5. Bố cục của luận văn
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ, công chức? yếu tố nào có sự ảnh hưởng nhiều đến năng lực cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên?
- Làm thế nào để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo cách tiếp cận kết hợp cả các công cụ mang tính chất định lượng và các công cụ định tính nhằm tìm hiểu thực trạng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân tác động, biện pháp khả thi cho việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thành phố Thái Nguyên.
2.2.2. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại cơ quan các phường (cơ quan Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội) thuộc thành phố Thái Nguyên.
Thành phố Thái Nguyên có 19 Phường: Cả 19 phường đều nằm trong địa bàn nghiên cứu, đó là các Phường: Tân Long; Quang Vinh; Quan Triều; Quang Trung; Đồng Quang; Thịnh Đán; Tân Thịnh; Hoàng Văn Thụ; Phan
Đình Phùng; Trưng Vương; Túc Duyên; Gia Sàng; Hương Sơn; Tân Lập; Tích Lương; Cam Giá; Phú Xá; Tân Thành và Phường Trung Thành.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Nhằm thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sẽ tiếp cận các cán bộ thuộc cơ quan các phường thuộc thành phố Thái Nguyên.
2.2.4. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu đã công bố (tài liệu thứ cấp), bao gồm: Nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết của cấp ủy các cấp; Các Luật và văn bản hướng dẫn thi hành; Các văn bản là đề án, kế hoạch, chương trình… của cơ quan có thẩm quyền Tỉnh, thành phố Thái Nguyên; sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố; các báo cáo, số liệu của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên; số liệu thống kê của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học.
- Phương pháp điều tra viết: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp tiếp xúc với lãnh đạo phường, thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về năng lực của cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
- Nghiên cứu sản phẩm về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức (thống kê số liệu chất lượng, trình độ, các văn bản chỉ đạo, tổ chức);
- Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến các chuyên gia hoặc khách thể về vấn đề nghiên cứu
Tổng số cán bộ các phường của thành phố Thái Nguyên là: 395 người, do số lượng lớn vì vậy đề tài sẽ tiếp cận khảo sát mẫu.
Để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể mẫu được xác định thông qua công thức của Slovin n=(N/(1+Ne2)) trong đó n: là quy mô mẫu, N là số lượng của tổng thể; e là sai số cho phép trong đề tài này là 5%. Theo công thức này số lượng mẫu sẽ lựa chọn đề khảo sát là: 200 người. Như vậy mỗi phường sẽ tiến hành khảo sát 11 người nên tổng số khảo sát là 209 người.
Để đảm bảo tính đại diện cho các mẫu là cán bộ, công chức, ở mỗi phường sẽ tiến hành khảo sát: 01 cán bộ công tác Đảng, 01 cán bộ thường trực HĐND, 01 cán bộ lãnh đạo UBND, 01 cán bộ khối MTTQ và đoàn thể chính trị, 07 công chức chuyên môn gồm: 01 địa chính - xây dựng, 01 văn phòng - Thống kê, 01 tư pháp - hộ tịch, 01 văn hóa - xã hội, 01 tài chính - kế toán, 01 chỉ huy trưởng quân sự; 01 cán bộ đô thị - môi trường.
Thực hiện khảo sát thực địa, qua phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu và tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong Thành phố, các chuyên gia về lĩnh vực tổ chức cán bộ; cán bộ phòng Nội vụ, Chi cục thống kê và một số tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
2.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh
Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu đã công bố, tính toán, tiến hành phân tích, so sánh, thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét, đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức địa bàn nghiên cứu, so sánh sự chuyển biến về năng lực cán bộ, công chức hiện nay và đầu kỳ nghiên cứu của đề tài.
Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ, công chức trong phạm vi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên dựa trên phân tích SWOT.
2.2.6.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Mục đích: thu thập các thông tin về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc tỉnh Thái Nguyên
+ Thiết kế bảng hỏi
- Hệ thống bảng hỏi có cấu trúc gồm bảng hỏi dành cho cán bộ, công chức đang công tác tại các phường thuộc tỉnh Thái Nguyên
- Nội dung: tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường thuộc tỉnh Thái Nguyên.
+ Tiến trình khảo sát
- Điều tra chính thức: Tất cả số liệu đã thu thập được nhập vào thống kê số học để xử lý đưa lại những kết quả về mặt định tính và định lượng.
- Phân tích các dữ liệu thu được : Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được phân tích theo điểm số quy định. Mối tương quan giữa các yếu tố và độ lệch chuẩn được xử lý bằng kỹ thuật thống kê toán học.
2.2.7. Phương pháp xử lý thống kê và sử lý số liệu bằng SPSS
Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được phân tích theo điểm số quy định. Mối tương quan giữa các yếu tố và độ lệch chuẩn được xử lý bằng kỹ thuật phần mềm thống kê SPSS Windown 16.0
Điểm trung bình : X điểm (1 X 4)
Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
k i i i n X K X n X : Điểm trung bình X : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n : Số người tham gia đánh giá
2.2.8. Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình 3.1. Mô hình phương pháp SWOT
Cụ thể:
(S) Điểm mạnh: Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng.
(W) Điểm yếu: Những hạn chế cần khắc phục
(O) Cơ hội: Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên
ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
(T) Thách thức: Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các
tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Các thách thức hay gặp là:
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Trình độ chuyên môn, kiến thức của đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.
+ Sự am hiểu về chính sách, pháp luận khoa học có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực công tác được giao.
- Kỹ năng đưa chủ chương, chính sách, pháp luật vào thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên.
+ Việc triển khai các chính sách tới người dân.
+ Kết quả của việc thực hiện các chính sách theo qui định.
2.4. Thời gian nghiên cứu
Chƣơng 3
NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHỐI CÁC PHƢỜNG THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình, Thành phố Thái Nguyên được thành lập từ ngày 19/10/1962, là đô thị loại I trực thuộc thành phố từ ngày 01/9/2010.
Hiện nay, Thành phố Thái Nguyên có diện tích 186,30 km² , dân số 330.707 người ( năm 2013) với 8 dân tộc chủ yếu, trong đó có khoảng 75% dân số thành thị (năm 2013), dân số ở nông thôn chiếm khoảng 25% (năm 2013); mật độ dân số 1.743 người/km² (2013). Là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng và là thành phố đông dân thứ 10 trong cả nước. Thành phố Thái Nguyên hiện có 28 đơn vị hành chính (19 phường, 9 xã).
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ từ 1956 - 1965 và được cả nước biết đến là một thành phố công nghiệp, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Hệ thống giáo dục từ mầm non đến Đại học được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 1 đại học vùng, 11 trường Đại học, 9 trung tâm và viện nghiên cứu, hơn 20 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, 15 trường THPT và 109 trường THCS, tiểu học, mần non.
Thành phố Thái Nguyên còn là đầu mối giao thông quan trọng nối các thành phố miền núi phía Bắc với các thành phố đồng bằng Bắc bộ. Có các tuyến đường quốc lộ lớn như Cao tốc hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, là điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thuận tiện hơn cho giao thông và lưu thông hàng hòa giữa Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác.
Ngày 02/11/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2020, trong đó xác định: “Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của thành phố Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các thành phố miền núi phía Bắc với các thành phố đồng bằng Bắc bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng”.
Về hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, thành phố có tốc độ đô thị hóa khá cao, hiện nay tỉ lệ đô thị hóa của thành phố đã đạt 75%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 70%; tỷ lệ nhà bán kiên cố trở lên khu vực nội thị đạt 95%; 100% các tuyến đường phố chính, 85% các ngõ phố có điện chiếu sáng.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương, thành phố và liên doanh với nước ngoài về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, trong đó nổi bật là Khu công
nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhanh do tốc độ đô thị hóa của thành phố, nhưng vẫn có bước tăng trưởng khá về giá trị và có sự chuyển biến tích cực trong nội ngành theo hướng nông nghiệp đô thị, đặc biệt vùng chè đặc sản Tân Cương - nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Hệ thống thương mại, dịch vụ với hệ thống các siêu thị, các chợ, nhà hàng, khách sạn; ngân hàng, các dịch vụ bưu chính viễn thông, du lịch… ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm, giai đoạn 2006 - 2010, của thành phố đạt 14,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2013, cơ cấu kinh tế của Thành phố Thái Nguyên là: dịch vụ, thương mại, chiếm 48,24%; công nghiệp, xây dựng, chiếm 47,7%; nông, lâm nghiệp chiếm 4,06%; thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 3,11% .
Hệ thống kết cấu hạ tầng y tế, các cơ sở văn hóa, các điểm du lịch; cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông của Thành phố ngày càng được đầu tư, mở rộng, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3.2. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
3.2.1.1. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển chung của cán bộ, công chức trong thành phố, đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thành phố Thái Nguyên có đặc điểm là lực lượng dồi dào, có lòng nhiệt huyết với công việc, có năng lực thực thi công vụ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, cả thành phố Thái Nguyên có 19 phường với 383 cán bộ, công chức. Mỗi đơn vị cấp cơ sở có các chức danh cán bộ: Bí thư đảng ủy, phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐNĐ, phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, chủ tịch hội nông dân, bí thư đoàn thanh niên; 07 chức danh công chức: Văn phòng - thống kê, địa chính xây dựng, Tư pháp hộ tịch, Tài chính- kế toán, Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn hóa- xã hội.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lƣợng, giới tính, dân tộc của cán bộ, công chức khối các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên
TT Chức danh Đảng viên Giới tính Dân tộc
thiểu số Nam Nữ I Cán bộ: 1 Bí thư Đảng uỷ 18 12 6 2 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 17 12 5 1 3 Chủ tịch HĐND 1 0 1 0 4 Phó Chủ tịch HĐND 15 5 10 0 5 Chủ tịch UBND 18 15 3 0 6 Phó Chủ tịch UBND 37 25 12 0 7 CT MTTQ 15 11 5 2 8 Bí thư Đoàn 16 11 8 2 9 Chủ tịch phụ nữ 17 0 17 1 10 Chủ tịch Nông dân 16 16 2 1 11 Chủ tịch Hội CCB 19 19 0 0 Tổng 189 126 69 9 II Cán bộ công chức 1 Trưởng Công an 19 19 0 4 2 Chỉ huy trưởng QS 19 19 0 0 3 Văn phòng Thống kê 22 3 33 8 4 Tài chính Kế toán 13 3 26 2