Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thông tin lữ hành mêkong (Trang 62)

4.1.4.1 Chứng từ và sổ sách

Chứng từ mà công ty sử dụng gồm: tờ khai quyết toán thuế, giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu hạch toán...

Sổ sách kế toán sử dụng: sổ Nhật ký - Sổ cái (mẫu số S01-DNN)

4.1.4.2 Luân chuyển chứng từ

Cuối năm, kế toán chi tiết dựa vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái tiến hành lập phiếu hạch toán thành 2 liên, chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và cho giám đốc ký duyệt. Liên 1 kế toán trưởng lưu, liên 2 chuyển cho kế toán chi tiết xác định số thuế phải nộp.

Sổ theo dõi TS và CC

1

KẾ TOÁN CHI TIẾT KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kiểm tra, ghi sổ theo dõi TS và CC Kiểm tra, đối chiếu N BBTL tài sản BĐ Kết thúc BBTL tài sản BBTL tài sản BBTL tài sản N Sổ theo dõi TS và CC Sổ theo dõi TS và CC Sổ theo dõi TS và CC 1

51

KẾ TOÁN CHI TIẾT KTT GIÁM ĐỐC

Hình 4.8 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của hoạt động ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp

4.1.4.3 Các nghiệp vụ phát sinh

Ngày 31 tháng 12 năm 2013 kế toán hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp với số tiền là 15.043.136 đồng.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3883 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 23), tờ khai quyết toán thuế.

1 BĐ 1 Phiếu hạch toán 2 Kiểm tra 1 Phiếu hạch toán đã KT 2 1 Phiếu hạch toán đã KT 2 Sổ NK- SC Ký duyệt 1 Phiếu hạch toán đã duyệt 2 Phiếu HT đã duyệt 1 D Sổ NK-SC Lập phiếu hạch toán 1 Phiếu hạch toán 2 Phiếu HT đã duyệt 2 Tính số thuế TNDN phải nộp và ghi sổ Phiếu HT đã duyệt 2 Sổ NK - SC D Sổ NK- SC Sổ NK- SC KT 1

52

Ngày 31/12/2013, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3884 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 24).

4.1.4.4 Thực hiện kế toán chi tiết: Công ty không mở sổ chi tiết cho tài

khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.1.4.5 Thực hiện kế toán tổng hợp: Căn cứ vào chứng từ kế toán, kế toán ghi vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái trong đó bao gồm các Sổ Cái như sau TK 821, TK 333 (xem phụ lục 30).

Nhận xét

Sổ Nhật ký - Sổ Cái được phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng tại công ty không mở sổ chi tiết tài khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

4.1.5.1 Chứng từ và sổ sách

Chứng từ mà công ty sử dụng gồm : phiếu hạch toán

Sổ sách kế toán sử dụng: Nhật ký - Sổ cái (mẫu số S01-DNN)

4.1.5.2 Luân chuyển chứng từ

Căn cứ vào phiếu hạch toán, kế toán chi tiết ghi nhận chi phí, doanh thu và tổng hợp vào sổ Nhật ký – Sổ Cái.

53

KẾ TOÁN CHI TIẾT KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC

Hình 4.9 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của hoạt động ghi nhận xác định kết quả kinh doanh

BĐ 1 Phiếu hạch toán 2 Kiểm tra 1 Phiếu hạch toán đã KT 2 1 Phiếu hạch toán đã KT 2 Sổ NK- SC Ký duyệt 1 Phiếu hạch toán đã duyệt 2 Phiếu HT đã duyệt 1 D Sổ NK -SC Lập phiếu hạch toán 1 Phiếu hạch toán 2 Phiếu HT đã duyệt 2 Tính lãi lỗ và ghi sổ Phiếu HT đã duyệt 2 Sổ NK-SC D Sổ NK- SC Sổ NK - SC Sổ NK-SC KT 1 1

54

4.1.5.3 Các nghiệp vụ phát sinh

Ngày 31/12/2013, thực hiện kết chuyển các khoản doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

Ngày 31/12/2013, kết chuyển toàn bộ “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3878 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 5). Ngày 31/12/2013, kết chuyển toàn bộ “giá vốn hàng bán” sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3879 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 9). Ngày 31/12/2013, kết chuyển toàn bộ “chi phí quản lý kinh doanh” sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3880 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 16). Ngày 31/12/2013, kết chuyển toàn bộ “chi phí tài chính” sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3881 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 20). Ngày 31/12/2013, kết chuyển toàn bộ “thu nhập khác” sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3882 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 22). Ngày 31/12/2013, kết chuyển “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3884 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 24). Ngày 31/12/2013 kế toán hạch toán lãi sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chứng từ: Phiếu hạch toán số 3885 ngày 31/12/2013 (xem phụ lục 25).

55

Hình 4.10 Sơ đồ chữ T tài khoản 911

4.1.5.4 Thực hiện kế toán chi tiết: công ty không mở sổ chi tiết cho tài

khoản xác định kết quả kinh doanh.

4.1.5.5 Thực hiện kế toán tổng hợp: căn cứ vào chứng từ kế toán, kế toán ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái trong đó bao gồm các Sổ Cái như sau TK 911, TK 511, TK 711, TK 632, TK 642, TK 635, TK 821, 421 (xem phụ lục 30).

Nhận xét

Phiếu hạch toán được công ty thiết kế theo quy định, mọi thông tin trên phiếu hạch toán đều đầy đủ, hợp lý và hợp lệ.

Sổ Nhật ký - Sổ Cái được phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 10.751.837.674 TK 911 TK 511 TK 711 TK 632 11.083.409.186 11.083.409.186 213.946 213.946 10.751.837.674 TK 642 191.108.703 191.108.703 TK 635 80.504.214 80.504.214 11.023.450.591 11.083.623.132 60.172.542 15.043.136 TK 821 15.043.136 TK 421 45.129.407 45.129.407

56

BẢNG 4.3 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2013 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2013 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.083.409.186 2. Các khoản giảm trừ DT - 3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2) 11.083.409.186 4. Giá vốn hàng bán 10.751.837.674 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4) 331.571.512 6. DT hoạt động tài chính - 7. Chi phí tài chính 80.504.214

- Trong đó: Chi phí lãi vay 80.504.214 8. Chi phí quản lý kinh doanh 191.108.703 9. LN thuần từ hoạt động kinh doanh (9=5+6-7-8) 59.958.595

10. Thu nhập khác 213.946

11. Chi phí khác -

12. LN khác (12=10-11) 213.946

13. Tổng LN kế toán trước thuế (13=9+12) 60.172.542 14. Chi phí thuế thu nhập DN 15.043.136 15. LN sau thuế thu nhập DN (15=13-14) 45.129.407

4.2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHI TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG TIN LỮ HÀNH MÊKONG

4.2.1 Tỷ suất về khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là đo lường khả năng 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận (khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư).

Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2011 là 1,88%, tỷ suất sinh lợi tăng năm 2012 là 6,62%. Nguyên nhân là lợi nhuận ròng trong năm 2012 gia tăng cao đạt 57.922.858 đồng tương đương là 529,31%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 458.188.086 đồng tương đương là

57

78,76%. Lợi nhuận tăng do hoạt động kinh doanh đầu tư tài chính và các lợi nhuận từ những hoạt động thanh lý, thu bán tài sản, thu hồi được những khoản nợ đã khóa sổ.

Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư năm 2013 giảm chỉ còn 2,81%. Mức biến động của tài sản trong năm 2013 lại cao hơn năm 2012, tổng tài sản tăng 54,38% tương đương là 565.521.560 đồng. Tuy tỷ số ROA của năm 2013 mặc dù có xu hướng giảm nhưng lại cao hơn so với năm 2011. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của tài sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng. Nhìn chung công ty hoạt động có hiệu quả.

Bảng 4.4 Tỷ suất sinh lời của công ty qua 3 năm (2011, 2012, 2013)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm vì khả năng sinh lợi của nó trên vốn nhà đầu tư bỏ ra kinh doanh. Tỷ suất sinh lợi này tăng năm 2012 và giảm ở năm 2013 thể hiện đồng vốn đầu tư kém hiệu quả, năm 2011cứ 100 đồng vốn đầu tư chi ra thu được 7,88 đồng lợi nhuận, năm 2012 khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư tăng cao đạt 36,93 đồng lợi nhuận nếu đầu tư 100 đồng vốn.

Đến năm 2013, do tình hình kinh tế suy thoái nói chung và vấn đề vật giá leo thang, cùng sự cạnh tranh trong ngành của các doanh nghiệp làm chi phí tăng lên so với các năm trước, làm giảm lợi nhuận dẫn đến việc giảm tỷ số ROE. Cứ mỗi 100 đồng vốn đầu tư chi ra thu được 18 đồng lợi nhuận.

Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá tốt, doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào để tăng khả năng thu hút vốn trong tương lai.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Lợi nhuận ròng Đồng 10.943.090 68.865.948 45.129.407

2 Tổng tài sản bình quân Đồng 581.736.794 1.039.924.880 1.605.446.439

3 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 138.861.594 186.472.167 250.741.422

4 Doanh thu thuần Đồng 4.324.508.674 7.562.413.347 11.083.409.186

5 Giá vốn hàng bán Đồng 4.151.107.123 7.153.806.322 10.751.837.674 6 Lãi gộp Đồng 173.401.551 408.607.025 331.571.512 7 ROA (1/2) % 1,88 6,62 2,81 8 ROE (1/3) % 7,88 36,93 18,00 9 ROS (1/4) % 0,25 0,91 0,41 10 Tỷ lệ lãi gộp (6/4) % 4,01 5,40 2,99

58

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Từ số liệu ở bảng 4.4 cho thấy trong năm 2011 công ty có tỷ lệ ROS đạt 0.25% tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 0,25 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 thì tỷ lệ này là 0.91% chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả, nguyên nhân là do công ty mở rộng được thị trường, từ đó làm tăng doanh thu dẫn đến lợi nhuận ròng tăng.

Nhưng đến năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty giảm rõ rệt thể hiện ở tỷ lệ ROS của công ty đạt 0,41% do doanh thu từ các hoạt động khác không tăng cao như năm 2012 làm cho lợi nhuận của công ty giảm rõ rệt.

Tỷ suất lãi gộp

Qua số liệu từ bảng 4.4, tỷ số lãi gộp của công ty biến động không đều qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ số này bằng 4,01% tức là trong 100 đồng doanh thu có 4,01 đồng trang trải cho chi phí hoạt động và có lãi, năm 2012 tỷ số này bằng 5,4% khả năng trang trải cho chi phí đã tăng lên 1,39%. Đây là biểu hiện tích cực vì giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ công ty có biện pháp tốt để giảm giá thành làm lãi gộp tăng cao hơn doanh thu. Đến năm 2013 tỷ số lãi gộp giảm trở lại, với 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 2,99 đồng lãi gộp tức là giảm hơn trước 2,41 đồng. Đây là biểu hiện không tốt vì mặc dù doanh thu tăng rất lớn nhưng giá vốn hàng bán vẫn còn tăng nhanh hơn làm giảm tốc độ tăng của lãi gộp dẫn đến tỷ số lãi gộp giảm tương ứng.

Trong những năm qua doanh thu không ngừng gia tăng, nên sự giảm sút của tỷ số lãi gộp là do biện pháp kiểm soát giá thành của công ty chưa tốt. Công ty cần giảm giá thành để nâng cao lợi nhuận hơn.

4.2.2 Các tỷ số hiệu quả hoạt động

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn nói lên mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu, trong năm 2011 doanh thu gấp 28,44 lần nguồn vốn chủ sở hữu đang có, năm 2012 tỷ lệ này tăng lên thành 34,23 lần và năm 2013 là 39,50 lần. Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn kinh doanh ngày càng có hiệu quả (bảng 4.5).

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng nhưng khoản tăng ít hơn khoản tăng của doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu gia tăng. Năm 2012 doanh thu thuần tăng 74.9%, vốn chủ sỡ hữu chỉ tăng 45.3%. Năm 2013 doanh thu thuần tăng 46.6%, vốn chủ sở hữu tăng 27.0%.

59

Bảng 4.5 Tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm (2011, 2012, 2013)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Doanh thu thuần Đồng 4.324.508.674 7.562.413.347 11.083.409.186 2 Vốn chủ sở hữu Đồng 152.039.193 220.905.141 280.577.702 3 Tổng tài sản bình quân Đồng 581.736.794 1.039.924.880 1.605.446.439 4 Hiệu suất sử dụng VCSH (1/2) 28,44 34,23 39,50 5 Hiệu suất sử dụng tài sản (1/3) 7,43 7,27 6,90

Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống từ năm 2011 đến năm 2013 (Bảng 4.4), điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản đang không đạt hiệu quả tốt. Năm 2011 cứ 1 đồng của tài sản sẽ tạo ra 7,43 đồng trong doanh thu, chỉ tiêu này giảm trong năm 2012, cụ thể 1 đồng của tài sản chỉ đạt 7,27 đồng và đến năm 2013, 1 đồng của tài sản chỉ mang về 6,9 đồng.

Nhìn chung, mặc dù có sự giảm sút trong hiệu suất sử dụng tài sản do các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng công ty vẫn giữ được mức hiệu suất cao 1 đồng của tài sản mang về 6,9 đồng doanh thu.

60

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

5.1NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán

5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán

Công ty tuân thủ theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán Ưu điểm

- Với hình thức tổ chức kế toán tập trung, bộ máy kế toán tổ chức đơn giản, bố trí sắp xếp công việc hợp lý, đảm bảo được công việc phát sinh hàng ngày. Nhiệm vụ của kế toán viên được phân công cụ thể, phụ trách phần hành đúng năng lực và trình độ, kinh nghiệm, phát huy được năng lực của mình.

- Hình thức Nhật ký - Sổ cái phù hợp với yêu cầu quản lý, giúp phòng kế toán nâng cao hiệu quả của kế toán viên, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho BGĐ và các phòng ban khi có nhu cầu.

- Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký - Sổ cái nên mẫu sổ tương đối đơn giản, dễ thiết kế, ghi chép. Mặt khác, bộ phận kế toán xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với yêu cầu mục đích của chế độ kế toán.

- Trước khi ghi sổ, nhân viên kế toán đều tiến hành kiểm tra tính chính xác, trung thực, hợp lý, đầy đủ của chứng từ liên quan.

- Tính toán và hạch toán vào các sổ, thẻ kế toán đều được tiến hành chính xác, thận trọng và kịp thời; đảm bảo giảm thiểu sai sót trong hạch toán và đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát giữa các thành viên với nhau cũng như của kế toán trưởng.

- Cuối mỗi niên độ, sổ sách in ra giấy, đóng thành quyển; ký, ghi họ tên của những người có liên quan; đóng dấu và lưu trữ tại bộ phận có liên quan.

- Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ được lập kịp thời, chính xác theo nội dung nghiệp vụ.

61

- Tuỳ vào nghiệp vụ kinh tế, các chứng từ gốc kèm theo đều đầy đủ, chính xác và hợp lý.

- Chứng từ được lập đủ số liên theo quy định. Các liên trong chứng từ đều được đánh số liên tục. Đối với chứng từ có nhiều liên thì nội dung trên các liên khi được viết tay (Hoá đơn GTGT) hoặc bằng máy vi tính (phiếu thu, phiếu chi…) đều được đảm bảo thống nhất và đảm bảo tính pháp lý của chứng từ.

- Các chứng từ đều được kiểm tra nội dung và xác minh tính pháp lý trước khi ghi sổ kế toán. Với những chứng từ không đúng thủ tục, nội dung và

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thông tin lữ hành mêkong (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)