Mỗi Portal được phát triển dựa trên những yêu cầu khác nhau và các công nghệ khác nhau. Do đó, thực sự khó khăn khi đánh giá, so sánh các Portal. Có thể đánh giá một Portal theo một số tiêu chí dựa trên những yêu cầu lựa chọn từ Portal như sau [12]:
• Sự tuân theo JSR-168 (JSR-168 compliant): JSR-168 là yêu cầu khá quan trọng cho việc phát triển portal.
• Tính dễ cài đặt (Ease to installation): Việc đánh giá ở đây dựa trên các yêu cầu để bắt đầu, ví dụ: cấu hình database, framework có chứa web-container hay không?
• Tài liệu (Documentation Standard): Việc phát triển Portal vẫn còn những phụ thuộc vào Portal Framework. Tài liệu của Portal
Framework là tiêu chí đánh giá sự hoàn hảo, sự chính xác và chất lượng tài liệu của mỗi Portal Framework.
• Hỗ trợ trực tuyến (Online Support): Việc đánh giá dựa trên chất lượng, sự nhanh chóng, sự tương ứng của các hồi đáp của người phát triển cho các truy vấn trực tuyến.
• Quản lý Portal (Portal Management): Đánh giá các chức năng quản trị
(thêm user, gán quyền cho các user, gán đề mục cho các portlet...) và chức năng của user để tùy biến các portlet theo các yêu cầu khác nhau. • Tài nguyên (Portlet Resources): việc đánh giá dựa trên tính hữu
dụng và tính sử dụng lại của các Portlet đi kèm với Portal
• Tính khả thi và khả triển (Performance & Scalability): Tiêu chí
này đánh giá dựa trên giới hạn của thời gian khởi động, thời gian load portlet, thời gian truy cập database...
• Tính bảo mật (Security): Đánh giá các khả năng bảo mật bổ sung của Portal Framework như: Java Authentication & Authorization Service (JAAS), Java Open Single Sign On (JOSSO) & cấu hình SSL. • Công nghệ sử dụng (Technology Used): Tiêu chí này đánh giá các
công nghệ phổ biến khác nhau được sử dụng bởi những Portal Framework khác nhau như Struts, JSF, Spring, Hibernate, Tiles, EJB và Web Service.
• Các đặc trưng (Portal Features): Tiêu chí này đánh giá các đặc điểm sẵn có cũng như tiêu chuẩn và khả năng sử dụng chúng trong Portal. • Sự phụ thuộc server (Server Dependency): Việc đánh giá tập trung
vào tính tương thích của các Portal Framework với những server thương mại và mã nguồn mở khác nhau.
• Tuân theo WSRP (WSRP standard compliant): Tiêu chí này đánh giá việc hỗ trợ WSRP trong các framework. Đặc tả WSRP tạo nên khả
năng sử dụng portal/portlet trong những ứng dụng không phải Web. Bảng sau đây là kết quả đánh giá và so sánh Liferay với một số portal mã nguồn mở uPortal, Gridsphere, xEo, Liferay, Stringbeans theo các tiêu chí
đáng giá trên:
Portal Tiên chí đánh giá
uPortal Gridsphere xEo Liferay Stringbeans
Sự tuân theo JSR-168 5 5 5 5 5 Tính dễ cài đặt 5 5 5 5 5 Tính dễ sử dụng 5 4 4 5 5 Tài liệu 2 4 3 3 5 Hỗ trợ trực tuyến 3 4 4 3 5 Quản lý Portal 5 4 5 4 5 Tính tùy biến 3 4 3 5 4 Portlet miễn phí 3 4 3 5 3 Tính khả thi và khả triển 4 3 4 3 3 Tính bảo mật 4 3 4 4 4 Công nghệ sử dụng 3 4 5 4 3 Các đặc trưng 2 3 5 4 2 Sự phụ thuộc server 3 3 4 5 3 Tuân theo WSRP 3 0 3 3 0 Tổng: 50 50 57 58 52
Hình 3-3: Biểu đồđánh giá một số portal mã nguồn mở [12]
3.3. Hệ thống e-Learning Sakai
3.3.1. Giới thiệu tổng quan
Sakai là một dự án phát triển phần mềm mã nguồn mở của một cộng
đồng các viện nghiên cứu khoa học, các tổ chức thương mại và các cá nhân cùng cộng tác với nhau trong việc xây dựng một Môi trường học và cộng tác chung (CLE – Collaboration and Learning Environment). Sakai là một sản phẩm miễn phí dựa trên mã nguồn mở và được phân phối tuân theo giấy phép mã nguồn mở Cộng đồng giáo dục (Education Community License). Sakai CLE được sử dụng cho việc dạy, nghiên cứu và cộng tác và được xem như
một hệ thống CMS/LMS hay Môi trường học ảo (VLE – Virtual Learning Environments).
Hình 3-4: Các thành phần tạo nên dự án Sakai
Dự án Sakai được khởi động từ cuối năm 2003 với sự công tác của một số trường đại học và các tố chức (Đại học tổng hợp Michigan, Đại học tổng hợp Indiana, MIT, Đại học Stanford, uPortal, OKI2) và được hỗ trợ tài chính ban đầu của Andrew W. Mellon Foundation, Đại học tổng hợp Indiana. Tên gọi Sakai được ví như “đầu bếp” trong một chương trình truyền hình nổi tiếng tại Nhật Bản là Iron chef Hiroyuki Sakai.
3.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 12 năm 2003, Dự án Sakai được bắt đầu, đến tháng 6 năm 2004, tại hội thảo đầu tiên, phiên bản thử nghiệm 1.0 được phát hành. Phiên bản ban
đầu của sakai dựa trên các công cụ có sẵn được tạo ra bởi các tổ chức tham gia Dự án với số lượng lớn các công cụ được lấy từ hệ thống CMS “CHEF”
được xây dựng bởi Trường đại học Michigan. Trong năm 2005, liên tục năm phiên bản của Sakai được phát hành (Sakai 1.5 phát hành 3/20005, Sakai
2 Open Knowledge Initiative
1.5.1 phát hành 5/2005, Sakai 2.0 phát hành 6/2005, Sakai 2.0.1 phát hành 8/2005 và Sakai 2.1 phát hành 12/2005). Phiên bản hiện tại 2.4.1 được phát hành ngày 22 tháng 9 2007.
Tháng 10 năm 2005, Dự án Sakai thông báo thành lập Sakai Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận, làm cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của công
đồng Sakai. Sakai Foundation bao gồm các nhà phát triển, các nhà tài trợ và các người dùng.
Đến tháng 7 năm 2007, Sakai đã được cài đặt tại chính thức tại hơn 150 viện nghiên cứu cũng như được thử nghiệm tại hơn 100 tổ chức khác.
Hình 3-6: Cộng đồng tài nguyên của Sakai 3.3.3. Giải pháp công nghệ của Sakai
Sakai được xây dựng trên nền ngôn ngữ Java, ứng dụng theo hướng đối tượng và được thiết kế theo hướng động, có thể tương tác và mở rộng được. Sakai có thể chạy tốt ở cả môi trường hệ điều hành Microsoft Windows Server hoặc các hệđiều hành họ Linux. Giải pháp công nghệ cơ bản phát triển hệ thống Sakai gồm:
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL): tuỳ theo quy mô, yêu cầu, có thể
lựa chọn hệ CSDL Oracle hoặc MySQL cho hệ thống Sakai. Hệ
CSDL HSQL thường được được dùng để demo. • Máy chủ Web: Sử dụng Apache HTTP Server • Ngôn ngữ phát triển: Java
• Công cụ phát triển: eclip, Jbuider, MS FrontPage, Adobe Photoshop …
Hình 3-7: Các thành phần công nghệ của Sakai 3.3.4. Cấu trúc ứng dụng của Sakai
Kiến trúc ứng dụng của Sakai được thiết kế 3 tầng nhưng các ứng dụng web. Mỗi tầng được tách biệt và độc lập trong các thực hiện. Các tầng không có kết nối thìi không có trao đổi thông tin với nhau.
• Tầng trình diễn (Presentation): Còn được gọi là GUI hay Client view, nơi người dùng có thể xem và thực hiện các tương tác với hệ thống. Tầng này không chứa các xử lý logic hay các mã truy cập dữ liệu. • Tầng xử lý logic (Business Logic): Còn được gọi là tần giữa hay
Backend, chứa tập hợp các quy tắc cho việc xử lý thông tin. Tầng này không chứa các trình diễn hay các mã truy cập dữ liệu.
• Tầng Truy cập dữ liệu (Data Access): là lưu trữ vật lý các dữ liệu, quản lý việc truy cập cơ sở dữ liệu hay file hệ thống. Tầng này không chứa các trình diễn hay các xử lý logic
Cấu trúc ứng dụng của Sakai được triển khai trong ba vùng (chia sẻ, các
ứng dụng web và các thành phần), được mô tả trong hình sau:
Hình 3-9:Cấu trúc ứng dụng của hệ thống Sakai
Trong đó:
o Dao-api: chứa các API cho phép khai báo các kết nối tới cơ sở
dữ liệu
o Model: định nghĩa mô hình của hệ thống
o Logic-api: gồm các API cho phép thực thi các store thao tác với dữ liệu trong CSDL
o Public-api: chứa các API cho phép kết nối và cung cấp tới các dịch vụ của hệ thống
• Vùng các ứng dụng web (Webapps): bao gồm các công cụ của hệ thống • Vùng thành phần (Components): là các thành phần cơ bản của hệ
thống, bao gồm:
o Khối Logic-impl: đây là khối business logic cho phép khai báo các store về truy vấn dữ liệu
o Khối Dao-impl: là khối data access cho phép thực hiện các khai báo kết nối CSDL.
3.3.5. Các công cụ và chức năng của hệ thống Sakai
Các công cụ và chức năng cơ bản của hệ thống Sakai (phiên bản 2.4.1) gồm: • Annoucement: Công cụ quản lý các thông báo,
• Assignments: Công cụ quản lý bài tập, • Chat Room: Công cụ trao đổi trực tuyến, • Discussion: Công cụ thảo luận nhóm, • Drop Box: Công cụ nhắn tin nội bộ,
• Email Archive: Công cụ trao đổi thư điện tử theo nhóm, • Gradebook: Chức năng quản lý điểm,
• Help: Công cụ trợ giúp,
• Home: Trang chủ (có thể được tùy biến cho người người dùng), • Melete Modules: Chức năng soạn thảo nội dung,
• Membership: Công cụ tạo các liến kết
• Message Center: Chức năng thông báo trong ngày.
• My Workspace: Chức năng tạo các vùng làm việc cá nhân,
• News: Công cụ Tin tức (RSS) cho phép quản lý và đăng tải các tin tức liên quan đến khoá học
• Permissions and Roles: Chứa năng phân quyền • Post'Em: Chức năng nhận các phản hồi (feedback) • Preferences: Chức năng lựa chọn các kiểu nhận thư
• Resources: Công cụ tạo các kho tài liệu trực tuyến • Schedule: Công cụ lập lịch
• Site Info: Công cụ cung cấp thông tin về site đang sử dụng • Syllabus: Công cụ xây dựng các khóa học
• Synoptic: Công cụ hiển thị các thông báo hiện tại • Tests and Quizzes: Chức năng kiểm tra
• WebDAV: Chức năng copy file lên vùng làm việc • Wiki: Công cụ tạo website cộng tác
• Website Information: Công cụ đưa thông tin ra khung Sakai • Website Setup: Công cụ xây dựng dự án hay website đào tạo.
3.3.6. Lựa chọn giải pháp sự dụng Sakai
Hiện này, có rất nhiều sản phẩm e-Learning, hầu hết các sản phẩm đều hỗ trợ xây dựng các hệ thống elearning với đầy đủ các tính năng và công cụ
chuẩn. Một số hệ thống elearning và cộng tác hiện đang được sử dụng phổ
biến hiện nay trên thế giới có thể kể đến là: Moodle, Sakai, WebCT, Blackboard, Angel Learning, Windows SharePoint, Lotus của IBM.
Trong các sản phẩm mã nguồn mở, Moodle và Sakai được đánh giá là mạnh hơn cả. Hiện Moodle là sản phẩm đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng Sakai cho hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng dựa trên một số yêu cầu và tiêu chí cơ
bản sau đây:
• Sakai là một sản phẩm mã nguồn mở, phù hợp với định hướng phát triển các ưng dụng của Đề án Tin học hóa hoạt động của cơ quan
Đảng giai đoạn 2006-2010.
• Sakai là một hệ thống e_Learning và cộng tác mạnh, hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các viện nghiên cứu khoa học lớn trên thế giới. Hiện đã có những tổ chức đã tiến hành chuyển đổi từ một hệ thống thương mại nổi tiếng sang Saikai.
• Về mặt chức năng, Sakai nổi bật là một hệ thống elearning với các tính năng và công cụ dạy và học đầy đủ. Mặt khác, Sakai còn được phát triển như một bộ công cụ hỗ trợ công tác nghiên cứu và cộng tác. Với các tính năng trên, Sakai là một hệ thống rất thích hợp đối với đơn vị và mục đích sử dụng tại các cơ quan Đảng.
• Sakai là một Portlet có thế tích hợp với các Cổng điện tử (Portal) tại các cơ quan Đảng. và cung cung cấp khả năng bản địa hóa hệ thống
• Các công cụ và chức năng của Sakai đáp ứng đủ các yêu cầu của việc xây dựng hệ thống e-Learning thử nghiệm trêm mạng diện rộng của Đảng.
Hình 3-10:Vị trí và hướng phát triển của Sakai theo hướng môi trường cộng tác và đào tạo