Cơ sở khoa học đề xuất các tiêu chí lựa chọn điểm kiểm soát dòng chảy tố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk (Trang 42 - 44)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2Cơ sở khoa học đề xuất các tiêu chí lựa chọn điểm kiểm soát dòng chảy tố

tối thiểu

Trên một dòng sông, xác định dòng chảy tối thiểu không nhất thiết phải xem xét trên toàn bộ con sông mà có thể lựa chọn các vị trí then chốt, ở đó là nơi cung cấp nƣớc chủ yếu cho các nhu cầu nƣớc về môi trƣờng và các nhu cầu nƣớc của các ngành kinh tế. Tuy nhiên cũng phải phụ thuộc vào đặc điểm và tiềm năng dòng chảy, nếu dòng chảy không thể đáp ứng đƣợc một trong các nhu cầu trên thì phải xem xét, tính toán lại các nhu cầu của từng thành phần dòng chảy để phù hợp với thực tế hoặc phải tiến hành điều chỉnh các nhƣ cầu khai thác. Nhƣ vậy, việc chọn ĐKS có ý rất quan trọng, nó là điểm để đánh giá chế độ dòng chảy, đánh giá các nhu cầu khai thác và đánh giá việc vận hành các công trình điều tiết phía thƣợng lƣu, ĐKS cũng phải xem xét tổng hợp từng yêu cầu và đánh giá rất kỹ lƣỡng theo các thành phần riêng biệt để có thể chọn đƣợc vị trí thích hợp nhất, đảm bảo đáp ứng đƣợc mức tối đa các tiêu chí đặt ra.

Với quan điểm nhƣ trên, thì việc xác định ĐKS cần dựa trên những tiêu chí mang tính khoa học và thực tiễn xã hội.

- Tính khoa học của ĐKS thể hiện rõ đây là vị trí mang tính đại diện cho dòng sông/đoạn sông cần phải giám sát chế độ dòng chảy sao cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu của một chế độ dòng chảy tối thiểu.

- Tính thực tiễn xã hội của ĐKS thể hiện ở sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan, khả quan trong việc kiểm tra, giám sát ngoài thực địa.

Xét trên quan điểm về các thành phần của dòng chảy tối thiểu, bao gồm: - (1) thành phần dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông/đoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thƣờng của hệ sinh thái thủy sinh và - (2) thành phần dòng chảy bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc của các đối tƣợng sử dụng nƣớc.

Khi đó, ĐKS cần phải có những tiêu chí đáp ứng đƣợc từng thành phần dòng chảy nêu trên.

Với thành phần (1): ĐKS cần phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau:

- Đại diện cho tính liên tục của dòng chảy trên dòng sông hoặc đoạn sông, tức là: nếu tại đó dòng chảy đƣợc đảm bảo thì trên cả dòng sông hoặc đoạn sông mà nó đại diện sẽ đƣợc đảm bảo.

- Đảm bảo các tiêu chí về hệ sinh thái thủy sinh: tại vị trí đó phải đại diện cho môi trƣờng sống của các loài cá và sinh vật thủy sinh trên đoạn sông đi qua nó; gần với bãi đẻ của cá và các loài thủy sinh trong mùa sinh sản; thƣợng lƣu các khu bảo tồn, các khu đất ngập nƣớc quan trọng; thƣợng lƣu của các đoạn sông có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu sinh kế.

- Đảm bảo tính khả thi trong thực tế: thuận tiện cho việc quản lý, giám sát.

Với thành phần (2): ĐKS cần phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau:

- Đại diện cho việc khai thác và sử dụng nƣớc dƣới hạ du: tức là, tại vị trí đó nếu chế độ dòng chảy không đƣợc đáp ứng theo yêu cầu đặt ra thì việc khai thác, sử dụng nƣớc phục vụ cho các nhu cầu sử dụng nƣớc của các ngành phía hạ du sẽ không đƣợc đáp ứng.

- Chịu tác động trực tiếp của các công trình trên thƣợng lƣu: tức là, vị trí ĐKS phụ thuộc chặt chẽ vào việc khai thác, sử dụng nƣớc hay chế độ vận hành điều tiết nƣớc của công trình phía thƣợng lƣu.

- Đảm bảo tính khả thi trong thực tế: thuận tiện cho việc quản lý, giám sát. Nhƣ vậy, dựa trên các tiêu chí trên và xem xét đến từng điều kiện cụ thể của dòng sông hoặc đoạn sông cần phải giám sát chế độ DCTT để xem xét, lựa chọn ĐKS. Thực tế hiện nay, trên các dòng sông thƣờng có hệ thống trạm thủy văn đo đạc dòng chảy rất thuận tiện khi sử dụng số liệu dòng chảy sẵn có trong lịch sử cũng nhƣ trong việc kiểm tra, giám sát phục vụ tốt trong công tác quản lý sau này. Mặt khác, vị trí đặt trạm đã đƣợc xem xét dựa trên các yêu cầu kỹ thuật nghiêm

nghặt nên hoàn toàn đại diện đƣợc cho chế độ dòng chảy trên sông do trạm đó khống chế. Khi đó, việc lựa chọn các trạm thủy văn sẵn có thƣờng là một lựa chọn ƣu tiên mang tính thực tế và hiệu quả về kinh tế.

Một vấn đề nữa khi chọn ĐKS cần phải có tính xã hội cao, tức là vị trí ĐKS cũng phải có tính ‟ đồng thuận” thì mới đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của đời sống. Bởi vì, ĐKS dòng chảy tối thiểu trên sông ngoài việc giám sát sự duy trì dòng chảy đáp ứng các yêu cầu về môi trƣờng, hệ sinh thái thủy sinh còn phải giám sát việc khai thác, sử dụng nƣớc; điều tiết vận hành của các công trình phía thƣợng và hạ lƣu ĐKS nên sẽ tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Tổng hợp lại, ĐKS dòng chảy tối thiểu trên sông cần đáp ứng các tiêu chí sau:

1) Đại diện cho tính liên tục của dòng chảy trên dòng sông hoặc đoạn sông; 2) Điểm kiểm soát phải đại diện cho môi trƣờng sống của các loài thủy sinh, các khu bảo tồn, các vùng đất ngập nƣớc quan trọng và tại vị trí đại diện cho dòng sông hoặc đoạn sông có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu sinh kế của ngƣời dân hai bên;

3) Đại diện cho việc khai thác và sử dụng nƣớc dƣới hạ du; đại diện cho việc khai thác, sử dụng nƣớc của các hộ sử dụng nƣớc lớn, quan trọng;

4) Hạ lƣu các công trình điều tiết nƣớc, các công trình chuyển nƣớc, các công trình có nhiệm vụ đảm bảo duy trì dòng chảy hạ du do có tác động trực tiếp đến ĐKS; 5) Có ý nghĩa thực tiễn cho công tác quản lý tài nguyên nƣớc và giám sát việc khai thác, sử dụng nƣớc trên sông; Ƣu tiên lựa chọn các trạm thủy văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk (Trang 42 - 44)