Chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ Việt Nam thời kỳ

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.PDF (Trang 39)

thời kỳ đổi mới

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, các nước trên thế giới cũng như

Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn lao có ý nghĩa bước ngoặt. Những thay đổi ấy tạo ra những cơ hội và thách thức đối với đường lối, chính sách phát

triển, trong đó có chính sách xóa đói, giảm nghèo. Xuất phát từ quan điểm vấn đề đói nghèo không được giải quyết thì không có mục tiêu nào đặt ra như tăng trưởng

kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định, bảo đảm các quyền con người được

thực hiện. Trong những năm qua, chính sách xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một

chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là một nội dung quan trọng của nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thông qua các kế hoạch 5 năm Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra các

chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, bao gồm, Chiến lược Toàn diện về

Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình 134 , Nghị quyết số 30a của

Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

(năm 2009 là 62 huyện).

Bài luận văn này không đi vào trình bày nội dung cụ thể của từng chương trình

mà đi sâu vào đánh giá tác động của từng chương trình tới xóa đói, giảm nghèo ở

2.2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được chia làm 3 giai đoạn, đó là:

giai đoạn 1: 1998-2000; giai đoạn 2: 2001-2005 vàgiai đoạn 3: 2006-2010.

Giai đoạn 1 (1998-2000)

Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998- 2000 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành, nằm trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu là: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000.

Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 đã thông qua nhiều dự án và đã đạt được kết quả đáng khích lệ:

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã xây dựng được trên 5.000 công trình cơ sở

hạ tầng đưa vào sử dụng; Dự án tín dụng đã cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho trên 5 triệu lượt hộ nghèo với mức bình quân 1,85 triệu đồng/hộ, góp phần giảm 700 hộ

nghèo trong 3 năm (1998-2000); Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn đã bố trí gần 60 tỷ đồng, hỗ trợ đời sống cho 20.000 hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; Dự án định canh, định cư,di dân, kinh tế mới đã giúp định canh, định cư

cho 118.000 hộ, di dân xây dựng vùng kinh tế mới cho 38.925 hộ và sắp xếp ổn định cuộc sống chotrên 23.000 hộ di dân tự do. [39]

Dự án hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư đã hướng dẫn trên 2 triệu lượt người nghèo; xây dựng được trên 400 mô hình trình diễn về lúa, ngô lai, đậu, tương… năng suất cao đã được người nghèo áp dụng vào sản xuất; Dự án nâng

cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và cán bộ ở các

xã nghèo đã tập huấn cho trên 80.000 lượt cánbộ xóa đói giảm nghèo các cấp; Dự

án hỗ trợ người nghèo về y tế đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho khoảng 2

triệu lượt người nghèo và hàng vạn trẻ em nghèo, người nghèo được khám chữa

bệnh nhân đạo; Dự án hỗ trợ người nghèo về giáo dục đã thực hiện miễn, giảm học phí cho hơn 1,3 triệu học sinh nghèo, đồng thời đã cấp sách giáo khoa cho 1,4 triệu

Ngoài ra, còn có dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: Các hộ nghèo

đã được hỗ trợ đất sản xuất, hướng dẫn ngành nghề phi nông nghiệp và dự án hỗ trợ

nhà ở cho người nghèo. Tính đến cuối năm 2000, các địa phương đã hỗ trợ làm mới,

sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tấm lợp cho nhiều hộ nghèo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 1 cũng còn gặp phải một số khó khăn sau:

Thứ nhất, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xoá đói giảm nghèo ở

một số địa phương, cơ sở chưa thật đủ và thiếu chủ động trong tổ chức triển khai.

Công tác cán bộ chưa được coi trọng đúng mức, nhiều cán bộ chưa có tâm huyết làm công tác xoá đói giảm nghèo. Một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng

về trách nhiệm của chính mình, thiếu quyết tâm vươn lên, vượt qua nghèo đói.

Thứ hai,nguồn lực đầu tư trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước cho chương trình

hàng năm còn hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu chung.

Thứ ba, hệ thống chính sách, cơ chế xoá đói giảm nghèo còn thiếu đồng bộ;

một bộ phận người nghèo chưa được hưởng chính sách (vay vốn, khám chữa

bệnh…). Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát tuy đã được thực hiện nhưng

còn mang nặng tính hình thức. Nguồn lực còn hạn hẹp song đối tượng qui định

nhiều khi quá rộng, tiêu chí xác định không rõ, vốn bố trí chậm làm ảnh hưởng đến

hiệu quả của chương trình.

Thứ tư,tính bền vững trong xoá đói giảm nghèo chưa cao, một bộ phận dân cư có nguy cơ tái nghèo đói do sinh sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai, mất mùa, do thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, không có tích luỹ.

Thứ năm, công tác điều tra, xây dựng chương trình kế hoạch còn nhiều bất

cập, chưa được đầu tư nguồn lực đúng mức để thực hiện. Ở một số địa phương, chưa biết cách tạo cơ hội để người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo.

Giai đoạn 2 (2001-2005)

TTg. Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2 bao gồm các chương trình mục

tiêu quốc gia sau: Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và Việc làm;

Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và

HIV/AIDS; Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa; Chương trình mục tiêu quốc

gia Giáo dục và đào tạo.

Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và Việc làm: trong các

chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên thì Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và Việc làm đạt được kết quả đáng khích lệ hơn cả, với tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17% năm 2001 (tương đương 2,8 triệu hộ) xuống còn dưới 7% vào năm 2005 (khoảng 1,1 triệu hộ, giảm hơn một nửa so với năm 2001, đạt kế

hoạch đề ra (kế hoạch dưới 10%). Từ năm 2001-2005, cả nước đã giải quyết việc

làm mới cho khoảng 7,5 triệu người; xuất khẩu lao động gần 295 nghìn người; đến

cuối năm 2005 tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp còn 56%, tỷ lệ thất

nghiệp khu vực thành thị còn 5,3%, đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu đề ra là giảm tỷ lệ

thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 6%).[68]

Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn: năm 2005

các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáodục, các bệnh viện, trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn đã có đủ nước sạch và hố xí hợp vệ sinh. Tỷ lệ cư dân nông thôn được

cung cấp nước sạch năm 2005 khoảng 62% (kế hoạch là 60%). Từ năm 2001-2005,

chương trình đã đầu tư xây dựng 65.000 công trình cấp nước (có 1.100 công trình cấp nước tập trung); đảm bảo nước sạch cho gần 6 triệu người. Vốn của Trung ương

và các tổ chức quốc tế được ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi,

vùng cao, biên giới, hải đảo. [68]

Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: Trong giai

đoạn 5 năm 2001-2005, tỷ lệ tăng dân số, tổng tỷ suất sinh tiếp tục giảm nhưng

giảm rất chậm, cách xa mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong giai đoạn 2001-2005 tỷ suất

sinh thô giảm rất chậm từ 19,2‰ năm 2000 xuống còn 18,6‰ năm 2005, bình quân mỗi năm chỉ giảm được 0,12‰, trong khi mục tiêu đề ra 0,4‰ mỗi năm. Tỷ lệ sinh

21,7% năm 2002 xuống còn 20,8% năm 2005, chưa tương ứng với kết quả của tổng

tỷ suất sinh (tính toán khoa học cho thấy tỷ suất sinh đạt ở mức thay thế thì tỷ lệ

sinh con thứ 3 trở lên phải dưới 10%). Khu vực nông thôn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở

lên gấp hơn hai lần so với khu vực thành thị (2005: 23,7% và 11,6%). [18, tr. 58]

Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS: Chương trình này nhằm mục tiêu là giảm tỷ lệ người mắc

bệnh và tỷ lệ người chết bệnh, góp phần nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển

giống nòi; phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; giảm tốc độ lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Kết quả là: tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) tính chung cả nước năm 2005 là

25,2% (đạt mục tiêuchương trình). Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi và tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao tính chung cả nước đã giảm nhưng giảm

chậm. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi

thọ bình quân của người dân năm 2005 là khoảng 71,3 (kế hoạch là 70 tuổi). [68] Các chính sách và các biện pháp mạnh mẽ, toàn diện ra đời của chính phủ Việt Nam đã góp phần làm chậm lại quá trình phát triển dịch. Tuy nguồn ngân sách

Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 còn hạn hẹp, phần kinh phí dành cho các chương trình xã hội không lớn nhưng hàng năm Chính phủ đã dành một nguồn lực đáng kể (khoảng 4 - 5 triệu USD) cho chương trình phòng chống

AIDS. [44]

Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa:trong giai đoạn 2001-2005, hơn 500 lượt di tích đã được đầu tư tu bổ ở những cấp độ khác nhau. Đồng thời Chương

trình cũng đã sưu tầm, lưu trữ toàn diện các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của

các dân tộc, các giá trị văn hóa cổ truyền có giá trị đang có nguy cơ mai một cao.

[45]. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển mạnh. Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (2001-2005) cả nước có

khoảng 12,5 triệu gia đình văn hoá. [27]. Tại các khu vực miền núi, hải đảo, vùng

sâu, vùng xa, đời sống văn hoá tuy còn thấp so với đô thị và đồng bằng, nhưng đã có những cải thiện rõ rệt. Công tác thanh tra, kiểm tra văn hoá tiếp tục được đẩy

Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo:Với mục tiêu thực hiện

phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010, trong đó đến năm

2005 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố; Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%

tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm

2005. Qua 5 năm thực hiện Chương trình đã đạt được kết quả sau: Tỷ lệ học sinh

trung học cơ sở đi học trong độ tuổi năm 2005 đạt 85% (kế hoạch là 80%); Tỷ lệ

học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi năm 2005 khoảng 50% (kế hoạch

là 45%); tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 đạt 25% tổng số lao động trong độ

tuổi quy định (kế hoạch là 30%). [65]. Như vậy, mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong độ tuổi quy định là chưa đạt mục tiêu.

Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2 (2001-2005) mặc dù vẫn còn một

vài tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình nhưng nhìn một cách đại thể các chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, phần lớn đạt mục tiêu đề ra.

Các kết quả này là tiền đề cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 3).

Giai đoạn 3 (2006-2010)

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (CTMTQGGN) giai đoạn 2006-

2010 được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 20/2007/QĐ - TTg, ngày 05/02/2007 với mục tiêu huy động nguồn lực để đạt các mục tiêu quôc gia về xóa đói và giảm nghèo.

“Ngân sách Trung ương dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chiếm một phần quan trọng trong tổng chi tiêu công. Trong giai đoạn 2006-2010 tổng ngân sách phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo khoảng

43.488 tỷ đồng, trong đó ngân sách phân bổ trực tiếp là 3.456 tỷ đồng (khoảng 203

triệu USD), ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ là 2.140 tỷ đồng, ngân sách hỗ

trợ từ địa phương là 560 tỷ đồng, đóng góp từ cộng đồng là 460 tỷ đồng và nguồn

hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế là 296 tỷ đồng”. [5, tr. 13-14]. CTMTQGGN là một chương trình quốc gia gồm 10 hợp phần liên quan đến một loạt lĩnh vực đang được

thực hiện bởi các bộ và các cơ quan công quyền.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo gắn chặt với các mục tiêu ưu tiên

Mười hợp phần Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được các cơ quan khác

nhau quản lý nhưng tất cả đều nằm trong chương trình chung của các cơ quan này. Do đó, tất cả các hợp phần CTMTQGGNđều có thể được coi là gắn chặt với các ưu

tiên mà các Bộ đã đặt ra .

CTMTQGGN được xem là một nền tảng chính sách, thể chế để thực hiện các

chính sách/dự án về giảm nghèo tại các địa phương. Một số tỉnh đã lồng ghép vào

chương trình các chính sách bổ sung liên quan đến giảm nghèo, phù hợp với các điều kiện ở địa phương, chẳng hạn như chính sách về dân tộc thiểu số; chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp, dự án nuôi trồng thủy sản… Hệ thống chính sách, cơ

chế xóa đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xóa đói giảm nghèo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

cho các xã nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người nghèo được

triển khai khá tốt. Đặc biệt chính sách hỗ trợ giáo dục đã gúp cho 95% trẻ em nghèo

được đến trường. [5, tr. 22]. Các hợp phần của CTMTQGGN giải quyết các khía

cạnh khác nhau của nghèo đói. Một loạt chính sách và dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất và tăng thu nhập, trong khi đó các chính sách khác hỗ trợ người

nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn.

CTMTQGGN cũng còn một số khó khăn, hạn chế trong thực hiện:

Một là, tổ chức chương trình từ trên xuống, theo hình tháp đã giới hạn luồng

thông tin giữa các bộ, ngành và các cơ quan thực hiện tại địa phương. Các chính

sách, chương trình, dự án được giao cho ban, ngành quản lý, triển khai theo hệ

thống ngành dọc. Cũng vì vậy, dòng thông tin dễ bị khép kín trong nội ngành, các ngành khác khó biết đầy đủ thông tin để phối hợp, đồng thời cũng rất khó giám sát

ngang, chéo lẫn nhau. Mặc dù là đối tượng hưởng lợi, song cấp xã tiếp cận các

thông tin về các chương trình, dự án do cấp tỉnh, huyện triển khai và quản lý là rất

hạn chế. Ngoài ra, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng rất khó tiếp cận

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.PDF (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)