Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn JOC việt nam (Trang 49 - 53)

Mặc dù Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trên con đường phát triển, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Đây là điều kiện tiên quyết để Công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Có thể thấy rằng qua 03 năm phân tích, lợi nhuận của Công ty suy giảm và không ổn định. Trong khi đó, mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, tài sản, lao

động... lại gia tăng dẫn đến việc các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất hầu như thay đổi theo chiều hướng kém khả quan. Điều này phản ánh những bất cập trong việc quản lý điều tiết hài hoà giữa yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này như sau:

Về nhân sự: Bộ máy quản lý cồng kềnh dẫn tới chi phí quản lý cao và chưa phát huy được tối đa hiệu quả quản lý. Mặc dù Công ty đã chú trọng công tác đào tạo nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong lao động của cán bộ công nhân viên nhưng do trình độ năng lực của một phần lớn cán bộ công nhân viên còn hạn chế nên chất lượng công việc không cao. Mặt khác việc bố trí lao động chưa hợp lý và số lượng lao động quá lớn so với nhu cầu, lao động dư dôi nhiều gây lãng phí nguồn nhân lực và gia tăng chi phí, điều này thể hiện ở các chỉ số tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần liên tục gia tăng qua các năm.

Về cơ sở vật chất: Do hạn chế về vốn Công ty chưa đầu tư được những trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu của công việc. Ví dụ như trong việc khai thác, vận chuyển, bốc xúc đất đá, Công ty chưa đầu tư được nhiều phương tiện, chủ yếu phải thuê ngoài gây nên tình trạng thụ động, chi phí cao, khó tạo được sự tín nhiệm với khách hàng. Mặt khác công tác quản lý tài sản còn lỏng lẻo dẫn tới hiện tượng trang thiết bị không được sửa chữa bảo dưỡng kịp thời, chóng hư hỏng gây lãng phí lớn.

Về thị trường: Với lợi thế thị trường, các hàng hoá của Công ty chủ yếu được tiêu thụ trong các doanh nghiệp cùng ngành. Tận dụng lợi thế này đã đưa doanh thu của Công ty tăng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, Công ty chưa chú ý khai thác thị trường ngoài ngành để mở rộng thị phần, thị trường của Công ty tập trung trong nội bộ ngành nên khi có khó khăn đã kéo theo doanh thu của Công ty giảm nhanh chóng.

Về cơ cấu vốn: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp, tính tự chủ về tài chính của Công ty chưa cao, cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay và vốn chậm trả người bán do đó chi phí vốn cao. Nguồn vốn

dùng để đầu tư ra ngoài dưới hình thức góp vốn, liên danh, liên kết tương đối lớn và mang lại hiệu quả hạn chế. Ngược lại, Công ty cũng bị chiếm dụng vốn lớn từ khách hàng do thu hồi công nợ chưa sát sao thể hiện ở các chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ, vòng quay vốn ... ở mức thấp.

Về công tác tổ chức, phân cấp trong hoạt động kinh doanh: Với mô hình Công ty mẹ và các công ty con, đơn vị trực thuộc, Công ty đã phân cấp quản lý và phân chia chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên. Tuy nhiên việc phân chia này vẫn chưa triệt để dẫn đến việc phải đầu tư nhiều trang thiết bị, nhiều trang thiết bị không tận dụng được hết công suất gây lãng phí. Việc phân chi không triệt để đó dẫn tới gia tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh.

Các năm 2012, 2013 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, sức sinh lời của tổng tài sản, ... đều ở mức thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Về quản trị tài chính: Công ty chưa chủ động trong việc quản trị rủi ro hoạt động tài chính đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của tỷ giá hối đoái dẫn tới chi phí tài chính lớn, con số lỗ từ hoạt động tài chính luôn ở mức cao.

Một số khoản chi phí còn rất lãng phí như các chi phí văn phòng, chi phí công tác, chi phí bến bãi trông coi bảo quản các trang thiết bị không còn sử dụng được, chi phí quảng cáo trên các báo không đem lại hiệu quả....

Công ty chưa có được chiến lược kinh doanh lâu dài và cụ thể. Trước tiên do công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty không được tiến hành một cách có hệ thống, các kết quả phân tích thường không đáp ứng được yêu cầu về quản lý để làm căn cứ đưa ra các quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, Công ty chưa chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để có tầm nhìn chiến lược lâu dài và rõ nét.

Qua việc đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại, Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được và tranh thủ những lợi thế của

mình để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cần khắc phục những mặt còn hạn chế như nâng cao công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tổ chức phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh định kỳ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Kết luận

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn JOC Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể, không thể phủ nhận sự tăng trưởng không ngừng về mọi mặt của Công ty. Đạt được những thành quả này là do những cố gắng của bản thân Công ty và cũng như của các bạn hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng còn nhiều yếu kém thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh có thay đổi theo chiều hướng tốt tuy nhiên với tốc độ chậm và không ổn định. Trong thời gian tới Công ty cần chú trọng khắc phục những mặt hạn chế này để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn JOC việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)