Hợp tác thông qua cơ chế hợp tác Đôn gÁ (mô hình ASEAN+ 3)

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 43 - 46)

201 1 Ngoại trưởng Seiji Maehara (1/1)

2.1.4. Hợp tác thông qua cơ chế hợp tác Đôn gÁ (mô hình ASEAN+ 3)

Ý tưởng xây dựng hợp tác Đông Á đã được nhen nhóm ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng phát từ Thái Lan năm 1997. Kể từ đó, quá trình hình thành các liên kết trên nhiều lĩnh vực giữa các nước Đông Á được

triển khai và dần dần hoàn thiện. “Công đầu” trong việc hình thành và kết nối khối Cộng đồng Đông Á thuộc về 10 nước ASEAN. Sau đó ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự và phát triển thành

ASEAN+3. Với “Tuyên ngôn hợp tác hướng đến thế kỷ 21” trong cuộc họp cấp

cao vào tháng 12 năm 1997; tiến trình ASEAN + 3 được xem như phát triển mạnh nhất từ năm 1998 đến năm 2001, được thể chế hóa vào năm 1999 trong

Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á do các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 tại Manila – Philipine. Trong tuyên bố này, các nhà lãnh đạo 10 + 3 cam kết tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác Đông Á ở mọi cấp độ và trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, xã hội, chính trị và hợp tác an ninh phi truyền thống. Các cuộc họp cấp cao, cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng chuyên ngành, các Tổng vụ trưởng và quan chức là cơ chế ban đầu của hợp tác này. Trên cơ sở những cuộc họp đó, các quan chức cấp cao của ASEAN + 3 thường xuyên gặp gỡ, tìm kiếm các thỏa thuận hợp tác về nhiều lĩnh vực, nhất là về hoán đổi tiền tệ, chia sẻ thông tin và đào tạo, trao đổi nghiệp vụ về ngân hàng tài chính, về hợp tác khoa học - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển tiểu vùng [11, tr.144].

Sau Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á, thì ba nước Đông Bắc Á cũng bắt đầu đẩy mạnh các liên kết với nhau. Cơ chế ban đầu là cuộc gặp cấp cao giữa ba nước Đông Bắc Á diễn ra ngay sau cuộc gặp cấp cao ASEAN + 3. Hội nghị cấp cao Đông Bắc Á đầu tiên diễn ra năm 1999. Sau Hội nghị này Nhật Bản và Hàn Quốc đã thiết lập Nhóm nghiên cứu khả năng thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do Nhật - Hàn. Năm 2000, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc gặp cấp cao đầu tiên. Cuộc gặp cấp cao Đông Bắc Á lần hai diễn ra năm 2001. Tại cuộc gặp, các nhà lãnh đạo ba nước Đông Bắc Á đã nhất trí sẽ họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Kinh tế và Tài chính hàng năm.

Như vậy, ASEAN đã đóng vai trò lôi cuốn ba nước Đông Bắc Á vào các hợp tác của ASEAN, dùng cơ chế ASEAN + 3 để thúc đẩy hợp tác không chỉ

giữa các nước Đông Nam Á với các nước Đông Bắc Á, mà còn giữa các nước Đông Bắc Á với nhau, từ đó hình thành nên Hợp tác Đông Á.

Với vai trò trụ cột là ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á trong hơn một thập kỷ qua đã đạt được những kết quả bước đầu gắn kết các nước lại với nhau:

Về chính trị: các hội nghị thượng đỉnh thường niên đã giúp các nhà lãnh đạo 13 nước Đông Á có cơ hội tiếp xúc thường xuyên và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Những cuộc gặp như vậy đã giúp họ hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn. Trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau đó, các nhà lãnh đạo Đông Á đã có thể tiến tới những lập trường chung về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Một trong những minh chứng về kết quả của hợp tác Đông Á trong lĩnh vực chính trị được phản ánh qua lập trường của Đông Á về việc mở rộng ASEM tại Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội tháng 10 năm 2004. Trong quá trình thảo luận về việc kết nạp thành viên mới giữa các đối tác của ASEM, nếu 13 nước Đông Á không có lập trường chung thì có lẽ Mianma đã không thể được kết nạp vào ASEM [17, tr.28].

Trong lĩnh vực kinh tế, thành tựu nổi bật nhất của hợp tác Đông Á là triển khai Sáng kiến Chiang Mai. Cho tới Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 họp tháng 5 năm 2004, đã có 16 hiệp định hoán đổi song phương (BSA) được ký kết giữa các nước Đông Á với tổng số tiền lên tới 35,6 tỷ USD. Đó là các thỏa thuận giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, Thái Lan - Nhật Bản, Nhật Bản - Philipine, Nhật Bản - Malaysia, Trung Quốc - Thái Lan, Nhật Bản - Trung Quốc, Nhật Bản - Indonesia, Nhật Bản - Singapore, Trung Quốc - Malaysia và Trung Quốc - Philipine.

Hợp tác kinh tế, thương mại thông qua các tiến trình ASEAN + 3 đã góp phần thúc đẩy quá trình liên kết các nền kinh tế Đông Á. Buôn bán nội khối trong khu vực không ngừng tăng lên, buôn bán giữa các nước Đông Á với nhau tăng 35%. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Đông Á đã làm cho khu vực này trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Nếu các nền kinh tế Đông Á được kết nối với nhau thông qua một hiệp định tự do hóa thương mại như đề nghị của EAVG và EASG thì sức mạnh kinh tế của khu vực này sẽ còn tăng lên gấp bội. Các nước Đông Á sẽ có tiếng nói lớn hơn, được nể trọng hơn trong các diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế.

Về hợp tác an ninh, ASEAN + 3 đã cùng nhóm họp “Hội nghị cấp Bộ trưởng chống tội phạm xuyên quốc gia” vào tháng 1 năm 2004. Tháng 8 năm 2005, Bộ công an các nước ASEAN + 3 đã ký “Tuyên bố Bắc Kinh” về tăng cường hợp tác an ninh giữa cảnh sát các nước với nhau. Ngoài ra, ASEAN + 3 còn cùng nhau hợp tác trong vấn đề môi trường. Trước những nguy cơ tăng nhanh do thiên tai gây ra, các nước trên thế giới nói chung và Đông Á nói riêng trở nên hợp tác chặt chẽ hơn về vấn đề này. Trong những năm gần đây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc liên tục tổ chức các hội nghị về môi trường khu vực, giám sát về mưa a xít, hệ thống dự báo bão cát…, đặc biệt khi xẩy ra trận động đất và sóng thần ở Đông Nam Á thì Nhật Bản và Hàn Quốc đã tham gia tích cực để bàn cách khắc phục và dự báo sóng thần, kể cả ủng hộ vật chất cũng như nhân viên ý tế cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của nhiều nước Đông Nam Á. Hay gần đây, trong thảm họa thiên nhiên kép diễn ra ở Nhật Bản tháng 3 năm 2011, Hàn Quốc đã chia sẻ nỗi đau với người dân Nhật Bản bằng cách viện trợ tiền, lương thực và thiết bị y tế cho nước này.

Với sự hợp tác như vậy, tiến trình hợp tác ASEAN + 3 trở thành một khuôn khổ hợp tác năng động, quan trọng và hiệu quả, tạo tiền đề cho liên kết khu vực hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng Cộng đồng Đông Á (EAC) trong tương lai. Và cũng thông qua tiến trình hợp tác này, quan hệ Nhật - Hàn sẽ ngày càng được thúc đẩy hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)