Luận văn đã giới thiệu một cách tổng quan về tình hình ứng dụng e- Learning; đồng thời đi sâu nghiên cứu, phân tích về kiến trúc, công nghệ, các thành phần của một hệ thống e-Learning; đưa ra một số yêu cầu, kỹ năng để
xây dựng phát triển một hệ thống e-Learning, bao gồm cả việc xây dựng các nội dung của hệ thống. Luận văn cũng tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm chuẩn/đặc tả trong e-Learning, đi sâu nghiên cứu chuẩn SCORM, một chuẩn e-Learning được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trên cơ sở nhu cầu cần thiết xây dựng hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng và định hướng phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin của cơ quan đảng theo Đề án Tin học hóa các hoạt động của cơ quan
Đảng giai đoạn 2006-2010, Luận văn đã đề xuất giải pháp tổng thể xây dựng một hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng đáp ứng
được các yêu cầu:
• Giải pháp tổng thể, phù hợp qua việc lựa chọn cổng điển tử Liferay tích hợp với hệ thống Sakai, sử dụng Reload làm công cụ tạo bài giảng tuân theo chuẩn e-Learning SCORM.
• Đáp ứng được định hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở của Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của cơ quan Đảng,
Theo giải pháp đề xuất, hệ thống e-Learning thử nghiệm cũng đã được xây dựng và được cài đặt trên mạng của của Ban Tuyên giáo Trung ương trên cơ sở các công cụ, chức năng sẵng có của hệ thống Sakai (phiên bản 2.0). Hệ
thống đac được giới thiệu tại Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thư ký, Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin cơ quan Đảng và được đánh giá cáo. Tuy nhiên hệ thống vẫn còn có hạn chế về giao diện vẫn chưa Việt hóa được toàn bộ, các nội dung học còn ít và chưa đạt được tiêu chuẩn cao về chất lượng.