đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập
Xác định rõ lợi thế so sánh để phát huy; xác định rõ cơ hội để tận dụng; xác định rõ hạn chế, trở lực để tìm cách khắc phục và làm rõ các thách thức để tìm cách
Trong bài luận văn này muốn nhấn mạnh một vấn đề là những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam sẽ biến đổi qua
các thời kỳ phát triển. Do đó, khi xác định những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách
thức của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội
nhập cần phải đặt chúng trong trạng thái động và có so sánh quốc tế. Để góp phần
làm rõ hơn vấn đề này xin được trình bày cụ thể như sau:
Thuận lợi
Thứ nhất, Việt Nam có một giai đoạn khá dài có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh và liên tục, với tốc độ từ 7% - 8%/năm [30], tạo nên những nền tảng quan
trọng cho các bước phát triển kinh tế những năm tiếp theo. Thành tựu kinh tế này cộng với quá trình đẩy nhanh cải cách hành chính là nền móng khá vững chắc để
thực hiện triển khai có hiệu quả các hoạt động xóa đói giảm nghèo gắn với phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện và lồng ghép các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDG) với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tạo thế đồng thuận
của cộng đồng cùng tham gia thực hiện các mục tiêu. Việt Nam đã hoàn thành trước
hạn (năm 2015) một số mục tiêu - ví dụ Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói
cùng cực và thiếu đói. Việt Nam cũng đang trong tiến trình hướng tới hoàn thành các mục tiêu khác nữa.
Thứ hai, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đề ra hàng loạt các chương trình, chính sáchxóa đói giảm nghèo. Các chương trình, chính sách này đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát
sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Do vậy, các chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn tới chắc chắn sẽ được nhân dân và chính quyền cấp cơ sở đồng tình hưởng ứng.
Thứ ba, Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng” (số người trong độ tuổi lao động đông đảo), ước tính vào năm 2020 nước ta có quy mô dân số vào khoảng 100
133]. Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ lao động trẻ, đầy nhiệt huyết, có khả năng
tiếp thu và ứng dụng mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nhằm
góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thứ tư, Việt Nam đã tranh thủ được các nguồn lực nước ngoài cả về mặt vật
chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua đã có được sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã phát huy tốt chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa với phương châm Việt Nam sẵn
sàng là bạn và là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới vì hòa bình, ổn định
và tiến bộ. Sự hỗ trợ của các Chính Phủ, các tổ chức phi Chính Phủ, các cá nhân người nước ngoài đã giúp đỡ người nghèo và các vùng nghèo ở nước ta, những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực nhất.Uy tín của Chính phủ Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ngày càng được đánh giá cao từ kết quả thực hiện với hiệu quả cao các chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn trước cũng như những nỗ lực đáng ghi
nhận về cải cách hành chính, thể hiện bằng nguồn vốn FDI đăng ký và lượng vốn
cam kết tài trợ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế vẫn ở mức cao thậm chí trong điều kiện kinh tế thế giới đang khủng hoảng, là những hỗ trợ và điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động xóa đói giảm nghèo.
Khó khăn
Thứ nhất, thành tựu giảm nghèo ở nước ta chưa bền vững. Tình trạng tái
nghèo còn phổ biến dưới tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động
xấu của thị trường. Những hộ đã thoát nghèo nhưng có thu nhập thấp ngay cận trên của chuẩn nghèo, rất dễ bị tái nghèo dưới tác động của những rủi ro này. Việc đề ra các chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta càng trở nên phức tạp hơn.
Thứ ha,người nghèo hiện nay tập trung vào những nhóm dân cư đặc thù, bao gồm: những người sống ở những vùng sâu, vùng xa; người dân tộc thiểu số; những người dễ bị tổn thương. Giảm đói nghèo đối với nhóm người này khó hơn nhiều so
với nhóm dân cư thuộc dân tộc kinh và nhóm người nghèo sống ở vùng đồng bằng. Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ để giúp họ xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi phải rất
đa dạng, mang tính đặc thù, phù hợp với đặc trưng văn hóa, tập quán của từng vùng, từng nhóm người. Vì vậy, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta giai đoạn tới sẽ gian nan hơn cả về nguồn lực, giải pháp cũng như việc thực hiện đòi hỏi nỗ lực
nhiều hơn của Chính phủ, xã hội và của chính bản thân người nghèo.
Thứ ba, có sự chồng chéo trong thiết kế các chính sách, chương trình giảm
nghèo. Thể hiện qua các chính sách trợ giúp theo các lĩnh vực khác nhau và được
thiết kế cho các nhóm khác nhau (hạ tầng cơ sở, giáo dục, sức khỏe, nhà ở). Sự
chồng chéo này tạo ra một lượng lớn chi phí giao dịch, các chỉ dẫn quản lý và yêu cầu báo cáo khác nhau, dẫn đến quản lý không hiệu quả, lãng phí nguồn lực, đặc
biệt ở những nơi thiếu năng lực, nhất là năng lực cán bộ.
Thứ tư, năng lực người nghèo (vốn nhân lực, vốn xã hội, tài chính, tài sản…) thực sự còn nhiều hạn chế để tự thoát nghèo. Đây là khó khăn rất lớn đối với người nghèo trong việc tham gia một cách chủ động đầy đủ và hiệu quả vào các thị trường, trước hết là thị trường lao động và tham gia vào các chuỗi sản xuất có giá trị gia tăng cao cũng như tham gia các hoạt động tại cộng đồng. Dẫn đến tình trạng người nghèo tham gia vào quá trình quyết định nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Cơ hội
Một là, Việt Nam có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, có nhiều cửa ngõ biên giới, đặc biệt là đường biển thông thương với các nước trong khu vực và thế giới. Thế kỷ 21 là thế kỷ của biển. Biển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho loài người, nhất là trong lĩnh vực vận tải biển, hải sản và du lịch. Việc tận dụng và khai thác có hiệu
quả lợi thế biển sẽ đem đến nhiều cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển những
ngành sản xuất và dịch vụ mới, có giá trị gia tăng và có tính hội nhập quốc tế cao, đem lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hai là,đối tượng đói nghèo ở nước ta hiện nay phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu vực biên giới có nhiều
cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, chiếm ba phần tư diện tích lãnh thổ
của cả nước. Đây là nơi có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản. Chính vì vậy, hội nhập quốc tế sẽ góp phần quan trọng mở rộng thị
mặt hàng là thế mạnh sản xuất từ vùng đồng bào các dân tộc như chè, cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hạt điều, sắn các loại, ngô các loại, lạc nhân, các sản
phẩm chăn nuôi (gia súc, gia cầm), hạt tiêu, ớt, vừng, đỗ...Bước đầu làm hạt nhân
cho sự bứt phá trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta và đẩy mạnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, quá trình đô thị hóa đangdiễn ra nhanh hơn, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và việc làm có thu nhập cao cho người lao động. Trong những thập kỷ tới đây, nỗ lực của Việt Nam trong việc hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều nguồn lực hơn cho công tác giảm
nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng và mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các vùng,
các nhóm dân cư trong cả nước. Trong đó lợi ích thiết thực trước hết mà hội nhập
quốc tế mang lại cho người dân nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc ít người - rốn nghèo của cả nước là tiếp cận được nhiều nguồn thông tin
mới, công nghệ hiện đại, giúp các đồng bào nơi đây làm quen với phương thức, kiến
thức sản xuất mới, tiếp cận với các công cụ sản xuất hiện đại hơn, góp phần tăng năng suất lao động. Việc tiếp cận về công nghệ thông tin, truyền thông sẽ giúp đồng
bào tiếp cận và hiểu rõ các thông tin về các chương trình, dự án, chính sách xóa đói
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
Bốn là, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho nước ta thu hút đầu tư nước ngoài
như đầu tư vào loại hình du lịch - tiềm năng của Việt Nam, đầu tư vào các khu công
nghiệp, khu chế xuất, kể cả các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Các chương trình, dự
án của Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp trong nướcphối hợp với các chương
trình, dự án và vốn đầu tư nước ngoài đang và sẽ tạo điều kiện giải quyết việc làm cho số đông lao động thiếu việc làm và thất nghiệp đặc biệt là người nghèo, người
cận nghèo nhằm giúp họ vươn lên thoát nghèo vững chắc.
Năm là, hội nhập sẽ tạo điều kiện cho người dân Việt Nam trao đổi, học tập,
tiếpthu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhau, đồng thời tăng cường trao đổi, hiểu
biết giữa các dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên toàn thế giới nhằm đẩy mạnh
Thách thức
Một là, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo trong một quốc gia. Ở nước ta, quá trình hội nhập quốc tế đã làm phát triển
mạnh mẽ những trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ tập trung ở các thành phố,
các thị xã và các khu vực có điều kiện thuận lợi. Ngược lại, những vùng nông thôn nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người -nơi tập trung
rốn nghèo của cả nước thì kinh tế lại chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, hạn chế
tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Mặc dù là người trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nhưng những người nông dân lại là những người có nguy cơ cao về đói và nghèo. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức do người dân không được tiếp cận đến các nguồn thông tin kinh tế, khoa học, kĩ thuật,
thiếu kiến thức về tổ chức sản xuất và tổ chức cuộc sống. Trong bối cảnh kinh tế
phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay việc làm thế nào để đưa các ứng dụng công nghệ thông tin tới người nông dân, đặc biệt là người nghèo ở các
vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của họ là một
trong những thách thức không nhỏ đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta
trong thời kì đẩy mạnhhội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế dẫn đếnsự liên kết và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế, dẫn đến những hình thức rủi ro mới, khó dự báo và có quy mô lớn (như: dịch cúm gia cầm, sự bất ổn của giá cả…). Hội nhập quốc tế sẽ tác động nhiều hơn tới lao động có trình độ cao làm việc trong khu vực kinh tế
chính thức, các đô thị lớn, trong khi đa số người nghèo lại có trình độ thấp sinh
sống chủ yếu tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Do vậy, việc đảm bảo cho người nghèo hưởng thụ được các thành quả của toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế là một trong những thách thức đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo
ở nước ta giai đoạn tới. Như vậy duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay là
điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bởi tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải
mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và các nhóm dân cư trong cả nước. Đây là một
trong những thách thức lớn nhất mà công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam cần
Ba là, năm 2010 Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình đánh dấu một bước phát triển mới về chất. Nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ là khi Việt
Nam nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thì sẽ kéo theo nguy cơ giảm các
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - theo cam kết của các nhà tài trợ.
Bốn là, sự trợ giúp và các khoản cho vay từ phía các nước giàu lại đã và đang
trở thành công cụ trói buộc các nước thuộc diện nghèo như Việt Nam. Các nguồn tài
chính đầu tư phát triển lâu dài được chi cho tiêu dùng nhằm khắc phục đói nghèo tạm
thời. Như vậy, hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho nước ta có thể nhận được các nguồn
viện trợ phát triển từ thế giới nhưng đồng thời lại khiến một Việt Nam vốn đã nghèo lại mang thêm trên mình khoản nợ quốc tế. Do vậy, hội nhập quốc tế đồng thời kìm hãm nước ta bước ra một thị trường thế giới nhiều cơ hội để phát triển.
Năm là, hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam ngày càng cạn kiệt do chính sách khai thác triệt để
của các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong nước nhằm đạt được
kim ngạch xuất khẩu cao. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiên tai, lũ lụt, …
đe dọa an toàn cuộc sống con người, nhất là nhóm người nghèo, nhóm người dễ bị
tổn thương.
Tóm lại, cơ hội và thách thức luôn vận động, biến đổi. Tận dụng được cơ hội
sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới, lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át, triệt tiêu cơ hội. Mặc dù đã đạt được những
thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo song những thách thức đặt ra
là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, đặt ra các yêu cầu, mục
tiêu và có những giải pháp hữu hiệu để công tác xóa đói giảm nghèo ở nướcta tiếp
tục thu được những thành tựu mới, thực sự góp phần làm tăng tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay.