Xây dựng hệ thống e-Learning thử nghiệ m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng (Trang 84)

3.6.1. Xây dựng các chức năng

Hệ thống e-Learning thử nghiệm được xây dựng dựa trên hệ thống đào tạo trực tuyến mã nguồn mở SAKAI, là một phân hệ phần mềm ứng dụng trong hệ

thống cổng thông tin tích hợp (Portal) của Ban Tuyên giáo Trung ương. Hệ

thống e-Learning đáp ứng đầy đủ các chức năng cơ bản của một hệ đào tạo trực tuyến và kết hợp với LDAP và khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On) của hệ thống Portal.

Hình 3-16: Sakai tích hợp trong Cổng thông tin điện tử

của Ban Tuyên giáo Trung ương

Căn cứ vào nhu cầu thực tế, các chức năng của hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng sẽ được xây dựng dựa trên các công cụ và chức năng được hỗ trợ bởi Sakai. Các chức năng của hệ thống e-Learning

được chia thành bốn nhóm chức năng chính: • Nhóm chức năng đào tạo

• Nhóm chức năng làm việc nhóm

• Nhóm chức năng công cụ quản lý và tạo bài giảng • Nhóm chức năng chung

Hình 3-17: Sơđồ chức năng của hệ thống e-Learning của Ban Tuyên giáo TW 3.6.2. Đặc tả chi tiết các chức năng của hệ thống

3.6.2.1.Nhóm chức năng Đào tạo

1. Chức năng quản lý thông báo

Chức năng này cho phép giáo viên/người quản trị đưa ra các thông báo tới các thành viên của một khóa học. Người sử dụng có thể đính kèm các files hay các địa chỉ internet/intranet vào một thông báo. Ngoài ra chức năng cũng cho phép phác thảo và lưu lại trước khi gửi cho các học viên hay xuất bản trên trang của khóa học. Các thông báo hiển thị ở dạng danh sách, thông báo cũng thường được dùng trong trang chủ của các khoá học. Chức năng cũng cho

phép giáo viên, người quản trị có thể gửi các thông báo tới học viên tự động qua email. Các tính năng cụ thể cần có như sau:

• Tạo thông báo mới, duyệt lại các thông báo cũ

• Chế độ phác thảo trước cho nhóm làm việc, lưu trữ các thông báo trước khi xuất bản trên trang của khoá học.

• Trong “Vùng làm việc của tôi” (My Workspace) sẽ hiển thị tóm tắt các thông báo từ các khóa học mà người sử dụng là thành viên

• Thêm/sửa một thông báo

• Khả năng cho phép một thông báo hiển thịở dạng công cộng. 2. Chức năng quản lý bài tập và bài tập tính điểm

Chức năng này cho phép giáo viên ra bài tập, giao bài tập, thu bài và chấm điểm trực tuyến. Các bài tập thuộc khóa học nào thì chỉ có học viên

đăng ký vào khóa học đó mới tham gia được. Với chức năng chấm điểm, giáo viên có thể sử dụng các phương thức: nhận xét bài làm, chấm điểm, sử dụng check mark, chấm đạt/không đạt, hoặc là không xếp loại. Bài kiểm tra có thể được gửi trả lại mà không cần chấm điểm. Tính năng này có thểđược sử dụng

để đánh giá bản phác thảo của dự án trước khi đưa ra bản cuối cùng , hoặc cho phép học viên sửa chữa và gửi lại bài tập

Giáo viên có thể download toàn bộ bài của học viên về máy tính của mình. Khi giáo viên chấm bài xong, học viên có thể xem lời bình luận của giáo viên và

điểm số của mình. Các tính năng cụ thể cần có của Chức năng như sau:

• Giáo viên có thể tạo ra bài tập, với các trạng thái, ngày mở (open), thời gian (due) và đóng (close)

• Mỗi bài tập có thể cho phép học viên gửi bài của mình theo dạng text thông thường, file đính kèm hoặc là cả hai

• Trong khi chấm bài giáo viên có thể đưa ra các bình luận (thể hiện bằng màu đỏ khi học viên xem) vào trong bài thi của học viên.

• Học viên có thể xem điểm các bài thi của mình trước đây

• Có rất nhiều trạng thái biểu thị quá trình xử lý việc nộp và chấm bài thi (chưa bắt đầu, đang tiến hành, đã nộp, đã chấm điểm, …)

• Bảng điểm có thểđược xuất ra file Excel

• Có khả năng cho phép giáo viên download toàn bộ bài thi của học viên về máy của mình để tiện cho việc sử dụng offline

• Khả năng tìm kiếm

• Khả năng cho phép giáo viên trả lại bài thi và học viên có khả năng nộp lại bài thi

• Giáo viên có thể xem bài thi theo chế độ màn hình của học viên và có cũng thể gửi bài thi của mình

3. Chức năng quản lý kế hoạch làm việc

Công cụ để tổ chức các sự kiện liên quan đến một khóa học cụ thể:

• Thêm các sự kiện vào lịch với rất nhiều kiểu như thời gian bắt đầu, trong bao lâu

• Xem lịch theo ngày, tuần, tháng, năm, … • Chức năng in ra file pdf

• Nhấn chuột vào một sự kiện để xem chi tiết

• Khả năng kết hợp lịch của các khóa học khác mà người sử dụng là thành viên

• Chức năng quản lý vùng làm việc riêng sẽ hiển thị các sự kiện từ các khóa học mà người sử dụng là thành viên

• Khả năng hiện thị các sự kiện trong một phạm vi các ngày nào đó • Khả năng import các sự kiện từ file text theo một định dạng có sẵn 4. Chức năng quản lý trang chủ khoá học

Mỗi khoá học đều có trang chủ riêng. Giáo viên có thể tuỳ biến trang chủ

hiển thị tóm tắt các thông tin thông báo, các bài thảo luận mới hoặc các thông

điệp mới. Trang chủ của một khóa học đồng thời cũng là nơi mô tả về khóa học đó.

Trang chủ được hiển thị đầu tiên khi truy cập vào khóa học. Nó bao gồm một thông điệp chào đón, người quản trị khóa học có thể cấu hình để hiển thị

thông tin này dưới dạng text hoặc là trỏđến một URL nào đó. 5. Chức năng quản lý chương trình học

Chức năng này là đề cương chính thức của một khoá học. Giáo viên có thể

phép truy cập theo dạng công cộng hoặc chỉ các học viên tham gia mới được xem thông tin.

6. Chức năng quản lý thông tin vắn

Trên trang chủ của mỗi khóa học, cho phép hiển thị các thông báo, các mục thảo luận, các thông điệp Chat gần nhất. Người quản trị có thể thiết lập các thông số về thời gian hiển thị, số lượng các mục được hiển thị. Chức năng này giúp cho người sử dụng có cái nhìn nhanh về các hoạt động gần nhất khi họ truy cập vào khóa học.

7. Chức năng quản lý bài kiểm tra

Chức năng này cho phép giáo viên thực hiện điều tra, ra câu hỏi và tổ

chức các kỳ thi trực tuyến. Học viên có thể trả lời một loạt các câu hỏi dạng: nhiều lựa chọn (multi choise), nhiều phương án trả lời (multi answer), câu hỏi

đúng/sai, trả lời ngắn (short answer), hoặc câu hỏi dạng điền vào chỗ trống. Chức năng cung cấp rất nhiều lựa chọn như các câu trả lời ngẫu nhiên, import câu hỏi, tạo nhóm câu hỏi, và tổ chức bài tập theo các phần khác nhau. Chức năng này cũng cho phép tải lên các file và ghi âm theo dạng câu hỏi. Ngoài ra chức năng cũng cho phép giáo viên tạo ra môt ngân hàng câu hỏi để sử dụng lại sau này.

8. Chức năng quản lý thông tin khóa học

Chức năng quản lý thông tin khóa học cung cấp các thông tin về một khóa học mà người sử dụng làm chủ. Ngoài ra chức năng này còn cung cấp danh sách các thành viên của khóa học. Người quản trị khóa học có thể thay

đổi thông tin về khóa học, các chức năng có trong khóa học và quyền truy cập vào khóa học. Sử dụng chức năng này có thể xuất bản, tạo ra bản sao của một khóa học và import tài liệu từ khóa học khác của bạn.

9. Chức năng quản lý khoá học

Chức năng này dùng để tạo ra các khóa học. Nó là một chuỗi các biểu mẫu theo các bước hướng dẫn người sử dụng trong quá trình tạo khóa học.

Chức năng này cung cấp danh sách các khóa học của người sử dụng hiện thời. Khi duyệt một khóa học, có thể thay đổi thông, thêm/bớt các chức năng và thay đổi quyền truy cập đối với khóa học. Sử dụng chức năng này cũng có thể xuất bản một khóa học, tạo ra các bản sao của khóa học và import tài nguyên từ các site (khóa học) khác.

3.6.2.2.Nhóm chức năng làm việc nhóm

1. Chức năng trao đổi trực tuyến (Chat)

Chức năng này cho phép các học viên của một khóa học đăng nhập vào hệ thống và trao đổi thông tin với nhau theo kiểu không có cấu trúc và theo thời gian thực. Chức năng cho phép tạo ra nhiều phòng (room) trao đổi khác nhau phục vụ cho các khóa học khác nhau mà học viên tham gia. Các tính năng cụ thể cần có của chức năng như sau:

• Khả năng ghi lại các nội dung trong quá trình trao đổi, người sử dụng có thể cuốn màn hình để xem lại các nội dung trao đổi truớc đó

• Hiển thị các thành viên có trong phòng trao đổi

• Khả năng hạn chế số lượng thông tin hiển thị trong màn hình đang trao đổi (ví dụ: Chỉ hiển thị các thông tin trao đổi 3 ngày trước đây hoặc chỉ hiển thị 20 thông tin trao đổi gần đây)

• Sử dụng kiểu chữ, màu chữ để phân biệt giữa các thành viên 2. Chức năng thảo luận (forum)

Chức năng thảo luận cho phép người sử dụng có thể nói chuyện với nhau theo dạng có cấu trúc được phân theo chủ đề, đề tài. Các thành viên của một khóa học có thể gửi trả lời một chủ đề (thảo luận kiểu “flat”) hoặc là trả lời các trả lời khác (thảo luận kiểu “threaded”). Người quản trị cũng có thể lựa chọn việc cho phép/không cho phép người sử dụng tham gia. Bạn có thể lựa chọn hiển thị các thảo luận theo dạng hàng hoặc cột. Các tính năng cụ thể cần có của Chức năng như sau:

• Các chủ đềđược phân loại (categories)

• Hỗ trợđịnh dạng flat (chỉ trả lời chủđề) và thread (trả lời các câu trả lời) • Khả năng hạn chế một chủđề cụ thể nào đó chỉ hỗ trợ định dạng flat • Tác giả có quyền xoá chủ đề, xoá các trả lời

• Chức năng cho phép chuyển tới các bài trả lời (chủ đề) trước và sau bài trả lời (chủ đề) hiện hành

• Khả năng tìm kiếm

3. Chức năng chia sẻ tài liệu

Chức năng này cho phép giáo viên và học viên chia sẻ tài liệu trong thư

mục riêng của mỗi học viên. Chức năng cho phép người sử dụng upload các dạng file tài liệu khác nhau, và nhiều file một lúc. Các tính năng cụ thể cần có của chức năng như sau:

• Tự động tạo cho thành viên của khóa học

• Học viên có thể upload tài liệu vào thư mục của mình, và không nhìn

được thư mục của các học viên khác

• Tác giả có thể đọc tài liệu và upload tài liệu trong tất cả các thư mục của mình

4. Chức năng trao đổi, thảo luận qua email

Mỗi khoá học sẽ được tự động tạo một địa chỉ email, các thành viên có thể

xem nội dung email trong chức năng này. Email gửi tới địa chỉ này sẽ được lưu trữ và gửi bản copy tới toàn bộ các thành viên của khóa học (tương tự như chức năng mail group).

3.6.2.3.Nhóm chức năng Công cụ quản lý và tạo bài giảng

1. Chức năng SCORM

Thực hiện quản lý các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM. Chức năng cho phép thực hiện các bài học trực tuyến đi kèm với các khoá học.

2. Chức năng CLMS

Công cụ tạo bài giảng trực tuyến, cho phép các giáo viên (người phụ trách khóa học) có thể tạo và quản lý các bài giảng đơn giản, có khả năng sử dụng hình ảnh, âm thanh đi kèm hoặc có thể import một bài giảng theo chuẩn SCORM từ bên ngoài vào.

3.6.2.4.Công cụ tạo bài giảng Reload

1. Tạo gói dữ liệu IMS

Công cụ giúp bạn có thể tạo và xem các gói nội dung IMS. Reload hỗ trợ

toàn bộ các phiên bản của gói dữ liệu IMS (IMS Content Packaging) bao gồm ISM Meta-data với cấu trúc IEEE LOM (Learning Object Metadata). Các nội dung này cũng có thể kết hợp với nhau tạo thành các cấu trúc khác nhau để có thể trao đổi tới các hệ thống khác và chia sẻ tới nhiều đối tượng học viên.

2. Tạo gói dữ liệu theo chuẩn Scorm

Hệ thống hỗ trợ bạn có thể tạo các gói nội dung này theo chuẩn Scorm

chuẩn này. Hiện này, công cụ đã hỗ trợ hầu hết toàn bộ các phiên bản của chuẩn Scorm từ phiên bản 1.2 đến 2004, bạn có thể tạo các khóa học theo cacs chuẩn này.

2. Thiết kế khoá học

Đây là việc kết hợp giữa các bài giảng khi sử dụng các gói nội dung Scorm với từng hoạt động của từng học viên. Khi học viên sử dụng các gói nội dung Scorm , công cụ cho phép bạn có thể tạo thứ tự học tập, tức là phải học bài bắt buộc rồi mới có thể học tiếp bài khác. Ngoài ra, có thể kiểm soát thời gian học tập của từng bài học. Thực chất chức năng này là tổng hợp của các gói nội dung Scorm, giúp ta có thể kết hợp nhiều gói Scorm và điều phối bài học tới học viên.

3.6.2.5.Nhóm chức năng chung

1. Chức năng quản lý thành viên

Quản lý thành viên là một chức năng con trong Chức năng Quản lý vùng làm việc riêng (My Workspace), cho phép người sử dụng đăng ký tham gia hoặc không tham gia vào khóa học này. Chức năng này hiển thị danh sách các khóa học mà người sử dụng là thành viên, và danh sách các khóa học có thể đăng ký tham gia.

2. Chức năng Quản lý vùng làm việc riêng

Hệ thống cung cấp cho mỗi người dùng một vùng làm việc riêng (My Workspace). Vùng làm việc này bao gồm rất nhiều chức năng như: Tài nguyên, kế hoạch làm việc, các cài đặt, thông báo, tin tức, trợ giúp và thành viên.

• Mỗi người sử dụng có một vùng làm việc cá nhân

Tài nguyên có thể được thiết lập để người sử dụng khác có thể truy cập

được thông qua một địa chỉ URL. Nhưng họ không thê thêm tài nguyên vào vùng làm việc của người khác.

3. Chức năng quản lý tin tức

Chức năng quản lý tin tức cho phép hệ thống hiển thị tin tức chia sẻ dạng RSS. RSS là định dạng dữ liệu cho phép ta hiển thị các thông tin cập nhật từ một website khác. Các website sử dụng RSS để hiển thị các thông tin mang tính cập nhật như web cá nhân (blog), các sự kiện. Người quản trị khóa học có thể tuỳ

biến mục tin tức bằng cách thêm hay bớt các địa chỉ web có hỗ trợ RSS. 4. Chức năng quản lý phân quyền

Khi tạo một khoá học mới, thông thường thì người quản trị/giáo viên sẽ

lựa chọn các chức năng (thảo luận, chat, tài nguyên, bài tập ...) mà khóa học cần có. Với mỗi chức năng, giáo viên có thể phân quyền cho phép hoặc không cho phép học viên xem hay thực hiện một số tác nghiệp cụ thể. Hệ thống hỗ

trợ rất nhiều vai trò mặc định, giáo viên có thể thay đổi bộ vai trò cho phù hợp với khoá học của mình

5. Chức năng quản lý cài đặt các tham số

Chức năng này cho phép người sử dụng cài đặt các lựa chọn liên quan

đến việc nhận email của khóa học, email liên quan đến thông báo, tài nguyên. 6. Chức năng quản lý tài nguyên

Tài nguyên là một công cụ hay được sử dụng nhất trong lớp học và nhóm cộng tác. Trong Chức năng quản lý tài nguyên, người sử dụng có thể

tạo ra rất nhiều tài liệu. Có 3 loại chính bao gồm: Văn bản (văn bản Word, Excel, file trình diễn, plain text,…); các siêu liên kết tới website khác; các văn bản được tạo ra và hiện thị bởi hệ thống. Người sử dụng có thể tải lên cùng

lúc 10 file tài nguyên khác nhau, tạo các thư mục con và tạo các văn bản html trong hệ thống. Sử dụng tính năng phân quyền, người quản trị có thể quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng (Trang 84)