động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Đói nghèo hiện được coi là thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt
trong thế kỷ 21. Đói nghèo là một vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển gặp phải. Tại Việt Nam
tình hình đói nghèo tuy được cải thiện đáng kể do những nỗ lực vươn lên của nước
ta và sự trợ giúp của cộng đồng thế giới nhưng sự cải thiện này là không đồng đều. Do đó, xóa đói giảm nghèo được coi là sự nghiệp cách mạng xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, là một chiến lược lâu dài, một quyết sách và một chương trình hành
động quan trọng.
Công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta trong thời kì đẩy mạnh hội nhập
quốc tế hiện nay có nhiều thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đan xen nhau. Do
vậy, để dễ dàng vượt qua các khó khăn, thách thức, tạo ra thời cơ trong thời kỳ đẩy
mạnh hội nhập quốc tế Việt Nam cần tiến hành một cách hệ thống và đồng bộ các
giải pháp xóa đói giảm nghèo như sau:
Về phía Nhà nước
Một là, cần gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, gắn các chương
trình xóa đói giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở
cấp quốc gia và địa phương. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Do vậy, tốc độ
giảm nghèo của nước ta cũng khá ấn tượng, giảm hơn một nửa trong giai đoạn
2001-2010. Có thể nói mối quan hệ giữa tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đã
được thể hiện rõ nét trong thời gian vừa qua. Vậy, thực hiện chiến lược tăng trưởng
kinh tế nhanh và tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm nghèo được coi là chìa khóa
để giải bài toán xóa đói giảm nghèo.Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu
dựa vào phát triển theo chiều rộng chưa đi vào chiều sâu. Vì vậy, trong thời gian tới, hướng quan trọng để vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinhtế nhằm đạt chất lượng
trung phát triển kinh tế tư nhân, gắn xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội. Sự tăng trưởng do sử dụng nhiều lao động được tạo ra bởi khu vực kinh tế tư nhân là đóng góp quan trọng cho mục tiêu tạo ra nhiều việc làm mới cần thiết.
Hai là, hướng trung tâm chiến lược xóa đói giảm nghèo vào phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Đây được coi là giải pháp quan trọng trong hoạt động xóa đói
giảm nghèo ở nước ta. Trong những năm tới cần bảo đảm cho nông nghiệp và nông thôn phát triển theo xu thế bền vững, hiệu quả cao, đa dạng và có tính cạnh tranh
quốc tế, phát triển mạnh khu vực phi nông nghiệp, thực hiện đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp nhằm giảmtối đa rủi ro cho nông dân. Muốn vậy, cần hướng sản xuất
nông nghiệp theo mô hình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần nhấn mạnh tầm
quan trọng của tiến bộ khoa học trong nông nghiệp và áp dụng rộng rãi công nghệ
mới đối với các lĩnh vực như giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra nguồn hàng hóa
đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần giảm nghèo bền vững và hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới. Cần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ nông thôn. Đây là hướng đi quyết định đến phát triển và nâng cao tính hiệu quả của kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ba là, Tăng cường hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ
cho các xã đặc biệt khó khăn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, biên giới, hải đảo, bãi ngang… với các nội dung cụ thể:
Đầu tư kết cấu hạ tầng trong đó thiết yếu nhất là xây dựng đường giao thông
đi lại đến các xã và đến các thôn, bản; phát triển hệ thống thông tin truyền thông cấp
xã để một mặt phổ biến kinh nghiệm sản xuất và công khai các hoạt động của các chương trình, chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo đến từng người dân, mặt khác
giúp người nghèo có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin mới, chủ động, tích cực
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Chăm lo về giáo dục và y tế: Việc đảm bảo cho người nghèo tiếp cận được các
dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt của nghèo đói đồng thời cũng loại bỏ nguồn gốc của sự nghèo đói. Trước hết cần tiếp
tục mở trường học các cấp tiểu học, trung học cơ sở tại các xã vùng cao. Đặc biệt,
phát triển hệ thống y tế tuyến xã, xóa bỏ xã trắng về y tế, tăng cường thiết bị và bồi dưỡng trình độ cho cán bộ y tế thôn, bản. Đồng thời cần thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hóa gia đình và giảm tốc độ tăng dân số. Bởi đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
Bốn là, Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tự vươn lên thoát nghèo. Cụ thể:
Hỗ trợ về vốn bằng các cách sau: (i) mở rộng diện vốn, kéo dài thời gian cho vay có tính đến thời vụ và giảm bớt mức lãi suất cho vay và cải tiến phương thức
tiếp cận vốn vay. Ngoài hình thức cho vay bằng tiền có thể áp dụng hình thức cho
vay bằng hiện vật như cho vay cây, con giống… (ii) hướng dẫn người nghèo làm kinh tế theo mô hình “bốn nhà” (nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và Nhà
nước) và thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông.
Năm là, do có quá nhiều chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình giảm
nghèo khác nhau, có sự chồng chéo trong quá trình triển khai, thực hiện các chương
trình, chính sách, dự án giảm nghèo. Vì vậy, trong thời gian tới các nhà lãnh đạo ở nước ta cần “xây dựng một chương trình giảm nghèo toàn diện giải quyết được
những nhu cầu của người nghèo tại nước ta và cần phải hợp lý hóa tất cả các chương trình giảm nghèo trong các lĩnh vực khác nhau nhằm làm giảm tính phân
tán và chuyển trách nhiệm thiết kế và thực hiện cho các bộ liên quan. Ví dụ Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thiết kế và theo dõi tất cả các hoạt động về
nông nghiệp”. [11, tr. 51]
Việc lồng ghép các dự án giảm nghèo vào một chương trình sẽ làm giảm chi
phí thực hiện và chi phí hành chính nhờ chỉ phải lập một kế hoạch chung, dự toán
một ngân sách, thực hiện và báo cáo chung. Điều này sẽ làm giảm sự phân tán trong
hỗ trợ sản xuất và tạo ra tính linh hoạt cao hơn trong thực hiện.
Sáu là, Cần tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong và
ngoài nước đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, cần phải quán triệt tinh thần tự lực cánh
Trước hết, “Nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư trong nước tránh tình trạng phân bổ ngân sách bình quân và không dựa trên các tiêu chí về dân số, tỷ lệ hộ nghèo, điều kiện tự nhiên hoặc mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Bởi không phải
vùng nào, khu vực nào, nhóm đối tượng nào cũng áp dụng các tiêu chí và hỗ trợ
nguồn ngân sách giống nhau.” [5]. Cùng với việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi
nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nước ta, đặc biệt
là đầu tư vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo Nhà nước cần lồng ghép các chương trình
xóa đói giảmnghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương và cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của
các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ bảy, cần đẩy mạnh phân cấp nguồn vốn và ra quyết định liên quan đến
giảm nghèo cho cấp cơ sở.Hệ thống các chương trình, dự án hiện tại là quá nặng và không tạo ra sự linh hoạt cho các tỉnh, các huyện và các xã để họ có thể xây dựng được những kế hoạch giảm nghèo phù hợp với địa phương. Các tỉnh bị giới hạn
trong một số dự án và ngân sách và phải hoạt động trong những giới hạn đó và khó thành công trong thực hiện dự án. Các dự án xóa đói giảm nghèothường thành công do thiết kế phù hợp với người thực hiện trong tỉnh hơn và có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương.
Bên cạnh đó,muốn công tác giảm nghèo ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao và mang tính bền vững thì cần phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với các hoạt động thương mại viện trợ và có thể được thúc đẩy tốt hơn thông qua việc xây dựng các
mối quan hệ đối tác toàn cầu. Kể từ năm 2000 đến nayViệt Nam đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển. Để đảm bảo công bằng xã hội và tính bền vững của công tác xóa đói giảm nghèo, cần có những mối quan hệ đối tác liên tục và mở rộng hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực
trong những năm sắp tới.
Về phía các Doanh nghiệp
Một là,các doanh nghiệp cần bảo đảm tốt hơn trong việc thực hiện chính sách
với người lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực tạo việc làm cho người nghèo. Có sự
nghiệp cần có sự đồng thuận trong việc tiếp cận và giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động là người nghèo, đầu tư xây dựng các trường dạy nghề tại các tỉnh
miền núi, trung du, Tây Nguyên nhằm góp phần cùng toàn xã hội trang bị cho lực lượng lao động nơi đây một nền tảng kiến thức và nghề vững chắc, xây dựng nên
đội ngũ nhân lực có trí thức, có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động
ngày càng cao của toàn xã hội, của quá trình hội nhập quốc tế. Đi đôi với đó các
doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện nghiêm túc các chế độ bảo hiểm xã hội cho
người lao động.
Hai là, đối với công tác xóa đói giảm nghèo các doanh nghiệp cần xây dựng
nội dung thỏa thuận, cam kết hỗ trợ giúp đỡ các tỉnh nghèo, huyện nghèo và người nghèo. Xây dựng nội dung hỗ trợ phù hợp tính chất, đặc thù, khả năng thế mạnh của
doanh nghiệp với yêu cầu chương trình hỗ trợ đảm bảo bền vững, thiết thực với người nghèo, phù hợp tập quán văn hóa, điều kiện từng địa phương, hài hòa với
cộng đồng dân cư.Phối hợp với các tỉnh nghèo xác định nhu cầu, thứ tự ưu tiên đầu tư của tỉnh, huyện và dự kiến chương trình hỗ trợ với tiến độ, giải pháp cụ thể.
Ba là,các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã đặc
biệt khó khăn, trong đó đầu tư thiết yếu nhất là xây dựng đường giao thông đi lại đến các xã và đến các thôn bản, phát triển hệ thống đài truyền thanh xã để phổ biến
kinh nghiệm sản xuất và công khai các hoạt động của công tác xóa đói giảm nghèo
đến từng người dân. Trong việc đầu tư các doanh nghiệp cần phân biệt rõ xã nào cần bao nhiêu, không nên dùng hình thức đầu tư bình quân như hiện nay.
Về phía người nghèo
Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo cũng là giải pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xóa đói giảm nghèo trong hội nhập quốc
tế. Đây là vấn đề thường xuyên phải hoàn thiện nhằm tạo ratổng lực mạnh mẽ để xóa đói giảm nghèo. Do vậy, bản thân mỗi người nghèo cần nhận thức được công tác xóa đói giảm nghèo là mang lại lợi ích thiết thực cho chính bản thân họ. Vì vậy nguồn lực
thiết thực nhất là bản thân mỗi gia đình, mỗi nhóm dân cư, mỗi bản làng với phương châm các gia đình hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng trao đổi kinh nghiệm làm ăn, đổi
cần chủ động tìm cách nâng cao thu nhập bằng đa dạng hóa sinh kế. Hình thành các nhóm lợi ích, nhóm sở thích để cùng hợp tác, hỗ trợ nhau thoát nghèo.
Về phía các nhà đầu tư nước ngoài
Trong thời gian qua, viện trợ nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong việc
xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Viện trợ nước ngoài góp phần hình thành nên một số trung tâm công nghiệp từ đó tạo công ăn việc làm cho số đông lao động thiếu việc làm và lao động thất nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng viện trợ vẫn còn rất thấp và mang theo một số điều kiện kinh tế,
chính trị ràng buộc. Điều này gây khó khăn cho các nước nhận viện trợ như Việt
Nam. Mặt khác, trong thời gian qua các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ chú trọng
viện trợ vào các khu đô thị, khu công nghiệp mà chưa chú trọng viện trợ thực sự cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta điều này càng làm cho khoảng cách giàu - nghèo ở nước ta thêm trầm trọng. Vì vậy, trong thời gian tới yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng viện trợ,
giảm bớt các điều kiện ràng buộc không có lợi cho các nước nhận viện trợ. Về phía
Việt Nam -nước nhận viện trợ cần phải nhận thức rằng các nguồn viện trợ chỉ đóng
vai trò một phần quan trọng chứ không có vai trò quyết định, đồng thời trong quá
trình sử dụng nguồn vốn này cần phải quán triệt tinh thần tự lực, tự cường và cần
phải tính toán kỹ để các nguồn vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động xóa đói
giảm nghèo ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên đây cần phải được triển
khai một cách hệ thống, đồng bộ và đạt kết quả bền vững. Đúng như Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ 11đã nêu: “Tập trung triển khai có hiệu quả các chươngtrình xóa
đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hóa các
nguồn lực và phương thức xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông
thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo. Đồng thời triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế ” nhằm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. [7, tr. 229 - 235].
Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xóa đói
giảm nghèo trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế
Thực hiện hệ thống chuyển giao tiền mặt có điều kiện. Trong nhiều khía cạnh
nhu cầu, chính người nghèo là những người có thể xác định nhu cầu của mình cũng như việc họ cần phải làm gì để cải thiện cuộc sống của mình một cách tốt nhất. Hướng tới một hệ thống chuyển giao tiền mặt trong những chương trình chính sách phù hợp sẽ cho phép người nghèo lựa chọn được những cách giải quyết nghèo của