TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa sư phạm kỹ thuật Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bắc Giang (Trang 49 - 59)

2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 125/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 05 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương, đóng trên địa bàn xã Bích Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Tiền thân của Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương là Trường Trung cấp Nông Trường Nghĩa Đàn được thành lập năm 1959, đóng tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An, đến năm 1965, Trường được sơ tán về huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang đổi tên thành Trường Trung học Trồng trọt Sông Lô. Đến năm 1984, Trường chuyển về huyện Việt Yên tỉnh Hà Bắc (cũ), tiếp nhận cở sở của Trường Đại học Nông nghiệp II. Trường sáp nhập với Trường Trung cấp Chăn nuôi Sông Bôi và đổi tên thành Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương.

Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang, là Trường Cao đẳng công lập nằm trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trường có chức năng và nhiệm vụ là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cử nhân cao đẳng, kỹ thuật viên trung học và công nhân nghề trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, nhà Trường không ngừng mở rộng về quy mô, ngành nghề đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng viên. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm, gắn bó với thực tiễn sản xuất, tâm huyết với ngành Nông – Lâm nghiệp, với nghề dạy học.

cứu khoa học với các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, các địa phương trên địa bàn cả nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo, triển khai nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh của xã hội.

Từ năm 2000, Trường được chọn là một trong 15 Trường trọng điểm Quốc gia tham gia dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề với mức đầu tư thiết bị gần 2 triệu USD.

Trong quá trình phát triển nửa Thế kỷ qua, Trường đã vinh dự được nhận 4 Huân chương Lao động hạng nhất, nhì và ba, 2 huân chương Độc lập hạng nhì và hạng 3 và nhiều cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của các bộ, ngành và địa phương. Trường luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là một trong các Trường dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; được Nhà nước, Chính phủ trao tặng nhiều huân huy chương - đặc biệt năm 2005 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Trong những năm tới nhà Trường tiếp tục khẳng định vai trò là Trường trọng điểm Quốc gia, nhà Trường sẽ mở rộng qui mô theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo và đa cấp trình độ đào tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhà Trường đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí đề nghị nâng cấp Trường thành Trường Đại học. Ngày 08 tháng 5 năm 2009, Trường được vinh dự đón tiếp phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân về thăm và làm việc tại Trường. Ngày 26 tháng 5 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký tờ trình gửi Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang trên cơ sở Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang. Ngày 11 tháng 8 năm 2009 Chính phủ đã ký quyết định đồng ý về mặt nguyên tắc nâng cấp Trường thành Trường

Đại học Nông – Lâm Bắc Giang trên cơ sở Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang. Ngày 20 tháng 1 năm 2011 Nhà Trường đã được Thủ Tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường đại học Nông lâm Bắc Giang.

Mục tiêu đào tạo của Trường là: “đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cử nhân cao đẳng và trình độ thấp hơn, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh; phấn đấu đến năm 2010 trở đi nhà Trường có đủ điều kiện phát triển lên bậc đại học”

Dựa trên quyết định của Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, các quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của nhà Trường, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang đã ban hành kế hoạch và chương trình đào tạo 9 ngành thuộc hệ cao đẳng, đó là: kế toán, trồng trọt, chăn nuôi, địa chính, sư phạm, chế biến nông sản, lâm nghiệp, tin học và công nghệ sinh học.

Sinh viên hệ cao đẳng được học tập tập trung trong thời gian 3 năm, bao gồm: kiến thức đại cương khoảng 40 đơn vị học trình (chưa tính GDTC, GDQP) và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp khoảng 110 đơn vị học trình.

Về cơ cấu tổ chức công tác đào tạo.

Tổ chức bộ máy của Trường gồm Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và các khoa, trong đó:

+Ban giám hiệu: - Hiệu trưởng và 2 phó Hiệu trưởng (phụ trách Đào tạo và phụ trách Nội chính).

+Các phòng chức năng và khoa, bao gồm:

Các phòng chức năng Các khoa chuyên môn

-Phòng Đào tạo;

-Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế; -Phòng Tài chính - Kế toán;

-Phòng Công tác Sinh viên; -Phòng Tổ chức Cán bộ; -Phòng Hành chính tổng hợp; - Phòng quản trị thiết bị và đầu tư - Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

-Khoa Văn hoá Cơ bản -Khoa Khoa học Cây trồng -Khoa Chăn nuôi - Thú y -Khoa Tài chính - Kế toán

-Khoa Tài nguyên đất và Môi Trường -Khoa Lâm nghiệp

-Khoa Tin học - Ngoại ngữ -Bộ môn Chính trị

-Khoa Sư phạm Kỹ thuật -Khoa Công nghệ Thực phẩm -Khoa Công nghệ Sinh học

Khoa sư phạm kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 10 QĐ/GH/TCCB ngày 10 tháng 5 năm 2001 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông – lâm Bắc Giang. Khoa Sư phạm kỹ thuật có nhiệm vụ giảng dạy và biên soạn chương trình môn học, bài giảng, giáo trình; nghiên cứu khoa học thuộc chuyên nghành sư phạm kỹ thuật. Khoa Sư phạm kỹ thuật là một khoa còn khá non trẻ của nhà Trường, hiện tại khoa đã trải qua 10 khóa đào tạo. Cơ cấu tổ chức của khoa bao gồm 01 trưởng khoa, 01 phó trưởng khoa và 08 giảng viên. Mỗi năm khoa sư phạm kỹ thuật tuyển sinh từ 02 đến 03 lớp với lưu lượng sinh viên từ 100 đến 200 sinh viên. Hầu hết tuổi đời của giáo viên khoa sư phạm còn non trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế, đây cũng chính là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn của khoa trong việc phát triển hứng thú học tập cho sinh viên.

nghiệp trung học phổ thông, các em có tuổi đời còn khá non trẻ, đa số các em đến từ các miền quê khác nhau nên việc tập hợp và giáo dục các em trong những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn. Đa số sinh viên khoa sư phạm kỹ thuật đều có động cơ học tập một cách đúng đắn, bên cạnh công tác quản lý và giáo dục sinh viên của khoa được quan tâm nên thái độ và kết quả học tập của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật luôn cao hơn các khoa khác của Trường. Sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật mang những đặc trưng riêng biệt, như lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu thương con người; đây cũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển hứng thú nhận thức của các em.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Giai đoạn 1: Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010.

Trong giai đoạn này, đề tài thực hiện một số nội dung công việc chủ yếu sau đây:

- Xác định tên đề tài và chuẩn hóa tên đề tài nghiên cứu báo cáo các cấp có thẩm quyền.

- Thu thập tài liệu phục vụ cho việc xây dựng đề cương chi tiết của đề tài nghiên cứu.

- Chọn cán bộ hướng dẫn khoa học theo định hướng của khoa chuyên ngành và phòng đào tạo sau đại học.

- Xây dựng đề cương chi tiết và thông qua đề cương chi tiết của đề tài. - Tiến hành chỉnh sửa đề cương theo đóng góp của Hội đồng khoa học và cán bộ hướng dẫn.

- Lập kế hoạch nghiên cứu đồng thời triển khai một số công việc theo kế hoạch nghiên cứu.

- Xây dựng hệ thống mẫu phiếu điều tra và hệ thống bảng hỏi đối với khách thể nghiên cứu.

Đề tài triển khai một số công việc sau đây. - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm:

+ Khái quát hóa, hệ thống hóa các nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về hứng thú, hứng thú nhận thức và hứng thú học tập.

+ Xây dựng bộ khái niệm công cụ của đề tài, bao gồm: Hứng thú, hứng thú nhận thức, hứng thú học tập và hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

+ Nghiên cứu, làm rõ các thành tố cơ bản của hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

- Làm rõ cơ sở thực tiễn của đề tài, cụ thể là:

+ Tiến hành điều tra, khảo sát các thành tố cơ bản của hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

+ Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

+ Nghiên cứu, chỉ ra thực trạng hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

- Viết bản thảo luận văn theo đề cương chi tiết đồng thời tiếp tục khảo sát thực tế nhằm bổ xung những kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Sửa chữa luận văn theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn khoa học. - Chuẩn bị các tài liệu, tư liệu cho báo cáo bảo vệ luận văn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục tiêu của phương pháp:

Tìm hiểu, đánh giá và kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan mật thiết đến cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

+ Thu thập và đánh giá các thông tin về lịch sử nghiên cứu vấn đề của các tác giả ở nước ngoài và trong nước.

+ Tìm hiểu các quan điểm khác nhau về hứng thú, hứng thú nhận thức và hứng thú học tập làm cơ sở cho việc xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu.

+ Nghiên cứu các quan điểm bàn về các thành tố cấu thành hứng thú nói chung, hứng thú nhận thức, hứng thú học tập nói riêng.

+ Nghiên cứu các tài liệu đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá và giải pháp phát triển hứng thú học tập các môn cơ sở cho sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

- Cách tiến hành: Đề tài liên hệ trực tiếp với hệ thống thư viên của các nhà Trường, ngoài ra việc khai thác phục vụ quá trình nghiên cứu còn được được thực hiện thông qua truy cập các tài liệu trên mạng Internet.

- Thời gian tiến hành: Bắt đầu trước khi xây dựng đề cương chi tiết và được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

2.3.2. Phương pháp quan sát.

- Mục tiêu của phương pháp:

Thông qua quá trình trực tiếp dạy học và quá trình học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm nhằm góp phần làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hiệu quả của các tác động nâng cao hứng thú học tập các môn cơ sở cho sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

- Đối tượng quan sát:

Sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang trong quá trình học tập các môn cơ sở.

- Cách thức tiến hành: Thông qua các hình thức giảng bài, tự học, xêmina trong các môn cơ sở.

- Thời gian tiến hành: cùng với thời gian thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục tiêu của phương pháp:

Khảo sát các thành tố cơ bản của hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Xác định rõ các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Khảo sát thực trạng hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Xác định các giải pháp và vai trò, vị trí của các giải pháp phát triển hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

- Đối tượng điều tra:

Sinh viên, giáo viên giảng dạy các môn cơ sở và giáo viên chủ nhiệm sinh viên. - Cách thức điều tra khảo sát:

Thông qua 2 mẫu phiếu điều tra dành cho 2 đối tượng khảo sát khác nhau, cụ thể là:

+ Mẫu M – 01 dành cho sinh viên. Trong đó:

Mẫu M – 01 bao gồm 12 câu hỏi. Từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 3, khảo sát thực trạng thành tố nhận thức trong hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Câu hỏi 4 khảo sát về thực trạng hành vi hứng thú học tập của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang. Câu hỏi 5,6 và 7 khảo sát thực trạng về xúc cảm, - tình cảm của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Câu hỏi 8 khảo sát về các thành tố cơ bản của hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang. Câu hỏi 9 khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Câu hỏi 10 khảo sát về các giải pháp phát triển hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

Câu hỏi 11 khảo sát về các tiêu chí đánh giá hứng thú học tập các môn cơ sở sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang.

+ Mẫu M - 02 dành cho giáo viên giảng dạy các môn cơ sở. Trong đó có nội dung điều tra, khảo sát về các yếu tố cấu thành hứng thú học tập và trưng

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa sư phạm kỹ thuật Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bắc Giang (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)