Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thông tin lữ hành mêkong (Trang 28)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài thực hiện dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập thông qua việc xin số liệu tổng hợp từ các sổ sách, các báo cáo tài chính tại phòng kế toán của doanh nghiệp

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các báo cáo tài chính như: bảng CĐTK, KQHĐKD và phần mềm microsoft word 2007, microsoft excel 2007.

Sử dụng phương pháp tỷ số, so sánh.

Sử dụng phương pháp suy luận dựa trên thực trạng để đưa ra các giải pháp.

17

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÔNG TIN LỮ HÀNH MÊKONG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Tiền thân của công ty TNHH Thông Tin Lữ Hành Mêkong là Công ty TNHH Quảng Cáo và Cung Ứng Thông Tin Lữ Hành Mêkong (Mekong Advertising and Supplying travel Information Co. Ltd) và có tên viết tắt là Metinfo. Công ty được ra đời vào ngày 20 tháng 05 năm 2002 và trụ sở chính đặt tại số 191 Mậu Thân, phường An Phú, quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Qua nhiều năm phát triển hiệu quả cùng với việc sắp sếp lại công ty và nhu cầu giao dịch mà công ty quyết định đổi tên thành công ty TNHH Thông Tin Lữ Hành Mêkong vào tháng 11 năm 2006.

Tên giao dịch: Công Ty TNHH Thông Tin Lữ Hành Mêkong Tên viết tắt: Metinfo

Mã số thuế: 1800459676

Trụ sở: Số 95, Trần Văn Hoài, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều. TP.Cần Thơ Số điện thoại: 07103.739915

Fax: (84-0710) 3739915 E-mail: contact@metinfo.vn

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Quảng cáo và cung ứng thông tin phục vụ hoạt động lữ hành cho các vùng điển hình như ĐBSCL. Thực hiện bản đồ du lịch và guidebook. Công Ty muốn quảng bá khắp nơi màu xanh của những rặng dừa cùng mọi sản vật và dịch vụ của vùng sông nước này.

Tư vấn và quảng cáo cho các công ty khác qua các loại hình như: trưng bày, trình diễn, ấn phẩm,.…qua các video clip, quảng cáo Animation, clip dành cho live show, qua các trang web với nhiều định dạng như swf, exe, ani, mpg...Và ứng dụng hấp dẫn trong lĩnh vực này là làm album catalogue điện tử một phương tiện quảng bá trực quang, ấn tượng dễ cập nhật.

Công ty còn thiết kế duy trì website cho các doanh nghiệp, thiết kế biểu tượng logo, thiết kế dàn dựng triển lãm, tạo ảnh nghệ thuật với computer.

18

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Công ty được tổ chức hoạt động dưới mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm có:

(Nguồn: phòng kế toán)

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Thông Tin Lữ Hành Mêkong Trong đó:

Hội đồng thành viên: Điều khiển, soạn thảo điều lệ, giám sát việc thực hiện, lựa chọn các kênh phân phối cho phù hợp, xây dựng chiến lược và quy mô phát triển công ty.

Giám đốc: Là đại diện hợp pháp của công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm, có chức năng điều hành hoạt động của công ty theo qui định của hội đồng.

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kinh doanh định kỳ, tổ chức giao dịch với khách hàng, đại diện ký kết hợp đồng và cung ứng sản phẩm cho khách hàng, đề xuất kịp thời các biện pháp khắc phục khó khăn trong kinh doanh.

Phòng kế toán: Kiểm soát, theo dõi các khoản thu chi công nợ theo quy định của nhà nước. Kiểm tra sổ sách kế toán, lập báo cáo định kỳ, thực hiện quản lý tài sản, tiền lương, tiền vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức hạch toán, phân tích các hoạt động tài chính theo hướng dẫn của ngành và chấp hành qui định về hệ thống kế toán.

Phòng công nghệ thông tin: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật - công nghệ, sửa chữa máy móc trang thiết bị của công ty.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG THIẾT KẾ

19

Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm về thiết kế các logo, ấn phẩm... mà khách hàng yêu cầu.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình kế toán tập trung, theo hình thức này toàn doanh nghiệp chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý, và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.

Ưu điểm của hình thức này là cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho nhà quản lý và các cơ quan chức năng, số liệu được khách quan hơn không bị chi phối bởi các bộ phận khác.

Phòng kế toán gồm có: + Kế toán trưởng + Kế toán chi tiết + Thủ quỹ

(Nguồn: phòng kế toán)

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Trong đó

Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ giám đốc quản lý hệ thống sổ sách kế toán, quản lý tình hình tài chính cũng như tài sản của công ty, có nhiệm vụ kiểm tra và ký duyệt các vấn đề phát sinh liên quan đến công việc kế toán và đề xuất những kiến nghị về vấn đề tài chính của công ty.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN CHI TIẾT

20

Kế toán chi tiết: Là trợ lý đắc lực của kế toán trưởng trong việc kiểm tra và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày tại công ty vào sổ sách kế toán.

Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý việc thu chi tiền mặt, các chứng từ có giá trị như tiền, ghi chép vào sổ quỹ và báo cáo quỹ của công ty.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán

Niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Công ty sử dụng Đồng Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị tiền tệ dùng trong thanh toán cũng như trong việc ghi sổ kế toán.

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty : Sổ Nhật ký – Sổ Cái

* Sơ lược hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

* Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm các loại sổ chủ yếu sau:

 Nhật ký - Sổ Cái;

 Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

* Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty được trình bày ở hình 3.3

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng

hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập.…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

21

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh

trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh “Phát sinh” ở phần Nhật ký = Nợ của tất cả các tài khoản = Có của tất cả các tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

22

3.4.3 Phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán:

- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng - Đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động qua 3 năm Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động qua 3 năm

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2012/2011 2013/2012 Doanh thu 4.335.996.546 7.568.275.338 11.083.623.132 74,50% 46,40%

Chi phí 4.320.082.129 7.484.801.462 11.023.450.590 73,20% 47,20%

Lợi nhuận trước

thuế 15.914.417 83.473.876 60.172.542 424,50% -27,90% Thuế TNDN 4.971.327 14.607.928 15.043.136

Lợi nhuận sau

thuế 10.943.090 68.865.948 45.129.407 529,30% -34,45%

Qua bảng 3.1 ta thấy doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 đạt 4.335.996.546 đồng, năm 2012 đạt 7.568.275.338 đồng tăng hơn so với năm 2011 là 74,5%. Năm 2013 doanh thu đạt 11.083.623.132 đồng tăng hơn năm 2012 là 46,4%. Nguyên nhân tăng lên của doanh thu vào năm 2012 và 2013 là do công ty tìm kiếm thị trường mới, với số lượng đơn đặt hàng tăng lên nên tăng lượng cung cấp dịch vụ cho thị trường mới. Khoản chi phí chi ra trong năm 2011 là 4.325.053.456 đồng, năm 2012 chi 7.499.409.391 đồng tăng 73,4% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí tăng đến 47,2% với số tiền bỏ ra là 11.038.493.725 đồng. Sự gia tăng của chi phí tương đương với gia tăng của doanh thu. Chi phí biến động do ký nhiều hợp đồng thì chi phí đầu vào tăng mạnh tuy nhiên không chỉ có chi phí giá vốn hàng bán biến động mà chi phí khác như quản lý kinh doanh cũng biến động giống nhau, như vậy tình hình tăng giảm của chi phí tỷ lệ thuận với doanh thu do vậy để biết tình hình kiểm soát sử dụng chi phí của công ty có thực sự tốt hơn qua các năm hay không chúng ta cần đi phân tích ở phần sau.

23

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có sự biến động hơn doanh thu và chi phí. Năm 2011 lợi nhuận đạt 10.943.090 đồng, năm 2012 lợi nhuận đạt 68.865.948 đồng tăng 57.922.858 đồng, tương đương là 529,3%. Năm 2013 giảm hơn năm 2012 khoản 23.736.541 đồng, tương đương là -34,45%, với số tiền đạt được là 45.129.407 đồng. Doanh thu và chi phí có sự tăng qua các năm, lợi nhuận là tăng cao hơn doanh thu và chi phí trong năm 2011, năm 2013 thì tăng kém hơn doanh thu và chi phí.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự phát triển tốt ở năm 2011-2012, nhưng sự phát triển này không được duy trì ở năm 2013. Năm 2012 là năm công ty hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Nền kinh tế của Việt Nam qua các năm có nhiều chuyển biến tích cực và tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty. Sự giảm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 do nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan, ta cần đề ra những cách thức hợp lý để khắc phục những nhân tố ảnh hưởng xấu, tiếp tục phát huy tốt những điểm mạnh sẵn có của công ty, giúp công ty phát triển tốt hơn trong tương lai.

Qua số liệu so sánh của bảng 3.2 cho thấy, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 giảm một cách rất đáng kể. Cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ còn 3,5% so với cùng kì năm trước. Điều này kéo theo sự giảm sút hiển nhiên của giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2014 (chỉ đạt 3,04% so với 6 tháng năm 2013). Kết quả là lợi nhuận gộp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ còn 42.835.031 đồng, chiếm 18,74% và chi phí quản lý kinh doanh cũng chỉ còn 24.380.973 đồng, đạt 22,94% so với 6 tháng năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm sút đáng kể này là do mâu thuẫn nội bộ dẫn đến sự ra đi và thay đổi 02 vị trí nhân sự cấp cao của công ty là phó giám đốc kinh doanh và kế toán trưởng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của công ty cũng như làm giảm đáng kể lượng khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ, khách hàng hợp tác với công ty trong khoản thời gian dài vừa qua. Bên cạnh đó, các hoạt động đấu thầu bị thất bại do tình hình gấp rút chưa kịp tìm người thích hợp thay thế vị trí còn trống, dẫn đến việc người mới tiếp quản vị trí chưa quen và thiếu kinh nghiệm, cũng như là chưa có mối quan hệ rộng rải trong ngành nhằm thắng các dự án đấu thầu (dự án xây dựng, trang trí, triển lãm cho hội chợ; thiết kế và sản xuất bản đồ cho các khách sạn phục vụ khách du lịch,….). Ngoài ra, sự ra đi của phó giám đốc kinh doanh kéo theo một vài đối tác chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ cho công ty. Việc tuyển dụng nhân sự mới trong 6 tháng đầu năm diễn ra đến 2 lần nhưng hiện tại ứng viên mới được tuyển dụng sau cùng vẫn trong giai đoạn làm quen với công việc, chưa kịp bắt nhịp với công việc nên chưa đem lại hiệu quả cụ thể.

24

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 Tháng 2014 Chênh lệch (%) 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.745.684.843 271.120.703 3,50 2. Các khoản giảm trừ DT - - 3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2) 7.745.684.843 271.120.703 3,50 4. Giá vốn hàng bán 7.517.086.608 228.285.672 3,04 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4) 228.598.235 42.835.031 18,74 6. DT hoạt động tài chính - 148.021 7. Chi phí tài chính 58.061.347 - -

- Trong đó: Chi phí lãi vay 58.061.347 - -

8. Chi phí quản lý kinh doanh 106.278.628 24.380.973 22,94

9. LN thuần từ hoạt động kinh doanh

(9=5+6-7-8) 64.258.260 18.332.474 28,53 10. Thu nhập khác 213.946 2.011.184 940,04

11. Chi phí khác - 1.438.501

12. LN khác (12=10-11) 213.946 572.683 267,68

13. Tổng LN kế toán trước thuế

(13=9+12) 64.472.206 18.905.157 29,32 14. Chi phí thuế thu nhập DN 16.118.052 4.726.289 29,32

15. LN sau thuế thu nhập DN (15=13-14) 48.354.155 14.178.868 29,32

Việc thay đổi nhân sự cũng tạo nên những điều mới mẻ cho hoạt động

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thông tin lữ hành mêkong (Trang 28)