5. Bố cục của luận văn
2.4. Thời gian nghiên cứu
Chƣơng 3
NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHỐI CÁC PHƢỜNG THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình, Thành phố Thái Nguyên được thành lập từ ngày 19/10/1962, là đô thị loại I trực thuộc thành phố từ ngày 01/9/2010.
Hiện nay, Thành phố Thái Nguyên có diện tích 186,30 km² , dân số 330.707 người ( năm 2013) với 8 dân tộc chủ yếu, trong đó có khoảng 75% dân số thành thị (năm 2013), dân số ở nông thôn chiếm khoảng 25% (năm 2013); mật độ dân số 1.743 người/km² (2013). Là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng và là thành phố đông dân thứ 10 trong cả nước. Thành phố Thái Nguyên hiện có 28 đơn vị hành chính (19 phường, 9 xã).
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ từ 1956 - 1965 và được cả nước biết đến là một thành phố công nghiệp, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Hệ thống giáo dục từ mầm non đến Đại học được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 1 đại học vùng, 11 trường Đại học, 9 trung tâm và viện nghiên cứu, hơn 20 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, 15 trường THPT và 109 trường THCS, tiểu học, mần non.
Thành phố Thái Nguyên còn là đầu mối giao thông quan trọng nối các thành phố miền núi phía Bắc với các thành phố đồng bằng Bắc bộ. Có các tuyến đường quốc lộ lớn như Cao tốc hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, là điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thuận tiện hơn cho giao thông và lưu thông hàng hòa giữa Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác.
Ngày 02/11/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2020, trong đó xác định: “Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của thành phố Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các thành phố miền núi phía Bắc với các thành phố đồng bằng Bắc bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng”.
Về hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, thành phố có tốc độ đô thị hóa khá cao, hiện nay tỉ lệ đô thị hóa của thành phố đã đạt 75%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 70%; tỷ lệ nhà bán kiên cố trở lên khu vực nội thị đạt 95%; 100% các tuyến đường phố chính, 85% các ngõ phố có điện chiếu sáng.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương, thành phố và liên doanh với nước ngoài về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, trong đó nổi bật là Khu công
nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhanh do tốc độ đô thị hóa của thành phố, nhưng vẫn có bước tăng trưởng khá về giá trị và có sự chuyển biến tích cực trong nội ngành theo hướng nông nghiệp đô thị, đặc biệt vùng chè đặc sản Tân Cương - nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Hệ thống thương mại, dịch vụ với hệ thống các siêu thị, các chợ, nhà hàng, khách sạn; ngân hàng, các dịch vụ bưu chính viễn thông, du lịch… ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm, giai đoạn 2006 - 2010, của thành phố đạt 14,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2013, cơ cấu kinh tế của Thành phố Thái Nguyên là: dịch vụ, thương mại, chiếm 48,24%; công nghiệp, xây dựng, chiếm 47,7%; nông, lâm nghiệp chiếm 4,06%; thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 3,11% .
Hệ thống kết cấu hạ tầng y tế, các cơ sở văn hóa, các điểm du lịch; cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông của Thành phố ngày càng được đầu tư, mở rộng, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3.2. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
3.2.1.1. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển chung của cán bộ, công chức trong thành phố, đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thành phố Thái Nguyên có đặc điểm là lực lượng dồi dào, có lòng nhiệt huyết với công việc, có năng lực thực thi công vụ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, cả thành phố Thái Nguyên có 19 phường với 383 cán bộ, công chức. Mỗi đơn vị cấp cơ sở có các chức danh cán bộ: Bí thư đảng ủy, phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐNĐ, phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, chủ tịch hội nông dân, bí thư đoàn thanh niên; 07 chức danh công chức: Văn phòng - thống kê, địa chính xây dựng, Tư pháp hộ tịch, Tài chính- kế toán, Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn hóa- xã hội.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lƣợng, giới tính, dân tộc của cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
TT Chức danh Đảng viên Giới tính Dân tộc
thiểu số Nam Nữ I Cán bộ: 1 Bí thư Đảng uỷ 18 12 6 2 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 17 12 5 1 3 Chủ tịch HĐND 1 0 1 0 4 Phó Chủ tịch HĐND 15 5 10 0 5 Chủ tịch UBND 18 15 3 0 6 Phó Chủ tịch UBND 37 25 12 0 7 CT MTTQ 15 11 5 2 8 Bí thư Đoàn 16 11 8 2 9 Chủ tịch phụ nữ 17 0 17 1 10 Chủ tịch Nông dân 16 16 2 1 11 Chủ tịch Hội CCB 19 19 0 0 Tổng 189 126 69 9 II Cán bộ công chức 1 Trưởng Công an 19 19 0 4 2 Chỉ huy trưởng QS 19 19 0 0 3 Văn phòng Thống kê 22 3 33 8 4 Tài chính Kế toán 13 3 26 2 5 Tư pháp - Hộ tịch 11 6 13 3 6 Địa chính - Xây dựng 10 25 12 5
7 Văn hoá - Xã hội 9 3 26 5
Tổng 103 78 110 27
Cộng I+II 292 204 179 36
Số lượng cán bộ, công chức khối các phường là người dân tộc: chiếm tỷ lệ: 9.39%, trong đó đa phần là dân tộc kinh chiếm 90.61%
Số lượng cán bộ, công chức khối các phường là đảng viên chiếm tỷ lệ: 76.2% Số lượng cán bộ, công chức khối các phường là nam: 204 người chiếm tỷ lệ 53.3 %. Trong đó nữ có 179 đ/c chiếm tỷ lệ 46.7 đ/c
Số cán bộ, công chức là dân tộc thiểu số có 36 đ/c chiểm tỷ lệ nhỏ 9.4%. Vì vậy lãnh đạo thành phố cần chú trọng chính sách nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong khối các phường có sự cân đối về giới tính và dân tộc.
3.2.1.2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
+ Trình độ giáo dục
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
TT Chức danh THPT THCS I Cán bộ 1 Bí thư Đảng uỷ 18 0 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 17 0 3 Chủ tịch HĐND 1 0 4 Phó Chủ tịch HĐND 15 0 5 Chủ tịch UBND 18 0 6 Phó Chủ tịch UBND 37 0 7 CT MTTQ 16 0 8 Bí thư Đoàn 19 0 9 Chủ tịch phụ nữ 17 0 10 Chủ tịch Nông dân 18 0 11 Chủ tịch Hội CCB 19 0 Tổng số 195 0 II Công chức 1 Trưởng Công an 19 0 2 Chỉ huy trưởng QS 19 0 3 Văn phòng Thống kê 36 0 4 Tài chính Kế toán 29 0 5 Tư pháp - Hộ tịch 19 0 6 Địa chính - Xây dựng 37 0
7 Văn hoá - Xã hội 29 0
Tổng số 188 0
Theo số liệu thống kê, trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là: 100% có trình độ THPT.
+ Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn phản ánh tri thức, kiến thức riêng của một ngành khoa học, kỹ thuật mà cá nhân có được thông qua quá trình đào tạo trong các trường thuộc hệ thống đào tạo quốc gia. Trình độ chuyên môn cơ bản phản ánh khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân đó. Một người có trình độ chuyên môn cao thì họ có khả năng trong việc giải quyết công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn đó với thời gian ngắn, chất lượng cao và ngược lại. Trình độ chuyên môn được đánh giá thông qua văn bằng chuyên môn mà cá nhân đó nhận được.
Thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở của thành phố được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
TT Chức danh Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp I Cán bộ 1 Bí thư Đảng uỷ 0 0 11 2 5 0 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 0 0 6 1 7 3 3 Chủ tịch HĐND 0 0 0 0 0 1 4 Phó Chủ tịch HĐND 0 0 12 1 2 0 5 Chủ tịch UBND 0 1 13 1 3 0 6 Phó Chủ tịch UBND 0 0 27 0 9 1 7 CT MTTQ 0 1 7 3 1 4 8 Bí thư Đoàn 0 0 14 0 4 1 9 Chủ tịch phụ nữ 0 0 7 0 10 0 10 Chủ tịch Nông dân 0 0 2 0 11 5 11 Chủ tịch Hội CCB 0 0 2 3 14 0 Tổng số 0 2 101 11 66 15 II Công chức 1 Trưởng Công an 0 0 14 3 2 0 2 Chỉ huy trưởng QS 0 0 2 3 14 0 3 Văn phòng Thống kê 0 0 32 0 4 0 4 Tài chính Kế toán 0 0 27 0 2 0 5 Tư pháp - Hộ tịch 0 0 18 0 1 0 6 Địa chính - Xây dựng 0 4 33 0 0 0
7 Văn hoá - Xã hội 0 0 29 0 0 0
Qua thống kê cho thấy
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ đa phần là cử nhân đại học, và trung cấp số ít là thạc sĩ chiếm 1.02%, trong đó vẫn còn nhiều cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm 7.69%
+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức như khối văn phòng thống kê, kế toán, tư pháp, địa chính… có trình độ thạc sĩ chiếm 2.12%, đa phần có trình độ đại học chiếm chiếm 82.4%, còn lại trình độ cao đẳng và trung cấp, không có công chức có trình độ sơ cấp.
+ Về trình độ lý luận chính trị:
Trình độ lý luận chính trị phản ánh kiến thức về lĩnh vực chính trị của mỗi cá nhân về mục đích, chủ trương, đường lối, của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trên cơ sở vững vàng về chính trị sẽ trung thành với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường được thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
TT Chức danh Cao cấp Trung cấp Sơ cấp
I Cán bộ 1 Bí thư Đảng uỷ 3 15 0 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 1 16 0 3 Chủ tịch HĐND 0 1 0 4 Phó Chủ tịch HĐND 0 15 0 5 Chủ tịch UBND 3 15 0 6 Phó Chủ tịch UBND 0 37 0 7 CT MTTQ 0 12 4 8 Bí thư Đoàn 0 15 2 9 Chủ tịch phụ nữ 0 17 0 10 Chủ tịch Nông dân 0 10 2 11 Chủ tịch Hội CCB 0 19 0 Tổng số 7 172 8 II Công chức
1 Trưởng Công an 0 19 0 2 Chỉ huy trưởng QS 0 19 0 3 Văn phòng Thống kê 0 13 0 4 Tài chính Kế toán 0 4 0 5 Tư pháp - Hộ tịch 0 4 0 6 Địa chính - Xây dựng 0 0 0
7 Văn hoá - Xã hội 0 0 0
Tổng số 0 59 0
(Nguồn: Số liệu Phòng Nội vụ - Thành phố Thái Nguyên)
Qua số liệu thống kê cho thấy:
+ Trình độ lý luận, chính trị cán bộ đa phần đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm 88.2%. Trong đó trình độ cao cấp chiếm số ít nhất là 3.58 %, trình độ sơ cấp chiếm 4.1%, còn lại 4.1% chưa qua các lớp bồi dưỡng về chính trị.
+ Trình độ lý luận chính trị công chức như quân sự, tài chính, kế toán… 31.3% là trình độ lý luận trung cấp. Không có công chức có trình độ lý luận cao cấp và sơ cấp, vậy còn lại 68.7% là chưa qua bồi dường về lý luận chính trị.
Như vậy có thể nhận thấy tỷ lệ cán bộ chính quyền cơ sở của thành phố Thái Nguyên có trình độ chính trị từ Trung cấp trở lên tương đối cao. Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên còn tỷ lệ cao trong số công chức chưa qua các lớp lý luận chính trị, do vậy sẽ đáp ứng chưa cao về góc độ nhận thức chính trị trong công việc.
3.2.1.3. Về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
+ Về đào tạo, bồi dưỡng quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
Kiến thức quản lý Nhà nước được xem là kiến thức chuyên ngành chính của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, bao gồm những kiến thức về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Tiêu chí này thường được thể hiện qua việc cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước và được cấp văn bằng hoặc chức chỉ.
Thực trạng trình độ quản lý Nhà nước của cán bộ, công chức khối các phường của thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Về đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý Nhà nƣớc cho đội ngũ cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
TT Chức danh Chuyên viên
chính và TĐ Chuyên viên và TĐ Chƣa qua đào tạo I Cán bộ 1 Bí thư Đảng uỷ 0 11 7 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 0 8 9 3 Chủ tịch HĐND 0 1 0 4 Phó Chủ tịch HĐND 0 12 3 5 Chủ tịch UBND 0 13 5 6 Phó Chủ tịch UBND 0 25 12 7 CT MTTQ 0 3 13 8 Bí thư Đoàn 0 2 17 9 Chủ tịch phụ nữ 0 2 15 10 Chủ tịch Nông dân 0 0 18 11 Chủ tịch Hội CCB 0 0 19 Tổng số 0 77 118 II Công chức 1 Trưởng Công an 0 10 9 2 Chỉ huy trưởng QS 0 0 19 3 Văn phòng Thống kê 0 21 15 4 Tài chính Kế toán 0 5 24 5 Tư pháp - Hộ tịch 0 6 13 6 Địa chính - Xây dựng 0 7 30
7 Văn hoá - Xã hội 0 2 27
(Nguồn: Số liệu Phòng Nội vụ - Thành phố Thái Nguyên)
+ Với cán bộ có chức danh là lãnh đạo như chủ tịch UBND, HĐND, Bí thư, chủ tịch các đoàn thể có tới 39.5% đã có kiến thức quản lý Nhà nước trình độ chuyên viên. Trong khi đó công chức làm các phòng như hành chính, đất đai, văn hóa - xã hội có tỷ lệ khá cao (76.1%) chưa được