Hợp tác trong việc xử lý các tranh chấp

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 41 - 43)

201 1 Ngoại trưởng Seiji Maehara (1/1)

2.1.3. Hợp tác trong việc xử lý các tranh chấp

- Chủ quyền đối với nhóm đảo Takeshima

Như đã đề cập và phân tích trong chương 1, vấn đề chủ quyền đối với nhóm đảo Takeshima có thể nói là vấn đề tranh chấp lãnh thổ lớn nhất giữa Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây.

Vào đầu những năm 1990, những quan điểm khác nhau giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về nhóm đảo Takeshima vẫn tiếp tục làm vẩn đục quan hệ hai nước. Tuy nhiên, với quan điểm không để vấn đề này phát sinh thành cuộc đối đầu nhạy cảm giữa nhân dân Nhật Bản và Hàn Quốc, hai chính phủ đã có những nỗ lực giải quyết vấn đề chính trị gây đau đầu suốt nhiều thập kỷ qua. Tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 3 năm 1996, hai nước thống nhất các biện pháp giải quyết sẽ được thực hiện theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển trên cơ sở không ảnh hưởng đến lập trường của từng bên về nhóm đảo. Tiếp đó, trong Hội

nghị thượng đỉnh Cheju vào tháng 7 cùng năm, lãnh đạo hai nước lại khẳng định rằng giữa hai bên có một số vấn đề song phương chưa giải quyết nhưng là do cả hai phía giữ vững lập trường của mình, nên cần phải vượt qua để tăng cường quan hệ hợp tác hướng tới tương lai. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ hai nước nhưng vấn đề chủ quyền đối với nhóm đảo Takeshima là một vấn đề vô cùng phức tạp, có nguồn gốc sâu xa từ quá khứ, đặc biệt lại liên quan đến lợi ích của cả hai bên nên để giải quyết triệt để vấn đề này là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, mỗi nước đều giữ lập trường của mình nên không thể đi đến thỏa thuận chung. Do vậy, vấn đề Takeshima trong tương lai vẫn sẽ là vấn đề chính trị quan tâm của hai nước cùng với những vấn đề quá khứ nhạy cảm khác.

- Những quy định về việc đánh bắt hải sản

Tranh chấp trong việc khai thác tài nguyên biển là vấn đề luôn tồn tại trong quan hệ giữa các quốc gia có lãnh thổ giáp với biển. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong nỗ lực chung giải quyết tranh chấp giữa hai bên, Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đến những quy định về việc đánh bắt hải sản. Từ Hội nghị thượng đỉnh tháng 3 năm 1996, hai nước đã thống nhất tách vấn đề này khỏi vấn đề chủ quyền lãnh thổ Takeshima, coi đây là một vấn đề chính trị liên quan đến chủ quyền lãnh thổ không kém phần quan trọng. Đầu năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo cho Chính phủ Hàn Quốc về dự định của Nhật Bản ký kết Hiệp định đánh bắt hải sản Nhật Bản - Hàn Quốc với mong muốn chấm dứt những quy định cũ đã ký kết hơn 30 năm trước để thiết lập những quy định mới dựa trên nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển và điều này được phía Hàn Quốc hết sức hưởng ứng. Nhiều cuộc hội đàm giữa hai chính phủ đã được tiến hành để bàn bạc việc ký kết sớm Hiệp định đánh bắt hải sản dựa trên tiêu chí của Công ước. Ngay sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, một hiệp định cơ sở và tiếp đó là Hiệp định mới về đánh

bắt hải sản đã được ký kết. Hiệp định này chỉ rõ ranh giới thềm lục địa quy định trong thỏa thuận giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về việc thiết lập ranh giới ở vùng phía Bắc thềm lục địa liền kề với hai nước như là đường ranh giới khu vực, trong đó quyền chủ quyền liên quan đến việc đánh bắt hải sản được thực hiện, đồng thời quy định rằng một khu vực tạm thời sẽ được thiết lập về phía Bắc (Biển Nhật Bản) và về phía nam (Biển Nam Trung Hoa) của đường ranh giới này. Hiệp định cũng nêu rằng mỗi nước sẽ giải quyết vấn đề giấy phép và trừng phạt thẳng tay đối với các tàu của nước đối phương nếu tiến hành đánh bắt hải sản ngoài đường ranh giới đánh bắt cá tạm thời, hay biên giới của vùng đánh bắt hải sản tạm thời, còn các tàu trong vùng tạm thời sẽ thuộc thẩm quyền của nước mà nó mang quốc tịch và việc quản lý nguồn tài nguyên sẽ được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận của Ủy ban chung về đánh bắt hải sản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, Hiệp định mới còn quy định rằng cả hai nước sẽ quyết định về việc đặt hạn ngạch hàng năm và những điều khoản hoạt động khác cho tàu thuyền thuộc quyền sở hữu của nước kia có lưu ý đến những yếu tố như tình trạng tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của từng quốc gia. Như vậy, với việc ký kết Hiệp định đánh bắt hải sản mới, quan hệ đánh bắt hải sản Nhật Bản – Hàn Quốc bước sang một kỷ nguyên mới với những quy định mới dựa trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, cũng như vấn đề Takeshima, những quy định về khai thác hải sản không chỉ động chạm đến vấn đề kinh tế mà còn liên quan cả đến vấn đề chính trị giữa hai nước nên cần phải có thời gian xem xét, kiểm nghiệm và tiến dần tới hoàn thiện các quy định về vấn đề này, nếu không có thể sẽ dẫn đến nhiền điều đáng tiếc làm hỏng quan hệ hai bên.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)