5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Điều đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh:
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở sẽ đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực luôn luôn đóng vai trò quyết định vào quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đối với nguồn nhân lực là cán bộ, công chức chính quyền cơ sở những người là lực lượng chủ chốt thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương, người cụ thể hóa các chính sách của cấp trên đến với nhân dân thì yêu cầu nâng cao năng lực là không thể không đặt ra.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở sẽ đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã. Ở Việt Nam công cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước và đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, nhiều vấn đề mới nảy sinh cần phải được giải quyết. Bên cạnh đó là bối cảnh toàn cầu hóa đang đặt Việt Nam trước rất nhiều cơ hội và thách thức mới. Điều đó có nghĩa là cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết trong đó đặc biệt chú trọng tới cải cách đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng.
Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức còn là giải pháp để tránh nguy cơ tụt hậu. Với xu hướng hội nhập và phát triển về kinh tế như hiện nay, nếu không nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cơ sở sẽ không đáp ứng được yêu cầu về sự phát triển kinh tế xã hội khi đời sống
nhân dân và mặt bằng dân trí ngày một nâng cao. Trên thực tế đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở nói chung và tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng về năng lực còn nhiều hạn chế. Chính vì thế mà yêu cầu về chỉnh đốn và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và có vai trò quan trọng.
1.2.3. Yêu cầu của việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp cơ sở
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư, chính vì vậy nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng trong thời kỳ đổi mới cần đảm bảo các yêu cầu:
* Yêu cầu về tri thức
Trong điều kiện văn hoá, học vấn của mặt bằng dân số nói chung đang tăng lên cùng với sự phát triển của tri thức, khoa học, công nghệ đòi hỏi người cán bộ công chức phải có trình độ, kiến thức, kỹ năng làm việc tốt, vừa để giải quyết công việc chuyên môn vừa tham mưu cho cấp trên những chủ trương, chính sách hiệu quả.
* Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người
vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Hiện nay tình trạng
suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên rất đáng lo ngại; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi, nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của chính quyền cơ sở. Hiện nay thì yêu cầu về phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vẫn là yêu cầu quan trọng cơ bản nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
* Yêu cầu về tính chuyên nghiệp và hiện đại
Đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý hành chính Nhà nước, thu hút đầu tư, giải quyết được các vấn đề dân sinh nhanh chóng, đúng thủ tục đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cơ sở phải thể hiện được tính tiên tiến, hiện đại, phong cách làm việc chuyên nghiệp.