Hợp tác giao lưu văn hóa

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 68 - 70)

B. Các mặt hàng Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản

2.3.1. Hợp tác giao lưu văn hóa

Kể từ những năm cuối thập niên 1990 đến nay, cùng với những chuyển biến chung trong quan hệ hai nước, quan hệ văn hóa Nhật Bản - Hàn Quốc đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới với sự quan tâm đặc biệt của hai chính phủ. Mặc dù cùng nằm trong khu vực châu Á, lại có nhiều nét văn hóa tương đồng nhưng phải đến giai đoạn này thì quan hệ văn hóa giữa hai nước mới thực sự có những bước chuyển biến tích cực. Nguyên nhân chủ yếu cũng xuất phát bởi quá khứ xâm lược Hàn Quốc. Người Nhật Bản đã dùng quyền cai trị của mình trong 35 năm để cố gắng xóa bỏ mọi dấu vết của nền văn hóa bản địa bằng cách cưỡng bức người dân Hàn Quốc nói tiếng Nhật, mang họ của Nhật và thờ phụng tại các đền thờ Thần đạo. Điều này đã để lại sự thù hận không dễ xóa nhòa trong tâm trí của nhiều thế hệ người dân Hàn Quốc khiến cho quan hệ hai nước mặc dù đã bình thường hóa vào năm 1965 nhưng khó có thể phát triển một cách tích cực. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới với những yêu cầu phát triển mới, cả hai chính phủ đều thấy rằng để có được mối quan hệ toàn diện giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong tương lai cần phải có sự thay đổi và phát triển hơn nữa quan hệ văn hóa giữa hai bên. Do vậy, từ đầu thập niên 1990 nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Nhật - Hàn ở các cấp độ khác nhau đã bắt đầu được thực hiện. Các chương trình trao đổi phái đoàn văn hóa Nhật Bản - Hàn Quốc được tiến hành luân phiên ở hai nước với mục đích đẩy mạnh việc giao lưu văn hóa từ cấp nhà nước đến địa phương. Cùng với các chương trình này là các Hội nghị giao lưu văn hóa chung khác như biểu diễn nhạc dân tộc truyền thống, triển lãm ảnh, các cuộc biểu diễn nghệ thuật được tiến hành thường xuyên, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước hiểu biết nhau hơn giúp quan hệ văn hóa hai bên được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Năm 1998 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Nhật - Hàn nói chung và trong quan hệ văn hóa giữa hai nước nói riêng với việc ký kết Tuyên bố chung Nhật Bản -

Hàn Quốc. Trong Tuyên bố này, lãnh đạo hai bên đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường giao lưu con người và văn hóa giữa hai nước thông qua các hoạt động giao lưu các nghệ sĩ trẻ, các chuyên gia văn hóa, biểu diễn sân khấu hiện đại, nghệ thuật dân gian và nghiên cứu chung về việc phục hồi các di sản văn hóa. Đặc biệt là chính phủ Hàn Quốc trên tinh thần “gác lại quá khứ, tiến tới xây dựng quan hệ đối tác mới với Nhật Bản hướng tới thế kỷ 21” được nêu trong Tuyên bố đã chấp nhận mở cửa đối với hai lĩnh vực văn hóa của Nhật Bản đó là phim ảnh và âm nhạc.

Sau một thời gian khá dài kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1965 cho đến năm 1998, phim ảnh Nhật Bản được giới thiệu ở Hàn Quốc một cách hạn chế. Để khắc phục sự gián đoạn về thông tin, Hàn Quốc đã làm một chương trình tập trung các tác phẩm phản ánh “ngày ấy và bây giờ” về Nhật Bản nhằm mục đích giới thiệu với công chúng Hàn Quốc cuộc sống của nhân dân Nhật Bản qua 30 năm phát triển kinh tế, kể từ khi kinh tế tăng trưởng, nền kinh tế đạt tới tuyệt đỉnh của sự phồn vinh, thời kỳ kinh tế bong bóng cho đến khi bước vào giai đoạn suy thoái với nhiều sự kiện và nhiều biến động chính trị trong cũng như ngoài nước Nhật. Thông qua các tác phẩm điện ảnh Nhật Bản, người Hàn Quốc hiểu thêm về đất nước và con người Nhật Bản trong quá khứ. Ngoài những tác phẩm điện ảnh nói chung, Nhật Bản còn có những tác phẩm mới dành riêng cho khán giả Hàn Quốc, những tác phẩm này đã được đông đảo khán giả Hàn Quốc hâm mộ với lời bình phim Nhật hay nhất, từ đó tăng thêm tình cảm yêu mến người Nhật. Có thể nói, cũng nhờ các tác phẩm điện ảnh, người Hàn Quốc càng hiểu nhiều hơn về xã hội Nhật Bản cũng như hoàn cảnh sống của Nhật và càng tăng thêm mối đồng cảm giữa hai dân tộc. Đây cũng là một thành công lớn của điện ảnh Nhật Bản tại Hàn Quốc, mở ra cơ hội cho Nhật Bản hòa mình hơn vào văn hóa Hàn Quốc.

Một điều đáng nhấn mạnh là trong những năm gần đây ở Nhật Bản đã bùng nổ mạnh mẽ “Trào lưu Hàn Quốc”, "hâm mộ mốt Hàn Quốc". Nhờ sự yêu

mến phim ảnh Hàn Quốc mà việc học tiếng Hàn, quan tâm đến món ăn Hàn cũng như mốt thời trang Hàn rất được ưa chuộng. So với trước kia, đây thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước.

Thêm vào đó, một trong những sự kiện có ý nghĩa lớn đối với quan hệ văn hóa Nhật - Hàn trong giai đoạn này đó là việc hai nước quyết định cùng đăng cai tổ chức Cúp bóng đá thế giới trong năm 2002 và đây cũng là “Năm giao lưu quốc gia Nhật Bản - Hàn Quốc” với mục đích thúc đẩy sự giao lưu quốc gia trên phạm vi rộng. Đây là nỗ lực rất lớn của chính phủ và nhân dân hai nước vì một quan hệ văn hóa Nhật - Hàn phát triển cao hơn trong tương lai. Sau khi thống nhất ý kiến, hai nước đã xúc tiến công tác chuẩn bị hết sức tích cực thể hiện ở các cuộc họp nhóm làm việc giữa hai bên. Kết quả là nhiều sự kiện văn

hóa đã được hai nước tiến hành trong Năm giao lưu quốc gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)