Ảnh hưởng của chiết xuất từ cây diêp hạ châu, cỏ mực, lá ổi lên các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số loại thảo dược phòng bệnh vi khuẩn aeromonas hydrophila trên cá thát lát còm (chitala chitala) (Trang 32 - 37)

chỉ tiêu huyết học của cá thát lát còm

Thí nghiệm bổ sung 3 loại thảo dược (Diệp hạ châu, cỏ mực, lá ổi) được thực hiện trong 3 tuần, sau 3 tuần cho cá ăn thảo dược tiến hành thu mẩu 3 con/bể để xác định và so sánh tế bào hồng cầu, bạch cầu và bạch cầu đơn nhân giữa các nghiệm thức bổ sung và không bổ sung thảo dược.

4.2.1 Hồng cầu

Hình thái hồng cầu

Khi quan sát dưới kính hiển vi (40X và 100X) hồng cầu có dạng từ oval đến tròn, nhân hình tròn bắt màu tím đậm đồng nhất bởi Wrigh và Giemsa, nằm giữa tế bào. Tế bào chất bắt màu xám, phân chia rỏ ràng với nhân (Hình 4.4). Quan sát này cũng phù hợp với mô tả hồng cầu trong nghiên cứu của Chinabut

et al. (1991), Nguyễn Hoàng Nam (2011), Nguyễn Thị Thúy Liễu (2008). Ngoài ra khi quan sát hồng cầu ở buồng đếm Neubauer và trên tiêu bản lame thì hồng cầu trải khắp thị trường và chiếm đa số.

Hình 4.4 Tế bào hồng cầu của cá thát lát còm (100X)

Mật độ hồng cầu

Mật độ hồng cầu luôn có sự biến động giữa các nghiệm thức với nhau sau 3 tuần bổ sung thảo dược (Hình 4.5). Mật độ hồng cầu ở nghiệm thức cỏ mực 6ml là cao nhất (2,76x106 tb/mm3 ) và thấp nhất là nghiệm thức không bổ sung thảo dược ( 1,49x106 tb/mm3), 2 nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Phụ lục 6).

Hình 4.5 Sự thay đổi số lượng hồng cầu giữa các nghiệm thức bổ sung và không bổ sung thảo dược

Hồng cầu 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 Không bổ sung thảo dược Cỏ mực 3ml Cỏ mực 6ml Diệp hạ châu 3ml Diệp hạ châu 6ml Lá ổi 3ml Lá ổi 6ml

Loại thảo dược

Số n g (tb /m m 3 )

Từ hình 4.5 cho ta thấy số lượng hồng cầu ở các nghiệm thức có bổ sung thảo dược cỏ mực 3ml (2,21x106

tb/mm3), cỏ mực 6ml (2,76x106

tb/mm3), diệp hạ châu 3ml (2,26x106 tb/mm3), diệp hạ châu 6ml (2,35x106 tb/mm3), lá ổi 3ml (2,33x106 tb/mm3), lá ổi 6ml (2,29x106 tb/mm3) đều tăng so với nghiệm thức không bổ sung thảo dược (1,49x106 tb/mm3), tăng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nghiệm thức cỏ mực 6ml (2,76x106 tb/mm3) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tất cả nghiệm thức có bổ sung thảo dược còn lại. Nghiệm thức cỏ mực 3ml, diệp hạ châu 3ml, diệp hạ châu 6ml, lá ổi 3ml, lá ổi 6ml khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự như kết quả của Võ Thị An Hạ (2010) ảnh hưởng của cây hoàng kỳ lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra, sau 3 tuần cho ăn bổ sung hoàng kỳ thì số lượng hồng cầu tăng có ý nghĩa thống kê (2,14x106

tb/mm3) so với nghiệm thức không bổ sung hoàng kỳ (1,87x106 tb/mm3).

4.2.2 Bạch cầu

Kết quả phân tích tổng bạch cầu

Có 4 loại bạch cầu là lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tiểu cầu. đây là các loại bạch cầu có số lượng lớn và thường gặp nhất trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cá, các loại bạch cầu khác như bạch cầu toan tính và bạch cầu kiềm tính có tỉ lệ rất thấp <1% trên cá tra (Phạm Thanh Hương, 2006). Bạch cầu có vai trò thực bào, đáp ứng miễn dịch và chống lại các tác nhân bất lợi khác (Houston, 1990).

Hình 4.6 Các loại bạch cầu trên cá thát lát còm (100X). (a) Tiểu cầu; (b) Bạch cầu đơn nhân; (c) Tế bào lympho; (d) Bạch cầu trung tính

a

b

c d

Tổng bạch cầu 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 Không bổ sung thảo dược Cỏ mực 3m l Cỏ mực 6m l Diệp hạ châu 3m l Diệp hạ châu 6m l Lá ổi 3ml Lá ổi 6ml

Loại thảo dược

Số ng (tb /m m 3)

Hình 4.7 Sự thay đổi số lượng tổng bạch cầu giữa các nghiệm thức bổ sung và không bổ sung thảo dược

Sau 3 tuần cho ăn bổ sung thảo dược, tất cả tổng bạch cầu của cá bổ sung thảo dược đều cao hơn cá không có bổ sung thảo dược, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (Hình 4.7) và (Phụ lục 6). Nghiệm thức có tổng bạch cầu tăng cao nhất là cỏ mực 3ml (1,46x105

tb/mm3), tăng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, ngoại trừ nghiệm thức lá ổi 6ml (1,35x105 tb/mm3) thì không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nghiệm thức cỏ mực 6ml, diệp hạ châu 3ml, diệp hạ châu 6ml khác biệt không có ý nghĩa thống kê lần lượt là (9.39x104 tb/mm3, 10,3x104 tb/mm3, 8,3x104 tb/mm3). Kết quả này tương tự kết quả của Trần Thị Yến Nhi (2010) ảnh hưởng của chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra, sau 3 tuần cho cá tra ăn hoàng kỳ thì số lượng tổng bạch cầu tăng (158,48x103

tb/mm3) có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung hoàng kỳ (126,28x103 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tb/mm3). Theo Nguyễn Hoàng Nam (2011), Ảnh hưởng chiết xuất từ cây Yucca và Quillaja đến các chỉ tiêu huyết học của cá tra, sau 4 tháng bổ sung thảo dược vào thức ăn cho cá tra ăn thì số lượng tổng bạch cầu của cá tra đều tăng cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung thảo dược. Theo kết quả nghiên cứu của Yin et al (2006) trên cá rô phi khi bổ sung hoàng kỳ với 3 mức độ khác nhau là 0,01; 0,5 và 1% vào thức ăn, sau 3 tuần cho ăn hoạt động thực bào của các tế bào bạch cầu tăng và tăng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,5% hoàng kỳ.

Kết quả phân tích bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân có nhân lớn, lệch tâm, hình dạng và kích thước nhân thường thay đổi. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

Hình 4.9 Sự thay đổi số lượng bạch cầu đơn nhân giữa các nghiệm thức bổ sung và không bổ sung thảo dược

Kết quả định lượng bạch cầu đơn nhân sau 3 tuần cho thấy tất cả nghiện thức bổ sung thảo dược vào thức ăn cho kết quả cao hơn so với nghiệm thức không có bổ sung thảo dược, sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê (P<0,05). Nghiệm thức cỏ mực 3ml và cỏ mực 6ml (1,7x104 tb/mm3 và 1,74x104 tb/mm3) khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tương tự 2 nghiệm thức lá ổi cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng đối với diệp hạ châu 3ml và diệp hạ châu 6ml (7,79x103 tb/mm3 và 20,5x103 tb/mm3) thì khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.

Theo Trần Lê Minh (2004) cho rằng bạch cầu đơn nhân còn non không có khả năng thực bào, khi trưởng thành có kích thước lớn bào tương có chứa nhiều lysosom và ty thể, thời kì này gọi là đại thực bào có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào, mỗi đại thực bào có khả năng ăn tới 100 vi khuẩn, các hồng cầu già, bạch cầu đã chết và các mô bị hoại tử.

Thí nghiệm này tương tự như thí nghiệm của Võ Thị An Hạ (2010) sau khi bổ sung chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ vào thức ăn cho cá tra ăn sau 5 tuần thì số lượng bạch cầu đơn nhân gia tăng nhiều hơn so với nghiệm thức không bổ

Bạch cầu đơn nhân

0 5000 10000 15000 20000 25000 Không bổ sung thảo dược Cỏ mực 3ml Cỏ mực 6ml Diệp hạ châu 3ml Diệp hạ châu 6ml Lá ổi 3ml Lá ổi 6ml

Loại thảo dược

Số ng (tb /m m 3)

sung hoàng kỳ. Các chất chiết xuất từ các cây thuốc cũng có khả năng làm tăng sự thực bào của các loài cá khác nhau (Dugenci et al., 2003).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số loại thảo dược phòng bệnh vi khuẩn aeromonas hydrophila trên cá thát lát còm (chitala chitala) (Trang 32 - 37)