Nghệ thuật kể chuyện dân gian

Một phần của tài liệu ghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 73)

7. Quy ước

3.2 Nghệ thuật kể chuyện dân gian

Trước nay, văn học dân gian luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc, nghĩa là sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng vững chắc và là cốt lõi của văn học thành văn, văn học viết. Nắm bắt và vận dụng sáng tạo điều này, Marquez đã khéo léo lồng nghệ thuật kể chuyện kiểu dạng dân gian vào trong những sáng tác truyện ngắn của mình, để làm nổi bật thêm những đặc trưng của sáng tác theo dòng văn học hiện thực huyền ảo.

3.2.1 Kể chuyện một cách đơn giản, tự nhiên:

Cách kể chuyện đơn giản, tự nhiên, không miêu tả, không tô vẽ, Marquez đã học được từ cách kể của bà ngoại mình. Trong bài trả lời phỏng vấn của Peter Stone cho

tờ Tạp chí Paris, nhà văn chia sẻ: “Cách kể ấy được bắt chước theo cách bà tôi

thường dùng để kể những câu chuyện của bà. Bà kể nhiều chuyện nghe dị thường và kỳ ảo, nhưng lại bằng giọng kể hết sức tự nhiên” [6, tr. 150].

Đón nhận những sự việc, hiện tượng khác thường, thậm chí được đẩy lên đến mức kỳ quái, một cách tự nhiên, bình thản là điều thường bắt gặp đối với những nhân vật

trong các sáng tác truyện ngắn của Marquez. Người chết trôi đẹp nhất trần gian là

một truyện ngắn như thế.

Có lẽ cũng không nhiều cách phản ứng bình thường, hiển nhiên của con người khi

tận mắt thấy xác chết của đồng loại. Trong Người chết trôi đẹp nhất trần gian, khi

cái “vật màu xám mang vẻ bí hiểm” từ ngoài khơi dạt vào bờ, bọn trẻ mới nhận ra đó là một người chết trôi. Thay vì kinh hãi, khiếp sợ, chúng lại nghịch cái xác chết ấy cả buổi chiều. Đến lượt người lớn, ngay cả khi biết chắc chắn xác chết đó không

74

phải một trong những cư dân của làng, họ vẫn đối đãi với nó một cách hết sức vô tư, nhiệt thành, nhất là các bà các cô. Họ tắm rửa kỳ cọ cho người chết, may quần áo lành lặn cho người chết, đeo những trang sức và bùa cầu phước cho anh, kết nhiều hoa để ném xuống biển cùng với tử thi như là một trong những nghi lễ vừa tự nhiên, lại vừa linh thiêng của làng. Quá trình từ khi đón nhận xác chết xa lạ cho đến khi nhận biết rõ ràng về con người xấu số đó, người đọc có thể bắt gặp hàng loạt những hành xử hết sức tự nhiên song sẽ là vô cùng kỳ lạ, ngạc nhiên nếu ở trong những hoàn cảnh thông thường, như nó đã xảy ra. Ta bắt gặp bàng bạc cái không khí của cổ tích, lại thấy thấp thoáng chút bóng dáng của sử thi – truyền thuyết. Xác chết xa lạ hay chính là Êxtêban, được miêu tả với những vẻ đẹp đậm chất sử thi, cổ tích. Trước hết là vẻ đẹp về hình thể: “Khắp cái làng này không có lấy một chiếc giường đủ rộng để anh nằm vừa... Anh không mặc vừa quần áo của đàn ông làng này dù đó là quần diện ngày lễ của những người đàn ông cao nhất... Cả những đôi giày ngoại cỡ đóng đẹp nhất cũng không vừa chân anh” [9, tr. 147]. Sau nữa là sự ngợi ca về sức mạnh: “Họ lại nghĩ rằng anh là người có mãnh lực đến mức có thể gọi tên cá, cá phải nhảy lên khỏi biển; khơi dòng nước ngọt, nước ngọt phải chảy ra ngay ở nơi chỉ có đá phèn; trồng hoa trên vách biển, hoa phải nở” [9, tr. 147].

Cái tài của nhà văn ở đây phải nói đến cách dẫn chuyện tự nhiên mà thuyết phục, không hề khiên cưỡng, áp đặt. Người đọc hoàn toàn đón nhận những diễn biến liên tiếp của các sự việc, hành động kỳ lạ mà không chút băn khoăn, hồ nghi về tính chân thực của nó. Đó chính là lối kể chuyện thường gặp trong các sáng tác truyện cổ tích, cách thức biến một hiện tượng, sự việc kỳ ảo, khác thường trở thành một sự việc bình thường, từ từ, dần dần xâm chiếm nhận thức, tri thức của người đọc, người nghe. Đám tang của người chết trôi xa lạ, mà kỳ thực ra là Êxtêban, đã được cử hành với những nghi thức trọng thể nhất có thể có đối với một cái thây vô chủ. Và đúng như tính chất đối với một cái kết có hậu của thể loại cổ tích, sử thi, ngay cả khi thực hiện công việc mai táng người chết, trước vẻ đẹp rực rỡ của Êxtêban đã đánh thức những ước mơ, khát vọng lẫn tình người trong mỗi con người của làng, giải phóng họ khỏi những suy nghĩ chật hẹp, tù túng. Đây là lần đầu tiên họ “cảm

75

thấy những con đường chạy trong làng mình sao mà trống trải, nhận thấy cái sân nhà mình sao mà cằn cỗi, nhận thấy những ước mơ của họ sao mà chật hẹp thế” [9, tr. 153]. Cái chết mở đầu cho một sự sống mới lớn lao hơn, rộng mở hơn, nhân ái hơn và cũng tự giác, chủ động hơn. Đó chính là chủ đề xuyên suốt truyện ngắn, là mạch nguồn vừa mang tính hiện đại trong suy nghĩ, lại vừa đậm chất dân gian trong cách miêu tả và biểu hiện.

Người đọc còn bắt gặp cách kể chuyện đơn giản, không tô vẽ qua hàng loạt những

sáng tác như: Một trong những ngày này, Máy bay của người đẹp ngủ, Buổi

chiều kỳ diệu của Bantaxa.

Một trong những ngày này là một sáng tác khá ngắn trong số 36 truyện ngắn của

Marquez. Thế nhưng, sự phản ánh và sức gợi của nó lại không hoàn toàn tỷ lệ thuận với dung lượng. Truyện ngắn xoay quanh công việc trong ngày của một người trồng răng không bằng cấp ở một cửa hàng nghèo nàn và cuộc đón tiếp đối với vị khách duy nhất: ngài xã trưởng đi nhổ răng sâu. Bằng cách điểm qua một cách giản lược gian hàng, đồ nghề nghèo nàn, đơn sơ của người trồng răng, nhà văn vô tình và chủ ý đã tạo nên cái “nền” cho câu chuyện kể. Chuyện hầu như có ít tính kịch, ít sự việc và vì thế diễn biến tâm lý của nhân vật cũng gần như bị loại bỏ. Người đọc chỉ tập trung vào hai đầu mối duy nhất: người trồng răng và người đi nhổ răng sâu. Chiếc răng sâu hẳn phải gây ra đau đớn, dằn vặt lắm đối với người chủ của nó và việc nhổ răng hẳn là không dễ dàng chút nào. Thế nhưng dường như nhà văn lại không quá chi tiết, tỉ mỉ vào công đoạn nhổ răng, ông chỉ diễn tả lại một cách khách quan một chuỗi những hành động, hành động kết thúc cũng là lúc hết truyện. Ở đây, chiếc răng sâu thực chất là chi tiết hàm ý ám chỉ đến một thứ sâu mọt trong xã hội bấy giờ; và việc nhổ răng chẳng qua cũng là ngụ ý cho sự bài trừ tận gốc thứ sâu mọt ấy. Tuyệt nhiên không có một chút thái độ, phản ứng nào, kể từ đầu đến cuối truyện. Sức ẩn chìm của những hàm ý này lại được rút ra từ chính những dòng chữ vừa khách quan vừa lạnh lùng, thản nhiên với cách kể chuyện hết sức giản đơn của nhà văn.

76

Cùng một cách kể chuyện như thế, truyện ngắn Máy bay của người đẹp ngủ thuật

lại cuộc gặp gỡ hết sức tình cờ, ngẫu nhiên của nhân vật xưng “tôi” và người đẹp trên chuyến bay đi New York. Nhân vật xưng “tôi” ngoài may mắn được trông thấy dung nhan diễm lệ của cô gái lại còn có cơ hội được ngồi cùng hàng ghế với cô trong suốt chuyến bay. Và đúng như tính chất “sét đánh” của nó, nhân vật “tôi” càng lơ đễnh, lóng ngóng, bối rối bao nhiêu thì ở cô gái càng toát lên vẻ tự chủ của những hành khách giàu kinh nghiệm bấy nhiêu. Khi đèn báo máy bay sắp hạ cánh, cô gái thức dậy, rời đi mà không hề từ biệt. Chuyện chỉ có thế. Điều khiến nhà văn trăn trở ở đây lại chính là câu chuyện tưởng như không có gì đằng sau giấc ngủ sâu đến vô tâm, bất khả chiến thắng của cô gái đi cùng. Không đi sâu vào miêu tả tỉ mỉ suy nghĩ hay chi tiết diễn biến tâm lý nhân vật, Marquez chỉ trung thành với những sự việc xảy ra mang tính chất hành động. Được ngồi bên cạnh người đẹp là một diễm phúc hiếm có. Thế nhưng, nhân vật đã nhanh chóng bị rơi vào trạng thái “đơn côi”. Bởi vì, giao tiếp, kết nối của nhân vật chỉ đơn thuần mang tính chất một chiều, khi mà người đẹp mải đắm chìm trong giấc ngủ, “như không có gì là không được sắp đặt từ trước, kể từ khi em chào đời” [9, tr. 405]. Truyện ngắn phát triển theo hướng trần thuật khách quan và tự nhiên nhất, những gì còn lại của “tảng băng” nhà văn dành riêng cho người đọc suy ngẫm. Ý nghĩa của tác phẩm vì thế hết sức rộng mở, không hề bị khiên cưỡng, gò ép. Thêm một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp sự cô đơn trong tâm hồn ngay ở giữa cộng đồng người.

Buổi chiều kỳ diệu của Bantaxa lại đem đến cho người đọc cái nhẩn nha, thư thái

của người đang thuật lại chuyện. Câu chuyện xoay xung quanh cái lồng chim tuyệt đẹp mà Bantaxa đã mất bao công sức để làm nên, bao kẻ dòm ngó, dạm hỏi, gạ gẫm mua với giá cao để rồi cuối cùng chủ nhân của nó đã tặng không sản phẩm quý giá ấy cho một cậu bé, chỉ vì cái lòng yêu thích đặc biệt, thơ ngây của cậu. Chuyện là chuyện của trẻ con, nhưng lại khơi gợi những suy nghĩ rất người lớn, rất nghiêm túc. Khỏi phải nói Bantaxa đã “cô đơn” như thế nào khi thực hiện hành động được cho là điên rồ và dại dột: trao tặng lại chiếc lồng chim đẹp đẽ, đắt giá cho cậu bé Pêpê - con của một người giàu có trong làng. Từ đầu đến cuối, mạch truyện không

77

có sự việc gì mang tính chất quá kịch tính hay đỉnh cao của xung đột, đòi hỏi cần phải giải quyết. Người đọc đón nhận câu chuyện một cách tự nhiên, theo đúng diễn biến của những sự việc được kể.

Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira và người bà bất lương cũng là

một trong những ví dụ về nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, đơn giản. Nhà văn không ngần ngại khi chêm xen những đoạn dẫn truyện nhằm tăng tính chất chân thực, sinh động, thuyết phục cho câu chuyện kể: “Thời kỳ ấy tôi có biết bà cháu cô gái này. Đây là thời kỳ hành nghề phát đạt nhất của họ. Dẫu rằng lúc ấy tôi chưa có được nhiều tài liệu về đời sống của cô gái như nhiều năm sau này” [9, tr. 467], “Đó là lần duy nhất tôi gặp bà cháu Êrênhđira” [9, tr. 470]. Cái chất giọng thản nhiên, nửa chủ quan nửa khách quan ấy là sự kế thừa, học tập có nâng cao từ nghệ thuật kể chuyện dân gian. Nó phản ánh sáng tạo riêng của Marquez đồng thời cũng cho thấy sự tôn trọng ở mức cao của nhà văn đối với sức tưởng tượng và rung cảm của người đọc. 3.2.2 Nghệ thuật tạo “khoảng trống” trong các truyện ngắn:

Có thể nói, Marquez đã góp phần to lớn vào việc cách tân tiểu thuyết và truyện ngắn Mỹ Latinh bằng chính bút pháp đa dạng và phong phú của ông, vừa kế thừa một cách sáng tạo nghệ thuật kể chuyện dân gian vừa phá bỏ những quy tắc kể chuyện có tính chất truyền thống. “Trong cách dẫn truyện của mình, Marquez luôn kết hợp cảm quan của người nghệ sĩ với sức tưởng tượng và rung động của người đọc. Cảm quan của người nghệ sĩ trước đời sống thực tại dẫn tới tưởng tượng và hư cấu những biểu tượng có sức gợi cảm mãnh liệt” [9, tr. 8]. Nhằm tạo ra những “khoảng trống” trong các sáng tác của mình, nhà văn đã đưa vào tác phẩm của ông những hiện tượng thuộc đời sống ý thức còn ở trình độ trực quan và những hiện

tượng mang màu sắc thần giao cách cảm. Khảo sát Dấu máu em trên tuyết, Biển

của thời đã mất và Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương, người đọc sẽ có những phút giây lắng lại để suy nghĩ và thả

78

Sau cái chết vô lý, chóng vánh của người vợ mà Bidi Săngchêt hết mực yêu thương, thậm chí anh không được gặp vợ mình lần cuối, khi ra khỏi bệnh viện quái quỷ, anh đã không hề biết đến một cơn mưa tuyết không có vết máu từ trên trời cao đang rơi xuống, và đó là trận mưa tuyết lớn nhất trong khoảng thời gian mười năm nay ở

Paris (Dấu máu em trên tuyết). Vậy cơn mưa tuyết xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

Lật giở lại những trang đầu viết về chuyến ngao du đầy say mê, hứng thú của đôi vợ chồng trẻ mới cưới, tuyết rơi đầy trên đường họ tới Paris, Nêna Đacôntê với ngón tay vẫn ri rỉ máu suốt chuyến đi. Hình ảnh máu in dấu trên tuyết bao giờ cũng gợi cho người đọc sức ám ảnh lớn. Nêna Đacôntê có thể đã chết chỉ bởi vì một lý do tưởng chừng như vô hại đó, trước sự thất vọng và những cố gắng đến vô ích của các nhà chuyên môn có tay nghề bậc nhất nước Pháp. Do đó, biểu tượng cơn mưa tuyết vừa là ẩn dụ cho số phận bất hạnh, bi thảm của cô gái vừa bước vào ngưỡng cửa của hạnh phúc, đồng thời, cũng là cảnh báo hệ quả tất yếu của một xã hội được coi là văn minh, tiến bộ với những thiết chế, quy định quái gở, nực cười. Ở đây, cảm xúc nhân văn đã nhanh chóng biến thành công cụ hạ bệ chế độ văn minh phương Tây hữu hiệu, đắt giá.

Biển của thời đã mất lại tập trung vào mùi hương hoa hồng những đêm đầu tháng

Ba do biển phả ra. Đây là một “khoảng trống” văn học đậm chất nghệ thuật với màu sắc lãng mạn. Ngôi làng ven bờ biển khô cằn, đất đai cứng sắt lại như đá, hôi mùi rác mục. Biển thì lại ác nghiệt hơn nữa. Làng thực hiện nghi thức mai táng cho những người chết bằng cách ném xuống biển. Song chỉ thỉnh thoảng mới có người mang từ nơi khác đến một bó hoa để ném xuống biển nơi người ta vẫn thường ném tử thi. Bởi vậy, khi mùi hương lạ mang theo hương vị của biển cả thổi về, người dân trong làng ngay lập tức nhận thấy sự thay đổi này. Sự nhận thức này đối với mỗi người có sự khác nhau. Với vợ chồng Tôbiat, thứ mùi hương hoa hồng kia chỉ là một sự khác lạ trong chuỗi ngày sống khô khan, không hương sắc cũng như cái khô cằn của mảnh đất làng này. Họ thậm chí còn không phân biệt được đâu là hương thơm của hoa hồng nữa. Còn với bà vợ ông già Giacốp, với vốn sống và kinh

79

nghiệm của người già, thứ mùi kia như một điềm báo trước của Thượng đế về sự sống ngắn ngủi còn lại của bà.

Chi tiết Tôbiat cùng ông già Hơcbơc lặn xuống biển sâu bắt rùa tình cờ thấy cả một làng người chết với cuộc sống sinh động đang diễn ra dưới đáy biển. Họ cùng gặp bà vợ ông già Giacốp với một dòng hoa chảy theo bên người, điều mà ít xảy ra khi an táng những cư dân của làng. Kết thúc truyện ngắn, Tôbiat kể lại với vợ về ngôi làng gồm những ngôi nhà trắng trồng hàng triệu bông hoa ở ngoài biển mà anh nhìn thấy. Như vậy, ngôi làng và những bông hoa hồng được đặt trong một tương quan so sánh giữa hai đối tượng: trên đất liền và dưới đáy biển, mà cầu nối giữa chúng là thứ mùi hương hoa hồng. Tính chất tương phản phần nào thể hiện rõ chủ đề của truyện ngắn: người ta chỉ có thể tìm thấy sự sống tươi đẹp, ý nghĩa không phải ở cuộc sống thực, cuộc sống hiện tại mà là sau khi chết, ở ngoài biển khơi xa xôi. Chính điều này đã phần nào tô đậm hiện thực xã hội ngột ngạt, nghèo nàn bấy giờ, đồng thời, hướng con người đi vào tìm kiếm và tạo nên cuộc sống tươi đẹp ngay ở sự sống hiện tại mà biểu hiện lớn nhất của nó chính là ở chỗ làm giàu hơn đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Một phần của tài liệu ghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)