Các căn cứ cho việc đề xuất chế độ dòng chảy tối thiểu trên sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk (Trang 58 - 60)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.4.4 Các căn cứ cho việc đề xuất chế độ dòng chảy tối thiểu trên sông

Bằng các phƣơng pháp tính toán khác nhau chúng ta xác định ra chế độ dòng chảy tối thiểu để đáp ứng cho các mục tiêu về: duy trì dòng chảy trong sông, đảm bảo sự sống cho hệ sinh thái thủy sinh và đảm bảo cho các hoạt động khai thác sử dụng nƣớc dƣới hạ du. Tuy nhiên, trong thực tế thƣờng nảy sinh mâu thuẫn giữa

nhu cầu nƣớc cho các mục đích khác nhau và ngay cả trong khai thác, sử dụng nƣớc cho cũng có mâu thuẫn giữa các ngành dùng nƣớc, giữa các công trình thƣợng lƣu và hạ lƣu. Do đó việc đề xuất một chế độ dòng chảy tối thiểu phù hợp, hài hòa giữa các lợi ích kinh tế - xã hội - môi trƣờng và đạt đƣợc sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan là rất khó khăn.

Thứ nhất: để đạt đƣợc điều này, trƣớc tiên cần có một luận chứng khoa học

rõ ràng cho các tính toán từ việc lựa chọn điểm kiểm soát cho đến việc sử dụng các phƣơng pháp và công cụ tính toán. Một điểm kiểm soát đƣợc lựa chọn dựa trên các tiêu chí rõ ràng, phù hợp với thực tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu về quản lý, giám sát sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Các số liệu sử dụng trong tính toán phải có độ tin cậy, phƣơng pháp tính toán có cơ sở khoa học rõ ràng.

Thứ hai: cần làm rõ các yếu tố “đƣợc, mất” về giá trị kinh tế, môi trƣờng, xã

hội. Các giá trị về môi trƣờng, xã hội tuy rất khó định lƣợng một cách cụ thể nhƣng các giá trị kinh tế thì hoàn toàn có thể định lƣợng đƣợc. Ví dụ, việc yêu cầu phải xả để đảm bảo duy trì một chế độ dòng chảy tối thiểu quá cao dƣới hạ du các công trình thủy điện đồng nghĩa với việc làm giảm sản lƣợng điện năng của nhà máy thủy điện. Khi đó, cần phải có những tính toán thiệt hại về mặt kinh kế cho các phƣơng án yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu dƣới hạ du khác nhau để có cơ sở so sánh, đánh giá cân bằng giữa những thiệt hại về kinh tế với những giá trị lợi ích mang lại từ môi trƣờng, xã hội.

Cuối cùng là sự thỏa hiệp đạt đƣợc sự thuận của các bên liên quan, gồm: sự

đồng thuận của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đồng thuận của các ngành sử dụng nƣớc và đồng thuận của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Các ý kiến của chuyên gia thƣờng cho ta những phƣơng pháp và kết quả tin cậy trong tính toán. Các ý kiến của các ngành sử dụng nƣớc, hay cụ thể là chủ thể quản lý vận hành các công trình khai thác, sử dụng nƣớc trên sông phía dƣới hạ du điểm kiểm soát sẽ cho ta sự cân đối trong nhu cầu sử dụng nƣớc, hài hòa giữa những lợi ích và thiệt hại về mặt kinh tế. Các ý kiến của cơ quan quản lý sẽ cho ta những căn cứ pháp lý, thể chế chính sách phù hợp. Từ những ý kiến đồng thuận trên sẽ là những căn cứ cuối cùng

đề đƣa ra quyết định cho đề xuất chế độ dòng chảy tối thiểu cần phải duy trì ở điểm kiểm soát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)