Những yếu tố tác động đến năng lực cán bộ, công chức cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố thái nguyên (Trang 33 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Những yếu tố tác động đến năng lực cán bộ, công chức cấp cơ sở

Năng lực của cán bộ công chức được cấu thành bởi nhiều yếu tố: trình độ, kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc. Những yếu tố này được hình thành không chỉ bởi yếu tố bẩm sinh mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, có thể đưa ra những nhân tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở như sau:

Trình độ và chuyên môn đào tạo:

Trình độ và chuyên môn đào tạo là một yếu tố cơ bản để tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức. Họ cần phải được đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đối với công chức cấp xã, theo quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, phải có đủ yêu cầu về chuyên môn:

- Công chức Trưởng công an xã: Đào tạo trình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành Công an trở lên;

- Công chức Chi huy trưởng Quân sự: đào tào trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên;

- Công chức Tư pháp - hộ tịch: Đào tạo trình độ trung cấp Luật trở lên; - Công chức Văn phòng - thống kê: Đào taọ trình độ trung cấp Văn thư - lưu trữ, hành chính hoặc trung cấp Luật trở lên.

- Công chức Địa chính - xây dựng: Đào tạo trình độ trung cấp địa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên.

- Công chức Tài chính - Kế toán: Đào tạo trình độ trung cấp Tài chính - Kế toán trở lên;

- Công chức Văn hóa - Xã hội: Đào tạo trình độ trung cấp về văn hóa, nghệ thuật hoặc trung cấp quản lý văn hóa thông tin, trung cấp Lao động- thương binh - xã hội trở lên.

Quá trình tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức đúng tiêu chuẩn, chính xác, khách quan sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và ngược lại.

Đối với cán bộ chính quyền cơ sở.

Đó là những người do nhân dân địa phương bầu ra thông qua các cuộc bầu cử. Theo quy định của Luật bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, có hai phương thức để tham gia ứng cử vào hội đồng Nhân dân cấp cơ sở đó là: do các tổ chức cơ sở giới thiệu và Mặt trân tổ quốc Việt Nam tiến hành hiệp thương để đưa vào danh sách bầu cử hoặc là công dân địa phương đủ từ 21 tuổi trở lên và đủ các điều kiện theo quy định thì được tự ứng cử và được Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở tiến hành hiệp thương đưa vào danh sách bầu cử. Đến ngày bầu cử, công dân địa phương từ đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực pháp luật sẽ tham gia bầu cử để lựa chọn những đại diện mà mình tín nhiệm vào Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân khóa mới sẽ họp để bầu ra các thành viên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Như vậy năng lực của cán bộ chính quyền cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Phụ thuộc vào mặt bằng dân trí của địa phương. Nơi nào có trình độ dân trí cao thì nguồn nhân sự nơi đó có trình độ cao và ngược lại.

Phụ thuộc vào chất lượng của việc giới thiệu của các tổ chức cơ sở, việc hiệp thương của Mặt trận tổ quốc. Nếu việc giới thiệu, hiệp thương khách quan, công minh lựa chọ được những người có đủ đức, đủ tài đưa vào danh sách bầu cử thì nơi đó chất lượng đại biểu sẽ cao hơn.

Phụ thuộc ý thức trách nhiệm của cử tri với cuộc bầu cử và sự sáng suốt lựa chọn của cử tri khi đi bầu cử.

Phụ thuộc vào chất lượng, sự sáng suốt, công minh, khách quan của đại biểu Hội đồng nhân dân khi bầu các chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Đối với công chức cấp cơ sở:

Công chức ở cấp cơ sở được hình thành qua cơ chế thi tuyển. Theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ. Như vậy, theo cơ chế hình thành thì năng lực của đội ngũ công chức cấp xã phụ thuộc vào sự khách quan, công minh của nhà tuyển chọn, bởi trong thực tế tình trạng thân quen, anh em họ hàng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công chức được tuyển dụng.

Vấn đề thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức.

Trong điều kiện hiện nay, chế độ tiền lương, phụ cấp cùng các chính sách đãi ngộ hợp lý là những yếu tố tác động không nhỏ tới năng lực và ý

cuộc sống đồng thời thúc đẩy sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến hết mình cho tổ chức của bản thân mỗi cán bộ, công chức. Khi lương và các chế độ phụ cấp khác đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống tốt cho cán bộ, công chức sẽ là động lực gắn bó, thúc đẩy họ muốn làm việc cho Nhà nước, tạo được tâm lý yên tâm, tinh thần tận tụy làm việc và đảm bảo cho người cán bộ giữ được thanh danh, địa vị của mình trước nhân dân.

Chính sách về đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Chính sách về đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cơ sở. Bởi chỉ có đào tạo bồi dưỡng mới có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho cán bộ, công chức. Nơi nào cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì nơi đó chính quyền vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết công việc chắc chắn, thỏa đáng... cán bộ công chức không được cập nhập, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên sẽ bị lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời kỳ mới.

Môi trường văn hóa, xã hội của tổ chức và địa phương.

Nếu một tổ chức có mục tiêu, nguyên tắc làm việc rõ ràng, các thành viên trong tổ chức có cách đánh giá công bằng, cách ứng xử đúng mực, không chia bè cánh, kèn cựa hẹp hòi, sẽ là điều kiện, là môi trường cho cán bộ, công chức yên tâm làm việc hết mình, phấn đấu vì sự phát triển chung của tổ chức.

Môi trường văn hóa của địa phương là yếu tố có tác động gián tiếp tới năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở. Địa phương nào có truyền thống hiếu học thì nơi đó trình độ dân trí cao, nguồn nhân lực cho cơ quan công quyền có chất lượng và khi dân trí cao cũng đòi hỏi tự thân

mỗi cán bộ, công chức phải không ngừng học hỏi để phục vụ nhân dân tốt hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố thái nguyên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)