Triển vọng quan hệ giữa hai nước

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 79 - 82)

3. Giao lưu khu vực (Bộ quản lý công cộng, Bộ Nội vụ, Bưu chính viễn thông)

3.2. Triển vọng quan hệ giữa hai nước

Từ những đặc trưng trong quan hệ giữa hai nước, những thuận lợi và khó khăn thách thức có thể xẩy ra, tác giả cho rằng triển vọng quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trong tương lai sẽ phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố thúc đẩy và cản trở quan hệ hai nước như đã đề cập ở trên. Nếu những yếu tố cản trở thắng thế thì nó sẽ khiến cho quan hệ hai nước có thể gặp nhiều khó khăn, thậm chí là sẽ đối địch với nhau. Còn ngược lại, nếu những yếu tố thúc đẩy thắng thế thì nó sẽ khiến cho quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

Xét trên phương diện kịch bản thứ nhất quan hệ hai nước sẽ đối địch với nhau khi những vấn đề về lịch sử và tranh chấp lãnh thổ không được giải quyết triệt để. Những vấn đề này có thể coi giống như một bãi mìn nổ chậm trong quan hệ hai nước. Đây là một thực tế đáng ngại bởi trong nhiều thập kỷ qua, quả bóng chuyền về tranh cãi chính trị đối với vấn đề lịch sử và chủ quyền được đẩy qua đẩy lại, làm xói mòn mọi tiến bộ trong quan hệ Nhật – Hàn. Một khi những vấn đề này chưa được giải quyết dứt điểm, nghĩa là bãi mìn nổ chậm này chưa được tháo ngòi, cắt dây cháy chậm thì những xung đột sẽ còn xẩy ra, thậm chí có thể ngày càng mạnh hơn, gay gắt hơn theo đà hùng mạnh về kinh tế và quân sự của mỗi nước, cũng như theo đà ngày càng cạn dần nguồn tài nguyên trong đất liền, lục địa [20, tr.27]. Lúc đó, vì quyền lợi dân tộc của mình, chẳng bên nào chịu nhường bên nào, thì kịch bản hai nước đối địch với nhau sẽ xẩy ra. Về kịch bản thứ hai, quan hệ Nhật – Hàn ngày càng phát triển mạnh mẽ với các hình thức đa dạng, phong phú và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là một kịch

bản lạc quan nhất và cũng là mong muốn và hy vọng của cả hai nước. Cơ sở để

đưa ra kịch bản này là dựa trên những thành quả mà hai bên đã tạo lập và xây dựng trong những năm gần đây.

Chiến tranh lạnh kết thúc, trong bối cảnh hoà bình, hợp tác cùng phát triển

là xu thế chung của thế giới và khu vực, quan hệ giữa hai nước Nhật - Hàntuy

chưa hết trở ngại, bất cập, song trên thực tế mối quan hệ giữa hai nước đã có nhiều chuyển biến ngày càng tích cực hơn. Cả hai bên đều đã nhận thức được cần phải tạm gác lại những mâu thuẫn, bất đồng đã từng tồn tại để xích lại gần nhau trong liên kết, hợp tác cùng phát triển. Để có được nhận thức này, ngoài lý do tác động của những nhân tố bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Á như đã đề cập ở trên, còn có một lý do rất quan trọng, đó là hai bên đều thấy cần phải tranh thủ hợp tác khai thác những lợi thế so sánh của mỗi bên để trao đổi với nhau trong tất cả các lĩnh vực, nhất là về lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ.

Trong lịch sử quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc thường tồn tại tranh chấp căng thẳng, nhưng trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, tuy có vấn đề lịch sử và tranh chấp song mối quan hệ giữa hai nước này luôn ổn định vì cả hai đều dựa vào ô bảo hộ an ninh của Mỹ, hai nước đều đứng về phía phương Tây. Hơn nữa, Hàn Quốc là cường quốc kinh tế, duy trì quan hệ vững chắc với Hàn Quốc có tầm quan trọng chiến lược đối với Nhật Bản và Mỹ. Nếu Nhật Bản xa rời Hàn Quốc thì sẽ đẩy nước này về phía đối phương và Nhật Bản cũng rơi vào thế bất lợi trong khu vực. Ngược lại, Hàn Quốc cũng rất cần tới Nhật Bản ở lợi thế về vốn đầu tư và khoa học-công nghệ cao. Chính vì thế, Hàn Quốc đã xác định quan hệ kinh tế với Nhật Bản là một trong những nội dung quan trọng nhất, mang ý nghĩa chiến lược trong chính sách kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc.

Đương nhiên quan hệ Nhật - Hàn có những chuyển biến tích cực như vậy không chỉ đơn thuần là do những lợi ích kinh tế đã thu được mà còn có cả một lý do rất quan trọng khác, đó là nó phù hợp với lợi ích chính trị của cả hai bên. Nhật Bản muốn trở thành nước có vị thế chính trị ngày càng lớn hơn trên thế giới mà trước hết là ở khu vực Đông Á, vì thế Nhật Bản cần thông qua cầu nối kinh tế để tạo dựng uy tín nước lớn đối với Hàn Quốc và với tất cả các nước ở Đông Á. Trong khi đó, Hàn Quốc muốn "thân thiện" với Nhật Bản vì Hàn Quốc đang cần sự hỗ trợ mạnh về kinh tế và khoa học công nghệ của Nhật Bản, nhưng đồng thời cũng là để nhằm thiết lập được môi trường hoà bình và ổn định xung quanh mình để tập trung phát triển kinh tế. Việc duy trì tốt mối quan hệ Nhật - Hàn sẽ giúp Hàn Quốc nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên trường quốc tế.

Chính vì những chuyển biến tích cực trên đây trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, hai nước lớn ở Đông Á, đã góp phần khiến cho xu thế liên kết, hợp tác phát triển ở Đông Á gia tăng nhanh chóng cùng với xu thế toàn cầu hóa ngày một tăng nên quan hệ hai nước càng trở nên phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, trong kịch bản này, chúng ta cũng có thể thấy rằng, quan hệ

giữa hai nước nếu chỉ có phụ thuộc lẫn nhau thôi thì chưa hẳn, quan hệ hai nước chắc sẽ vẫn còn những bất đồng tồn tại không thể giải quyết được ngay trong một sớm một chiều. Vì vậy, có thể dự đoán thêm trong kịch bản này đó là quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc sẽ là vừa phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng vừa là đối thủ cạnh tranh với nhau trong một giới hạn nhất định không để quan hệ bị đổ vỡ.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)