok và hồ Ea Kao, hồ Krông Buk nằm trong lƣu vực. Trong thời gian lấy mẫu nƣớc vào thời điểm mùa kiệt, các sông, hồ có dòng chảy nhỏ. Kết quả phân tích cho thấy nƣớc sông Srêpok và các sông nhánh chính của Srêpok có chất lƣợng tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Nƣớc đủ tiêu chuẩn làm nguồn cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt và cho các ngành kinh tế khác. Về mùa mƣa lũ một số chỉ tiêu nhƣ cặn lơ lửng, NO2-, NO3-, NH4+, đều vựợt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nƣớc mặt, vì vậy để có đủ nƣớc phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, cần phải có biện pháp khắc phục.
Chƣơng trình giám sát chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Srêpok trƣớc khi chảy sang Campuchia đƣợc thực hiện bởi Viện Quy hoạch Thủy lợi từ năm 2004 đến nay là chuỗi số liệu đầy đủ nhất về chất lƣợng nƣớc. Đặc biệt với mạng lƣới và chế độ quan trắc từ năm 2006 đến nay đƣợc mở rộng phản ánh hiện trạng cũng nhƣ diễn biến chất lƣợng nƣớc theo cả không gian và thời gian. Các vị trí quan trắc trên sông chủ yếu nằm ở trung và hạ du sông, khống chế các khu vực có nguy cơ tác động xấu đến chất lƣợng nƣớc. Kết quả quan trắc trên sông có chất lƣợng nƣớc nƣớc nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn nƣớc mặt. Hàm lƣợng một số chi tiêu chỉ thị ô
nhiễm hữu cơ nhƣ amoni, nitrat, COD, BOD năm sau có sự tăng lên so với những năm trƣớc. Đặc biệt tại Cầu 14 trên sông Srêpok và Bản Đôn. Hàm lƣợng các chỉ tiêu ô nhiễm tại 2 vị trí này cũng cao hơn các vị trí phía hạ lƣu. Hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm có sự gia tăng trong các tháng mùa khô chứng tỏ có ảnh hƣởng bởi các hoạt động xả thải.
Diễn biến chất lƣợng nƣớc theo dọc sông cơ bản vẫn theo qui luật giảm dần từ các điểm phía thƣợng lƣu đến hạ lƣu. Nguyên nhân đƣợc xác định do nguồn thải chủ yếu nằm ở thƣợng lƣu và khả năng tự làm sạch của sông vẫn nằm trong ngƣỡng giới hạn. Xu thế diễn biến theo thời gian trên sông đó là hàm lƣợng các chỉ tiêu ô nhiễm cao hơn vào các tháng mùa mƣa. Tuy nhiên các hàm lƣợng các chỉ tiêu ô nhiễm vào mùa khô cũng tƣơng đối cao. Biên độ thay đổi giữa hai mùa không lớn. Hàm lƣợng các chất ô nhiễm hữu cơ đạt giá trị cao nhất thƣờng vào đầu mùa mƣa chủ yếu do rửa trôi bề mặt. Vào các tháng mùa khô hàm lƣợng các chất ô nhiễm có sự tăng lên so với mùa mƣa do đó thể kết luận ảnh hƣởng của các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp, dân sinh hai bên bờ là chủ yếu.