kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước khu vực về xóa đói giảm nghèo
Tại một số nước trong khu vực hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và khá bền vững. Tại Việt Nam mặc dù được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong
những quốc gia thành công nhất ở thế kỷ 21 về xóa đói giảm nghèo nhưng thành
quả xóa đói giảm nghèo ở nước ta những năm qua chưa thật bền vững, tỷ lệ tái
nghèo còn cao. Đây là một trong những vấn đề cản trở việc hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và toàn cầu. Vì vậyviệc học hỏi kinh nghiệm trong vấn đề xóa đói giảm
nghèo của các nước trong khu vực là điều cần thiết và bổ ích đối với Việt Nam.
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia thành công trong công tác xóa đói
nhóm giải pháp chính đó là: Nhóm các giải pháp chung và nhóm các giải pháp trực
tiếp xóa đói giảm nghèo.
Nhóm các giải pháp chung của Trung Quốc được thực hiện rất phong phú và
thay đổi theo từng thời kỳ, những biện pháp chính đã thực hiện như:
Duy trì ổn định chính trị: Trung Quốc quan niệm rằng giữa ổn định chính trị và nghèo đói có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không ổn định chính trị, các mục
tiêu kinh tế - xã hội, nhất là vấn đề xóa đói giảm nghèo không thể thực hiện.
Lập quỹ riêng cho công tác giảm nghèo: Với tiềm lực tài chính ngày càng mạnh, Trung Quốc đã không ngừng đầu tư cho sự nghiệp giảm nghèo, thông qua Quỹ đặc biệt giảm nghèo. Quỹ này chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo cho các địa bàn được xác định là nghèo.
Các giải pháp trực tiếp xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở Trung Quốc như:
Xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, đầu tầu “lan tỏa”. Trung Quốc chú ý xây dựng các trung tâm phát triển
kinh tế mạnh, xây dựng các thị trấn, thị tứ ở nông thôn để từ đó lan tỏa cho các
vùng học tập, phát triển.
Trung Quốc tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp nhất, vùng nghèo nhất trong cả nước.
Đề ra các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn. Theo quan điểm
của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là gốc rễ để giải quyết nghèo đói. Cùng với việc hỗ trợ các điều kiện sản xuất cho lao động nông thôn, Trung Quốc thực hiện biện pháp đưa lao động nông thôn đi làm việc ngoài địa phương nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở một số
vùng nhờ đó nâng cao thu nhập và giúp họ thoát được cảnh nghèo.
Trung Quốc thực hiện biện pháp phân định rõ đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng bảo hiểm xã hội với đối tượng nghèo để có chính sách tác động phù hợp.
Ngoài ra, Trung Quốc tổ chức bộ máy điều hành các hoạt động liên quan đến giảm nghèo ở các cấp tương đối độc lập và chuyên nghiệp
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Malaixia.
Malaixia là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, sự bất bình đẳng giữa các tộc người là rất lớn. Điều này dẫn đến tình trạng phân biệt sắc tộc theo chức năng kinh
tế. Nhận thức rõ điều này, Chính phủ Malaixia đã đưa ra chính sách kinh tế mới
(NEP)(2) với mục tiêu là tái cơ cấu nền kinh tế - xã hội, giảm sự phân biệt sắc tộc
theo chức năng kinh tế, giảm và cuối cùng xóa bỏ tình trạng nghèo đói trên toàn
quốc. [9, tr. 29-34]
Malaixia thực hiện xóa đói giảm nghèo gắn liền với tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập. Để thực hiện được điều này, trong việc đề ra các chính sách
phát triển, Chính phủ luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích của cộng đồng người bản địa vì họ là thành phần cư dân đông nhất và cũng có tỷ lệ nghèo cao nhất.
Thông qua các chương trình xã hội lớn như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, Nhà
nước Malaixia đã giúp cho người lao động nâng cao khả năng và tìm kiếm cơ hội
việc làm ngày càng mở rộng trong những lĩnh vực hiện đại nhằm cải thiện thu nhập
và nâng cao mức sống cho người dân. [9, tr. 106-107]
Các chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaixia đã khiến cho việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Malaxia thực sự có hiệu quả, tạo nên một tác động tổng hợp
làm giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói ở Malaxia.
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Thái Lan
Thái Lan thực hiện xóa đói giảm nghèo thông qua Chương trình Phát triển nông thôn. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra hàng loạt các chính sách xóa đói giảm nghèo khác. Bao gồm:
Chính sách đầu tư trang bị công nghệ, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi…) cải tiến giống và phương thức canh tác. Đây là
bước đi rất căn bản nhằm cải tạo nền nông nghiệp tự cấp, tự túc thành nền nông
Sự hợp tác quốc tế thông qua những dự án vừa và nhỏ của các tổ chức đa Chính phủ, song phương, phi Chính phủ cũng được Thái Lan áp dụng nhằm tranh
thủ tạo nguồn vốnhỗ trợ thêm cho người nghèo.
Phát triển các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo vệ xã hội cho người nghèo:
Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội tăng thu nhập mới cho người nghèo. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một số người nghèo không tận dụng được các cơ hội này do mù chữ, thiếu kỹ năng, sức khỏe và dinh dưỡng. Vì vậy, việc bảo đảm cho người
nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về giáo dục, y tế và kế hoạch hóa gia đình có tầm quan trọng gấp bội. Điều này sẽ giảm bớt những hậu quả trước mắt của sự đói nghèo đồng thời cũng loại bỏ được nguồn gốc của nó. [9, tr. 153-154].
Ngoài ra Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kong, Singapore cũng thành công trong việc hạn chế nạn nghèo đói nhờ sự phát triển nhanh chóng và bền vững
của nền kinh tế và việc trải đều những lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại cho
mọi thành viên trong xã hội. Các nước này đã thiết lập được những thể chế cần thiết
cho việc khuyến khích và quản lý sự tăng trưởng kinh tế. Họ đã biết sử dụng thị
trường để nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động xóa đói giảm nghèo.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam về xóa đói giảm nghèo
Qua kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại một số nước trong khu vực nêu trên, một số bài học có thể rút ra và xem xét áp dụng ở Việt Nam là:
Một là, công nghiệp hóa và phát triển khu vực nông thôn. Thông qua công
nghiệp hóa tạo thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, góp phần cải thiện và
tăng thu nhập phi nông nghiệp cho các hộ gia đình nông thôn.
Hai là, khắc phục tình trạng bất bình đẳng lãnh thổ thông qua phát triển các
vùng trọng điểm, xây dựng và đầu tư tốt cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng ở nông thôn.
Ba là,tổ chức phát triển và mở rộng đất đai, tái định cư, tái sản xuất nhằm tạo thêm công ăn, việc làm, môitrường vàđiều kiện sống tốt hơn cho dân di cư và dân nghèo không có đất.
Bốn là, phân loại và hỗ trợ các nhóm nghèo theo lĩnh vực ngành nghề; Nhà
nước kết hợp với khu vực tư nhân cùng các tổ chức phi Chính phủ trong đào tạo
nghề nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập đã khiến cho việc xóa đói giảm nghèo được thực hiện thực sự có hiệu quả.
Năm là, tăng khối lượng hàng hóa do người nghèo bán ra, thực chất là giúp
cho nông dân nghèo đi vào sản xuất hàng hóa. Vốn, kỹ thuật, thị trường là những tác động đểthực hiện chính sách này.
Sáu là, Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho
mọi người dân đặc biệt là những người nghèo được hưởng lợi từ kết quả của tăng trưởng kinh tế mang lại. Đồng thời cần có chính sách đặc biệt đối với đối tượng
nghèo không có khả năng lao động. Trợ giúp lương thực và cứu tế trong trường
hợp đặc biệt.
Tóm lại, các nước trong khu vực Châu Á có chung điều kiện và hoàn cảnh
phát triển với Việt Nam. Vì vậy việc Việt Nam học hỏikinh nghiệm và việc chia sẻ
những kinh nghiệm quý giá về xóa đói giảm nghèo giữa các nước là vô cùng có lợi đối với công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam nói riêng cũng như các nước khu vực
Chương 2: CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY
2.1. Tình hình đói nghèo tại Việt Nam
Tình hình đói nghèo tại Việt Nam được đánh giá dựa trên các tiêu chí chính
sau đây: Lương thực; Nước uống; Nhà ở; Điều kiện Y tế; Điều kiện Giáo dục;
Việc làm.
Về lương thực: Bao gồm đói ăn về lượng và đói ăn về chất. Đói ăn về lượng
là nhu cầu tối thiểu về năng lượng cần cho một người trong một ngày để sống và hoạt động. Đói ăn về chất là không đủ đảm bảo lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần
thiết để duy trì thể trạng bình thường.
“Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam theo chuẩn nghèo quốc gia đã giảm từ 60% vào
năm 1990 xuống còn 9,45% vào năm 2010. Tỉ lệ thiếu đói cũng trong năm này là 6,9%, giảm hơn 2/3 so với năm 1993 (24,9%). Như vậy, một nửa tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo đã được giảm chưa đầy một thập kỷ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức
thu nhập nằm sát chuẩn nghèo rất lớn chiếm 70% - 80%, tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao chiếm 7% - 10%”. [31]
Hơn một nửa các nhóm dân tộcthiểu số vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo. Tình trạng thiếu ăn hàng năm từ 1 - 2 tháng chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng hạn hán ước tính mỗi năm có trên 1 triệu lượt người thiếu ăn (200.000 - 220.000 lượt
hộ). [4, tr. 89].Và đặc biệt tình trạng nghèo lại xảy ra ở chínhthế hệ tương lai đó là trẻ
em. “Theo UNICEF, Việt Nam hiện có khoảng 1/3 số trẻ em dưới 16 tuổi, tương đương với hơn 7 triệu trẻ em bị coi là nghèo(3)vào năm 2006.” [13, tr. 4].
“Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ
nghèo bình quân cả nước. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 1/8 dân số cả nước nhưng các
dân tộc thiểu số lại chiếm hơn một nửa, 51% tổng số người nghèo ở nước ta vào
năm 2010.” [14, tr. 21]. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn,
Tính đến năm 2010, trên địa bàn cả nước có khoảng 796,2 nghìn lượt hộ
thiếu đói với 3067,8 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói (thiếu lượng calo và protein cần thiết). [64]
Về nước sạch: Tiếp cận với nước sạch có nghĩa là nước đủ điều kiện vệ sinh và thường xuyên được cung cấp. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh tăng từ 30% năm 1990 lên 83% năm 2010. [77]. Độ bao phủ của nước
uống an toàn và vệ sinh ở Việt Nam vẫn còn thấp,với tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Mê Kong và Tây Nguyên. Bên cạnh đó Việt Nam rất dễ
phải hứng chịu các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện mỗi năm đã có hơn 1 triệu người Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận nước sạch của người dân.
Về nhà ở: Tình trạng chỗ ở không đảm bảo các điều kiện an toàn cần thiết là khá phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thậm chí ngay tại thành thị, tỷ lệ người sống trong các ngôi nhà tạm còn khá cao.
“Tính đến hết năm 2007 cả nước còn 500 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống
trong các ngôi nhà tạm. Hầu hết hộ nghèo dân tộc chỉ có tài sản ở mức 1 - 2 triệu đồng (vùng Tây Nguyên và vùng núi cao). [4, tr. 89].
“Theo điều tra của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của UNDP cho thấy, trên
1/3 tương ứng với 38% người dân ở Hà Nội và trên một nửa (khoảng 54%) người
dân ở thành phố Hồ Chí Minh thiếu khả năng tiếp cận với các dịch vụ nhà ở phù hợp như nước máy, thu gom phế thải, hệ thống nước sinh hoạt”. [42]
Về điều kiện y tế: Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân đang được cải thiện rõ rệt, chất lượng dịch vụ y tế từng bước được nâng
lên. “Theo Tổng cục Thống kê năm 2010, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 67 năm (năm 1999) lên 70 năm (năm 2002) và giai đoạn 2005-2010 đạt 72,3 năm đối với nam giới và 76,2 năm đối với nữ giới; Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4/1000 ca sinh năm 1990 xuống còn 16/1000 ca sinh năm 2009. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 22,5% năm 2005 xuống còn 18,9%
“Theo UNICEF, năm 2008 Việt Nam có khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi, tương đương với hơn 7 triệu trẻ em bị còi cọc do suy dinh dưỡng kéo dài.” [72]
Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được ở cấp độ tổng thể khiến cho chúng ta khó
có thể nhìn thấy những bất bình đẳng khá lớn về mặt tiếp cận dịch vụ giữa các nhóm dân cư và các khu vực, vùng miền khác nhau. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ
sinh trên tổng thể cả nước đã giảm nhưng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh tại một số khu
vực như Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc cao hơn nhiều so với mức trung
bình của cả nước. Và tỷ lệ tử vong bà mẹ ở mộtsố vùng miền, khu vực và ở các dân
tộc thiểu số cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước, mặc dù tỷ lệ tử vong bà mẹ của cả nước đã được duy trì ổn định trong thời gian qua.
“Mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trong việc giảm tỷ lệ tử
vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, song trung bình mỗi giờ trôi qua lại có 3 trẻ em bị tử
vong, nhất là ở các vùng dân tộc ít người và miền núi. Ước tính mỗi năm nước ta có
khoảng 28 nghìn trẻ em bị tử vong trước khi tròn 5 tuổi.” [62]. Tính chung cả nước,
tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 2-4 không được tiêm chủng đầy đủ chiếm tới 31%, trong đó riêng vùng Đông Bắc và Tây Bắc tỷ lệ này lần lượt chiếm53% và 60%, cao nhất
trong cả nước. [12, tr. 44]. Điều này có thể là do điều kiện giao thông đi lại tại
những vùng này không thuận lợi, các chương trình tiêm chủng khó đến được với trẻ em hơn và cũng do sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc trẻ em được tiêm chủng đầy đủ của người dân.
Các bệnh truyền nhiễm là những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người.
Theo UNICEF, nước và điều kiện vệ sinh môi trường không an toàn là nguyên nhân gây ra 50% trong hầu hết các ca bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Đại dịch HIV đang
xâm nhập đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em dưới hình thức trẻ em sử dụng ma túy và