Quan hệ đầu tư

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 55 - 63)

B. Các mặt hàng Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản

2.2.2.Quan hệ đầu tư

Lĩnh vực đầu tư giữa hai nước kém phát triển hơn so với thương mại, nhưng nó lại là một phần quan trọng của hợp tác kinh tế. FDI của Nhật Bản khác với đầu tư của Mỹ và châu Âu về động cơ, hình thức và tác động của đầu tư tới các quốc gia chủ nhà. Trước hết, nó có xu hướng hướng tới hoạt động thương mại và được thể hiện rất rõ trong các hình thức liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ mở. FDI của Nhật Bản nhằm phát triển kinh tế của các nước sở tại và từ đó các nước này lại tác động ngược trở lại, bổ sung cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Trong khi đó, mục đích của FDI ở các nước phương Tây chỉ là tìm kiếm lợi nhuận cho các công ty của mình. Mục đích mà các công ty Nhật Bản chuyển giao công nghệ của mình ra nước ngoài là nhằm duy trì lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Mục đích này càng được thúc đẩy mạnh khi bắt đầu có sự tăng giá của đồng Yên vào giữa những năm 1980. Lúc này, Nhật Bản thực hiện chính sách “bùng nổ đầu tư” vào khu vực Đông Á. Đến đầu thập niên 1990, đầu tư của Nhật vào khu vực này vẫn liên tục có sự tăng mạnh. Trong xu thế chung đó, khối lượng đầu tư của Nhật vào Hàn Quốc cũng tăng lên đáng kể.

Tính đến cuối năm 1995, lượng đầu tư của Nhật Bản ở Hàn Quốc đã lên đến 445 triệu đô la, chiếm 1/3 tổng đầu tư của Nhật cho Đông Á trong thời gian này [36]. Sở dĩ Nhật Bản có sự đầu tư ồ ạt như vậy là do từ sau thỏa thuận Plaza, đồng yên liên tục tăng giá so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền khác trong khu vực dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu của Nhật một mặt bị mất tính cạnh tranh trên thị trường, mặt khác vì đã được tính bằng đô la nên tiền thu về khi đổi sang đồng yên bị giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh doanh của các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ khiến cho Nhật Bản phải chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang các nước châu Á láng giềng, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu so với các nước láng giềng NIES và ASEAN thì khối lượng đầu tư của

Nhật cho Hàn Quốc chưa phải là lớn. Có thể lý giải điều này là do Hàn Quốc vốn là một quốc gia dân tộc chủ nghĩa, luôn có sự kỳ thị đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản, một nước đã từng xâm chiếm Hàn Quốc trong một thời gian dài. Nhưng dù sao sự tăng lên không ngừng trong đầu tư của Nhật Bản đối với Hàn Quốc trong suốt nửa đầu thập niên 1990 đã phần nào cho thấy sự tiến triển đáng kể trong quan hệ kinh tế của hai quốc gia giai đoạn này.

Bước vào năm 1997, do xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trầm trọng ở khu vực châu Á. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khủng hoảng này đã làm rối loạn kinh tế các nước trong khu vực trong đó Thái Lan, Malaixia, Hàn Quốc…là những nước bị thiệt hại nặng nề nhất. Ngay cả Nhật Bản một cường quốc kinh tế thứ hai thế giới cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Do đó, đầu tư của Nhật Bản không chỉ đối với các nước trong khu vực mà đối với toàn thế giới đều giảm xuống rõ rệt, nhất là đầu tư vào các nước châu Á đang chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng này. Theo số liệu năm 1997, lượng đầu tư của Nhật vào Hàn Quốc chỉ còn 266 triệu USD, giảm khoảng 40,2% so với năm 1995. Nhưng đến năm 1999 - 2000 kim ngạch đầu tư ra nước ngoài của Nhật lại tăng gần bằng mức kỷ lục của năm 1989. Tuy nhiên, sau đó lại giảm mạnh vào ba năm tiếp theo. Điều này cho thấy kinh tế Nhật Bản vẫn trong tình trạng không ổn định.

Một điều đáng nói là trong gần một thập kỷ sau khi chiến trạnh lạnh kết thúc, tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào ngành công nghiệp chế tạo. Năm 1999 đầu tư vào ngành chế tạo còn lớn gấp hai lần đầu tư vào ngành phi chế tạo. Năm 2001, tỷ lệ đầu tư vào các ngành chế tạo đã tăng từ 24% trong năm 2000 lên 44,1%; trong khi đó tỷ lệ đầu tư vào các ngành phi chế tạo giảm xuống còn 52% [36]. Điều này cho thấy rằng cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc cũng như các nước châu Á khác cũng đã nghiêng sang lĩnh vực chế tạo. Ngoài ra, cơ cấu khu vực cũng có

những thay đổi lớn, tỷ lệ đầu tư vào các thị trường quan trọng của Nhật Bản như Mỹ, châu Âu lại có xu hướng giảm trong khi đó tỷ lệ đầu tư vào châu Á lại gia tăng. Chẳng hạn, kim ngạch đầu tư vào Mỹ của doanh nghiệp Nhật Bản năm 1999 chiếm 33,4% tổng kim ngạch đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản nhưng đến năm 2001 đã giảm xuống còn 20,2%. Ngược lại tỷ lệ đầu tư vào châu Á lại tăng từ 10,7% trong năm 1999 lên 19,5% năm 2001. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng chú trọng đến các nước châu Á do hiện nay các nước trong khu vực không chỉ đã đáp ứng được trình độ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất mà Nhật Bản đầu tư mà còn có lợi về giá nhân công rẻ.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Hàn Quốc đã thực hiện rất nhiều chính sách cải cách kinh tế. Đặc biệt do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn nước ngoài nên Hàn Quốc đã sửa đổi nhiều nội dung quan trọng trong luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút thêm đầu tư trực tiếp của các nước. Hàn Quốc đã chấp nhận việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, chấp nhận cho người nước ngoài sở hữu đất. Hơn nữa cũng có những nới lỏng về mặt tài chính như cho vay bằng ngoại tệ, nới lỏng từng bước quy chế ngoại hối và lần đầu tiên chấp nhận cho chuyển tiền lãi ra nước ngoài.

Điểm đáng chú ý trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc là vấn đề giảm thuế. Những trường hợp đầu tư có kỹ thuật cao hoặc đầu tư vào khu vực người nước ngoài đầu tư thì sẽ được miễn thuế pháp nhân 7 năm kể từ năm bắt đầu có lãi và 3 năm tiếp theo sẽ giảm 50%. Ngoài ra còn miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất trong 3 năm kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Tiếp đến, Hàn Quốc còn đưa ra chính sách như tự do hóa khu vực doanh nghiệp, tự do hóa việc mua bán hoặc sáp nhập các công ty, tự do hóa thị trường vốn, mở cửa thị trường bất động sản… Những bước đi này của Hàn Quốc đã nhận được sự phản ứng tích cực của các nhà đầu tư Nhật Bản và các nước khác. Kết quả là đầu tư của các nước vào Hàn Quốc đã tăng lên rõ rệt mặc dù đây là thời điểm Hàn Quốc vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Ví dụ, kim ngạch đầu tư vào Hàn Quốc trong năm 1998 đã tăng lên 8.852 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ so với năm 1997. Đặc biệt,

năm 1999 FDI vào Hàn Quốc đạt 15,541 tỷ USD và năm 2000 đạt 15,7 tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 2001 kim ngạch đầu tư vào Hàn Quốc lại giảm xuống, đến năm 2003 kim ngạch đầu chỉ còn 2,66 tỷ USD [36].

Đầu tư trực tiếp của các xí nghiệp Nhật Bản vào Hàn Quốc cũng nằm trong xu thế chung với đầu tư của các nước vào Hàn Quốc. Năm 1998, kim ngạch đầu tư của các xí nghiệp Nhật Bản vào Hàn Quốc đã có sự gia tăng đáng kể, đạt 504 triệu USD. Đến năm 2000 kim ngạch đầu tư đạt mức cao nhất từ trước đến thời điểm đó là 1,166 tỷ USD. Song từ năm 2001 kim ngạch đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc cũng lại giảm xuống và đến năm 2003 chỉ còn 388 triệu USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2005 kim ngạch đầu tư của các xí nghiệp Nhật Bản lại tăng đáng kể đạt 1,958 tỷ USD.

Biểu đồ 2.2. FDI giữa Nhật Bản và Hàn Quốc

Đơn vị: triệu USD

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Đầu tư của Nhật Bản sang Hàn Quốc 438 208 504 418 1.166 793 543 388 834 1.958 Đầu tư của Hàn Quốc sang Nhật Bản 60 97 27 54 52 46 79 -110 270 32

Nguồn: Sách Xanh ngoại giao năm 2006

-5000 0 500 1000 1500 2000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Đầu tư của Nhật Bản sang Hàn Quốc Đầu tư của Hàn Quốc sang Nhật Bản

Sự không ổn định về đầu tư của Nhật Bản tại Hàn Quốc trong những năm qua ngoài những nguyên nhân đã đề cập, còn có những nguyên nhân khác đó là do sự chững lại của nền kinh tế thế giới và sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản. Năm 2002, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm 15,7% so với năm trước, chỉ đạt 32,3 tỷ USD. Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý khác là từ năm 2001 Nhật Bản lại tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh về thu hút vốn FDI đáng gờm không chỉ đối với Hàn Quốc mà còn đối với cả thế giới. Trung Quốc luôn chiếm trên 40% tổng mức FDI vào các nước đang phát triển châu Á. Điều này cũng dễ hiểu, bởi Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, giá nhân công rẻ có thể tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc còn có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống phân phối tốt nên các nhà đầu tư Nhật Bản bất kể là lớn hay nhỏ đều đã đến Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư.

Đặc biệt, sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO thì môi trường đầu tư ở Trung Quốc vốn đã hấp dẫn nay lại hấp dẫn hơn đối với Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, tính lũy kế đến hết năm 2004, Nhật Bản đã đầu tư vào Trung Quốc tổng cộng 31.855 dự án, với số vốn theo hợp đồng là 66,649 tỷ USD và số vốn thực tế sử dụng là 46,846 tỷ USD, đứng sau Hồng Kông và Mỹ trong danh sách các nhà đầu tư lớn ở Trung Quốc. Tất nhiên, đầu tư của các nước có phụ thuộc vào xu hướng của nền kinh tế thế giới nhưng cái chính vẫn là quan hệ song phương và môi trường đầu tư của mỗi cặp quan hệ.

Đối với trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài việc Hàn Quốc đã có những bước đi nhằm cải thiện môi trường đầu tư như đã nói ở trên thì tháng 1 năm 2003 hai nước đã ký kết Hiệp định đầu tư song phương. Vì vậy có thể khẳng định rằng, những bước đi này của hai bên đã tạo nền tảng cho quan hệ hợp tác, giao lưu giữa hai nước nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng.

Về phía đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài: do Hàn Quốc là một nước có nền kinh tế đi sau, công nghệ lại chưa phát triển nên việc đầu tư ra nước ngoài

của các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn còn hạn chế. Song, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã tích cực mở rộng đầu tư vào Mỹ, các nước châu Âu, đặc biệt là vào Trung Quốc. Tuy nhiên, họ lại không chú trọng đầu tư vào thị trường Nhật Bản. Nguyên nhân chính vẫn là do thực lực tài chính của các doanh nghiệp Hàn Quốc chưa thực sự vững mạnh. Trong một năm các doanh nghiệp Hàn Quốc mới chỉ đầu tư ra nước ngoài khoảng 3 đến 4 tỷ USD, chỉ bằng 1/10 của Nhật Bản. Hơn nữa, giá nhân công và giá đất ở Nhật lại quá cao, trình độ công nghệ của Hàn chưa bằng của Nhật. Do vậy mà đầu tư của Hàn Quốc vào Nhật Bản chủ yếu là vào các ngành dịch vụ, tài chính. Điều này càng làm cho triển vọng đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vào Nhật Bản không mấy sáng sủa.

Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc ra nước ngoài (2001-2002)

(Đơn vị: 1000 USD, %) Năm Nước 2001 2002 Kim ngạch Tỷ lệ cấu thành Kim ngạch Tỷ lệ cấu thành Tỷ lệ tăng Mỹ 1.206,897 28,6 586.355 16,2 -51,4 Trung Quốc 432,603 10,3 512.922 14,2 18,6 Hongkong 245,266 5,8 76.500 2,1 -68,8 Singapore 84,150 2,0 20.506 0,6 -75,6 Việt Nam 63,364 1,5 45.785 1,3 -27,7 Indonesia 62,955 1,5 148.803 4,1 136,4 Nhật Bản 62,417 1,5 80.307 2,2 28,7 Ấn Độ 15,011 0,4 8.588 0,2 -42,8 Philipin 62,335 1,5 44.866 1,2 -28,0 Thái Lan 31,164 0,7 30.764 0,8 -1,3 Malaisia 8,947 0,2 11.100 0,3 24,1 Canada 36,417 0,9 24.855 0,7 -31,7 Anh 30,076 0,7 21.260 0,6 -29,3 Đức 28,409 0,7 69.055 1,9 143,1

Pháp 8,373 0,2 25.014 0,7 198,7 Hà Lan 23,239 0,6 1569.004 43,3 6651,6 Ba Lan 38,269 0,9 13.588 0,4 -64,5 Nga 3,153 0,1 6.679 0,2 111,8 Uzơbekistan 6,770 0,2 63.176 1,7 833,2 Mexico 16,316 0,2 15.035 0,4 -7,9 Brazil 26,043 0,4 17.885 0,5 -31,3 Ostolia 54,683 1,3 6.655 0,2 -87,8 Tổng cộng 4.214,157 100 3.624.270 100 -14,0 Nguồn: Sách trắng Jetro 2002

Chính phủ và các nhà kinh tế Hàn Quốc đang phàn nàn về FDI của Nhật Bản tại Hàn Quốc là quá ít, không bù đắp được nhiều cho khoản thâm hụt thương mại quá lớn giữa hai nước. Song đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Hàn Quốc tăng đến đâu hầu như lại phụ thuộc vào phía Hàn Quốc là chính. Việc Nhật Bản và Hàn Quốc ký Hiệp định đầu tư song phương hoặc đang cố gắng để đạt được một Hiệp định thương mại tự do song phương sẽ làm cho quan hệ hai nước ấm hơn và là cơ sở để quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn. Nhưng lý do chính khiến các nhà đầu tư Nhật Bản chưa mặn mà đầu tư vào Hàn Quốc lại chính do phía Hàn Quốc gây ra. Chẳng hạn như phía Hàn Quốc bị các nhà đầu tư Nhật Bản phàn nàn rằng chính phủ Hàn Quốc thực hiện không ổn định chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình. Ví dụ, trong những năm gần đây hải quan Hàn Quốc đã áp đặt mức thuế 8% đối với việc nhập khẩu linh kiện của hãng Toshiba mà trước đây được miễn thuế. Điều này đã làm mất lòng tin của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhưng có lẽ vấn đề lao động ở Hàn Quốc mới là nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản còn dè dặt. Điều này đã được chính phủ Hàn Quốc thừa nhận: Xu hướng gia tăng đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc có giữ vững được hay không trong bối cảnh về những tranh chấp lao động căng thẳng đang diễn ra ở Hàn Quốc được coi là rào cản chính đối với đầu tư của Nhật Bản vào Hàn

Quốc. Những xung đột lao động ở đây trong những năm 1930 vẫn còn in đậm trong lòng các doanh nhân Nhật Bản. Trong suốt 3 năm đàm phán về vấn đề tranh chấp lao động nhằm đạt được Hiệp định đầu tư song phương, Nhật Bản luôn yêu cầu có điều khoản đặc biệt để giải quyết tranh chấp lao động trong công ty Nhật Bản hoạt động ở Hàn Quốc [45, tr.149].

Như vậy, để thu hút nhiều hơn nữa đầu tư của Nhật Bản, chính phủ cũng như nhân dân Hàn Quốc phải gạt bỏ được tâm lý thù hận cũng như phải tạo ra một môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn và hiệu quả. Để làm được điều này, chính phủ Hàn Quốc nên thực hiện và duy trì chính sách trong nước một cách ổn định và dễ hiểu, hơn là gửi những phái đoàn sang Nhật Bản kêu gọi đầu tư. Nếu chính phủ không xem xét những vấn đề này một cách nghiêm túc thì Nhật Bản sẽ chuyển hướng đầu tư sang những nước láng giềng như là Trung Quốc và

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 55 - 63)