Xây dựng nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng (Trang 26 - 34)

Việc xây dựng dung của hệ thống e-Learning cần dựa trên một mô hình phát triển thống nhất, khoa học nhằm đảm bảo tính có thể dùng được, tính sử

dụng lại của nội dung được xây dựng.

Hiện nay, có rất nhiều mô hình được áp dụng để xây dựng nội dung, nhưng mô hình truyền thống trong lĩnh vực đào tạo (ADDE) gồm 5 bước vẫn

được áp dụng có hiệu quả. Năm bước của mô hình ngày bao gồm: 1. Phân tích (Analysis),

2. Thiết kế (Design),

3. Phát triển (Development), 4. Thực thi (Implementation), 5. Đánh giá (Evaluation),

Trong mô hình trên, các bước từ 1 đến 4 của mô hình trên được thực hiện một cách tuần tự. Bước 5 thường hiện kết hợp cùng với các bước trên để

có được kết quả tốt nhất.

Tính sử dụng được trong e-Learning là việc thiết kế các môi trường có khả năng sử dụng được dễ dàng, thuận tiện. Tính sử dụng được thường được nâng cao khi ứng dụng công nghệ web, các website cung cấp sự hứng thú, thoải mái cho người dùng duyệt site đó.

Tính sử dụng lại của nội dung học tập là việc sử dụng cùng nội dung học tập ở các nơi khác nhau, vào các thời điểm khác nhau là. Tính sử dụng lại là một trong các điều cần lưu ý nhất khi muốn đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phát triển nội dung. Nó làm cho công việc của người phát triển trở nên dễ dàng hơn.

Để đảm bảo tính sử dụng lại của nôi dung trong khi phát triển cần quan tâm đến một số vấn đề có ảnh hưởng sau:

• Đối tượng học (Learning object) • Phong cách viết (Writing style) • Siêu dữ liệu (Metadata)

• Các chuẩn (Standards)

• Sự khác nhau về văn hóa, ngôn

2.2.2. Lựa chọn nội dung

Để xác định được nội dung là có chất lượng và các đặc điểm mong muốn cần quan tâm đến bản chất nội dung, thời gian, chi phí... Khi lựa chọn xây dựng, phát triển hoặc mua một nội dung cần quan tâm đến vấn để sau:

• Kỹ thuật: • Giao diện

• Các khía cạnh liên quan đến giáo dục • Khả năng kiểm tra

• Chi phí

2.3. Chuẩn/đặc tả (standard/specification)

2.3.1. Khái niệm chuẩn/đặc tả

Theo ISO, chuẩn được định nghĩa là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng”. Trong các hệ thống e-Learning, chuẩn đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu không có chuẩn e-Learning sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng học. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e- Learning sẽ có được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kỹ

thuật và mặt phương pháp.

Khái niệm đặc tả (Specification) dùng để chỉ các luật, quy định được phát triển bởi các uỷ ban không được công nhận bởi thế giới (IEFT -Internet Engineering Task Force, W3C - World Wide Web Consortium, OMG - Object Management Group). Trong khi đó, chuẩn (Standards) là một đặc tả

được phát triển và công nhận bởi các uỷ ban chuẩn được công nhận trên thế

giới. Các tổ chức này được gọi là SDO (Standards Development Organization). Một số tổ chức SDO được biết đến như: IEEE, ISO, IEC, ITU, ANSI, BSI, CSA, JIS, DIN, CEN...

Bảng sau đây tóm tắt sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả:

Đặc tả Chuẩn

Tiến triển nhanh Tiến triển chậm

Mang tính thử nghiệm Là kết luận cuối cùng

Quy mô rộng Quy mô hẹp

Tham khảo ý kiến của ít người Tham khảo ý kiến của nhiều người

Bảng 2-1: Tóm tắt sự khác biệt giứa chuẩn và đặc tả

2.3.2. Các chuẩn/đặc tả e-Learning

Các chuẩn/đặc tả (sau đây gọi tắt là chuẩn) trong hệ thống e-Learning giúp giải quyết các vấn đề sau:

Tính truy cập được (Accessibility): nếu sử dụng các hệ thống và nội dung tuân theo chuẩn thì rất dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi bằng cách sử dụng trình duyệt (browser). Ngay cả các chuẩn không liên quan đến e-Learning như HTTP cũng giúp cho việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều.

Tính khả chuyển (Interoperability): có khả năng truy cập nội dung từ mọi nơi, thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ. Có thể sử

dụng các LMS/LCMS khác nhau để truy cập vào cùng nội dung. Ngược lại, với một LMS/LCMS có thể sử dụng nhiều nội dung tạo bởi các công cụ khác nhau.

Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp việc đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình huống, từng cá nhân.

Tính sử dụng lại (Re-usability): các chuẩn giúp cho một nội dung học tập được tạo ra có thểđược sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau.

Tính bền vững (Durability): khả năng có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại

Tính giảm chi phí (Affordability): Nếu nội dung và hệ thống tuân theo chuẩn, hiệu quả sẽ tăng rõ rệt, thời gian và chi phí sẽ giảm.

Các chuẩn trong e-Learning có thể được chia thành bốn nhóm chính: • Các chuẩn đóng gói (packaging standards): nhóm chuẩn này cho

phép ghép các nội dung được tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các khóa học khác nhau.

Các chuẩn trao đổi thông tin (communication standards): nhóm

chuẩn này quy định đối tượng học và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào, cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên.

Các chuẩn metadata (metadata standards): nhóm chuẩn này quy

định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các khóa học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết.

Các chuẩn chất lượng (quality standards): Nhóm chuẩn này xác

định chất lượng của các module và các khóa học, kiểm soát toàn bộ

quá trình thiết kế khóa học cũng như khả năng hỗ trợ của khóa học.

2.3.2.1. Nhóm chuẩn đóng gói

Các chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học riêng rẽđể tạo ra một bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó đưa vào sử dụng

và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống LMS/LCMS khác nhau. Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm, hàng nghìn file được gộp lại và cài đặt đúng vị trí.

Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:

• Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.

• Thông tin mô tả tổ chức của một khóa học hoặc module sao cho có thể

nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị

một menu mô tả cấu trúc của khóa học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.

• Các kỹ thuật hỗ trợ chuyển các khóa học hoặc module từ hệ thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.

Bảng sau mô tả một số chuẩn đóng gói hiện tại:

Chuẩn Mô tả

AICC (Aviation Industry CBT Committee)

Chuẩn AICC đòi hỏi phải có nhiều file, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp. Chuẩn này có thể thiết kế các cấu trúc phức tạp và không hỗ trợ sử dụng lại các module ở mức thấp.

IMS Global Consortium Đặc tả IMS Content and Packaging đơn giản hơn và chặt chẽ hơn. Đặc tả này được cộng đồng e-Learning chấp nhận và thực thi rất nhiều.

SCORM

(Sharable Content Object Reference Model)

Là đặc tả của ADL, kết hợp nhiều đặc tả khác nhau trong đó

có IMS Content and Packaging và bổ sung thêm Simple

Sequencing 1.0 của IMS.

2.3.2.2. Nhóm chuẩn trao đổi thông tin

Các chuẩn trao đổi thông tin trong e-Learning xác định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module. Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng học trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học viên.

Hiện có hai tổ chức chính đưa ra các chuẩn trao đổi thông tin được thực thi nhiều trong các hệ thống e-Learning là AICC (Aviation Industry CBT Committee) và ADL (Advance Distributed Learning).

2.3.2.3. Chuẩn metadata

Metadata là dữ liệu về dữ liệu (hay còn được gọi là siêu dữ liệu). Với e- Learning, metadata mô tả các khóa học và các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module e-Learning giúp các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần. Thực chất Metadata là việc

đánh nhãn có mang thông tin mô tả. Mục đích chính thường là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm được dễ dàng hơn.

Hiện tại có 3 đặc tả metadata đã được đưa ra và có các sản phẩm áp dụng chúng trong thực tế:

• IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard, • IMS Learning Resources Meta-data Specification • SCORM Meta-data standards

Stt Tên Mô tả

1. Title Tên chính thức của khóa học

2. Language Xác định ngôn ngữđược sử dụng trong khóa học 3. Description Mô tả về khóa học

4. Keyword Các từ khoá hỗ trợ cho việc tìm kiếm 5. Structure Mô tả cấu trúc bên trong của khóa học 6. Aggregation Level Xác định kích thước của đơn vị

7. Version Xác định phiên bản của khóa học 8. Format Quy định các định dạng file được dùng

9. Size Kích thước tổng của toàn bộ các file có trong khóa học 10. Location Địa chỉ Web có thể truy cập khóa học

11. Requirement Các yêu cầu cần thiết để có thể tham gia khóa học 12. Duration Quy định thời gian tham gia khóa học

13. Cost Phí của khóa học

Bảng 2-3: Một số thành phần chính trong chuẩn IEEE 1484.12

2.3.2.4. Nhóm chuẩn chất lượng

Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung khóa học có thể dùng

được, học viên dễ đọc và dễ dùng. Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học không chỉ sử dụng lại được mà sử dụng được ngay từ những lần học đầu tiên. Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng e-Learning có những đặc

điểm nhất định nào đó hoặc được tạo ra theo một quy trình nào đó - nhưng chúng không đảm bảo rằng các khóa học tạo ra sẽ được học viên chấp nhận.

Chuẩn chất lượng thiết kế chính cho e-Learning là e-Learning Courseware Certification Standards của ASTD e-Learning Certification Institue. Certification Institue chứng nhận rằng các khóa học e-Learning tuân theo một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất, và thiết kế giảng dạy.

2.3.2.5. Các chuẩn khác

Các chuẩn đóng gói, trao đổi thông tin, metadata, và chất lượng là các chuẩn chính dùng trong e-Learning, tuy nhiên còn có các chuẩn quan trọng khác đang trong quá trình thử nghiệm:

Chuẩn kiểm tra (Test Questions): Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. Đặc tả IMS Question and Test Interoperabililty cố gắng tìm các cách chung để các bài kiểm tra, câu hỏi có thể dùng được trong nhiều hệ thống khác nhau.

Chuẩn mô hình thông tin quản lý (Enterprise Information Model): IMS Enterprise Information Model tìm một cách để xác định các định dạng cho phép trao đổi các dữ liệu quản lý giữa các hệ thống. • Chuẩn thông tin học viên (Learner Information Packaging): Đặc tả IMS Learner Information Packaging cố gắng xác định một định dạng chung về thông tin học viên. Các mô tả tuân theo đặc tả có thể

trao đổi một cách tự do giữa các hệ thống khác nhau.

2.4. Tổng quan về SCORM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)