Xác định thành phần dòng chảy đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk (Trang 104 - 106)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.8.2.Xác định thành phần dòng chảy đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh

sinh thái thủy sinh

3.8.2.1 Xác định theo phương pháp Tennat

Dựa vào số liệu dòng chảy tại các ĐKS từ năm 1977 – 2008 xác định lƣu lƣợng dòng chảy đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng dòng sông theo chỉ số % dòng chảy trung bình nhiều năm. Theo phƣơng pháp Tennant thì với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và hệ sinh thái sông ở hạ du các ĐKS ở mức tối thiểu lấy bằng 10% lƣu lƣợng trung bình nhiều năm Qo.

Kết quả tính toán theo Tennant tại các ĐKS cho trong Bảng 21.

Bảng 21: Lƣu lƣợng đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh thái thủy sinh tại các ĐKS (theo PP Tennant)

Lƣu lƣợng ĐKS 1 ĐKS 2 ĐKS 3 ĐKS 4 ĐKS 5 Thời gian

Qo (m3/s) 106 235 240 255 269 1979-2008

3.8.2.2 Xác định theo phương pháp sử dụng chỉ số tần suất (P%) của dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất

Thống kê lƣu lƣợng trung bình tháng nhỏ nhất trong từng năm quan trắc tại các ĐKS. Vẽ đƣờng tần suất lý luận dạng Piếcsơn III xác định lƣu lƣợng trung bình tháng nhỏ nhất ứng với tần suất 90% và đây là DCTT đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh thái thủy sinh theo phƣơng pháp sử dụng chỉ số tần suất P%. Kết quả cho trong Bảng 22.

Bảng 22: Lƣu lƣợng đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh thái thủy sinh tại các ĐKS (theo PP sử dụng chỉ số tần suất P% dòng chảy tb tháng min)

Điểm kiểm soát Qtb tháng min

(m3/s) Qtb tháng min (m3/s) Cv Cs Qtb tháng min, P = 90% (m3/s) ĐKS 1 (Tv Đức Xuyên) 29,7 13,9 (III/2005) 0,45 1,58 16,3 ĐKS 2 (Tv Cầu 14) 54,9 18,3 (III/2005) 0,38 0,95 31,2 ĐKS 3 (Đập Đrây Hlinh) 56,2 32,0 ĐKS 4 (Đập Srêpôk 3) 59,6 33,5 ĐKS 5 (Tv Bản Đôn) 65,3 27,1 (III/2005) 0,38 0,67 35,2

(Đường tần suất lý luận dòng chảy tb tháng min xem trong phần Phụ lục)

3.8.2.3 Phân tích đề xuất lưu lượng tối thiểu đảm bảo duy trì môi trường và hệ sinh thái thủy sinh

Qua kết quả tính toán theo 2 phƣơng pháp đề xuất cho thấy phƣơng pháp lấy theo lƣu lƣợng trung bình tháng nhỏ nhất ứng với tần suất 90% cho giá trị lớn hơn phƣơng pháp Tennat. Tuy nhiên, lƣu vực sông Srêpôk có mối liên hệ quốc tế với phần lớn vùng hạ du thuộc Campuchia. Đây đƣợc coi là vùng sâu, vùng xa và có tính nhạy cảm cao về môi trƣờng đối với cả phía Việt Nam và Campuchia, đặc biệt trong tình hình hiện nay đang gia tăng mức độ khai thác, sử dụng nguồn nƣớc sông Srêpôk

cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con ngƣời. Bên cạnh đó, dƣới sự quản lý, giám sát của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, trong đó Việt Nam là một nƣớc thành viên luôn luôn có những quy định ràng buộc, thỏa thuận giữa các nƣớc trong Ủy hội đảm bảo lợi ích của các bên trong việc khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trên lƣu vực. Một trong số các thỏa thuận đƣợc các nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam ký năm 1995 đảm bảo thực hiện yêu cầu đặc biệt về dòng chảy nhỏ nhất trong sông duy trì cho bảo vệ hệ thống sinh thái hạ lƣu, yêu cầu các nƣớc sẽ hợp tác trong việc duy trì dòng chảy: không được ít hơn dòng chảy tự nhiên trung bình tháng nhỏ nhất đã xảy ra trong mỗi tháng mùa khô.

Từ đó, luận văn đề xuất lƣu lƣợng tối thiểu đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh thái thủy sinh dƣới hạ du sông Srêpôk tại các ĐKS lấy bằng lƣu lƣợng trung bình tháng nhỏ nhất ứng với tần suất 90%.

Bảng 23: Đề xuất DCTT đảm bảo cho duy trì môi trƣờng và hệ sinh thái thủy sinh tại các ĐKS

Điểm kiểm soát ĐKS 1 ĐKS 2 ĐKS 3 ĐKS 4 ĐKS 5

QMT,ST (m3/s) 16,3 31,2 32,0 33,5 35,2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk (Trang 104 - 106)