Qua kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại một số nước trong khu vực nêu trên, một số bài học có thể rút ra và xem xét áp dụng ở Việt Nam là:
Một là, công nghiệp hóa và phát triển khu vực nông thôn. Thông qua công
nghiệp hóa tạo thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, góp phần cải thiện và
tăng thu nhập phi nông nghiệp cho các hộ gia đình nông thôn.
Hai là, khắc phục tình trạng bất bình đẳng lãnh thổ thông qua phát triển các
vùng trọng điểm, xây dựng và đầu tư tốt cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng ở nông thôn.
Ba là,tổ chức phát triển và mở rộng đất đai, tái định cư, tái sản xuất nhằm tạo thêm công ăn, việc làm, môitrường vàđiều kiện sống tốt hơn cho dân di cư và dân nghèo không có đất.
Bốn là, phân loại và hỗ trợ các nhóm nghèo theo lĩnh vực ngành nghề; Nhà
nước kết hợp với khu vực tư nhân cùng các tổ chức phi Chính phủ trong đào tạo
nghề nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập đã khiến cho việc xóa đói giảm nghèo được thực hiện thực sự có hiệu quả.
Năm là, tăng khối lượng hàng hóa do người nghèo bán ra, thực chất là giúp
cho nông dân nghèo đi vào sản xuất hàng hóa. Vốn, kỹ thuật, thị trường là những tác động đểthực hiện chính sách này.
Sáu là, Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho
mọi người dân đặc biệt là những người nghèo được hưởng lợi từ kết quả của tăng trưởng kinh tế mang lại. Đồng thời cần có chính sách đặc biệt đối với đối tượng
nghèo không có khả năng lao động. Trợ giúp lương thực và cứu tế trong trường
hợp đặc biệt.
Tóm lại, các nước trong khu vực Châu Á có chung điều kiện và hoàn cảnh
phát triển với Việt Nam. Vì vậy việc Việt Nam học hỏikinh nghiệm và việc chia sẻ
những kinh nghiệm quý giá về xóa đói giảm nghèo giữa các nước là vô cùng có lợi đối với công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam nói riêng cũng như các nước khu vực
Chương 2: CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY