V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.3 Khung trình tự xác định điểm kiểm soát dòng chảy tối thiểu trên sông
Để lựa chọn đƣợc ĐKS đáp ứng yêu cầu đặt ra khi xem xét việc giám sát DCTT trên sông cần thiết phải có những bƣớc thực hiện cụ thể, chi tiết thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình phân tích, học viên đề xuất khung trình tự xác định ĐKS dòng chảy tối thiểu trên sông nhƣ sau:
Hình 2: Khung trình tự xác định ĐKS dòng chảy tối thiểu trên sông
Theo đó:
Bước 1. Khảo sát thực địa dòng sông hoặc đoạn sông nghiên cứu: tổ chức
khảo sát thực địa dọc theo dòng sông hoặc đoạn sông nghiên cứu và tập trung vào các vấn đề chính, bao gồm:
- Điều tra mạng quan trắc, giám sát dòng chảy; trạm thủy văn;
- Điều tra hệ sinh thái thủy sinh; khu vực bảo tồn; vùng đất ngập nƣớc quan trọng; các khu vực đoạn sông có cảnh quan điển hình, khu vực đoạn sông đóng vai trò quan trọng cho sinh kế của cộng đồng hai bên sông;
Đề xuất các ĐKS dòng chảy tối thiểu
Lấy ý kiến đồng thuận
Lựa chọn ĐKS dòng chảy tối thiểu
Căn cứ vào các tiêu chí
Đồng ý Không đồng ý
Khảo sát thực địa
- Điều tra hiện trạng và nhu cầu sử dụng nƣớc của các công trình khai thác, sử dụng nƣớc điển hình trên đoạn sông hoặc dòng sông nghiên cứu.
Bước 2. Xác định các vấn đề quan trọng: trên kết quả điều tra khảo sát, phân tích xác định các vấn đề chính, các khu vực/vị trí quan trọng theo từng lĩnh vực liên quan.
Bước 3. Phân tích theo các tiêu chí, đề xuất ĐKS dòng chảy tối thiểu: dựa
vào các tiêu chí xác định ĐKS, sơ bộ đề xuất số lƣợng, vị trí các ĐKS dòng chảy tối thiểu cần phải giám sát trên dòng sông hoặc đoạn sông nghiên cứu.
Bước 4. Lấy ý kiến đồng thuận: tổ chức lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa
học, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cƣ có liên quan để có sự đông thuận và thống nhất chung trong việc lựa chọn ĐKS dòng chảy tối thiểu cần phải giám sát trên dòng sông hoặc đoạn sông nghiên cứu.
Bước 5. Lựa chọn ĐKS dòng chảy tối thiểu: Đề xuất cuối cùng về số lƣợng,
vị trí ĐKS.