Kết quả kiểm tra tính nhạy của thảo dược trên vi khuẩn Aeromonas hydrophila

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số loại thảo dược phòng bệnh vi khuẩn aeromonas hydrophila trên cá thát lát còm (chitala chitala) (Trang 31 - 32)

hydrophila

Thí nghiệm được thực hiện trên 3 loại thảo dược (Diệp hạ châu, cỏ mực, lá ổi) được pha loãng ở 3 nồng độ khác nhau (25, 50 và 100%), một chủng vi khuẩn

Aeromonashydrophila được phục hồi và nuôi cấy trên môi trường thạch TSA. Sau 24h xác định tính thuần của vi khuẩn thông qua kết quả nhuộm Gram.

Hình 4.1 (A)Vi khuẩn A. hydrophila, (B) Nhuộm Gram vi khuẩn A.hydrophila

4.1.1 Kết quả Phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch

Phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch không cho kết quả như mong muốn, tất cả 3 loại thảo dược đều không có vòng tròn kháng khuẩn. Có thể lượng thảo dược trên đĩa giấy là qua ít và bay hơi nhanh nên không có khả năng kháng khuẩn.

4.1.2 Kết quả Phương pháp đục lổ trên đĩa thạch

Hình 4.2 Kiểm tra thảo dược (Cỏ mực, diệp ahk châu, lá ổi) với vi khuẩn

A.hydrophila A B 0 2 4 6 8 10 12 14 16 25 50 100 Nồng độ (%) Đ ườ ng k ín h ng v ô tr ùn g (m m ) Cỏ mực Diệp hạ châu

Hình 4.3 Kết quả kiểm tra thảo dược với vi khuẩn Aeromonashydrophila.

(A) diệp hạ châu, (B) cỏ mực

Dịch chiết từ cây cỏ mực đều có tính kháng khuẩn với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, tuy nhiên khả năng kháng khuẩn ở các nồng độ khác nhau đều khác nhau. Trong đó có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là 13 mm ở nồng độ 100%, thấp nhất là 9 mm ở nồng độ 25%.

Kết quả nghiên cứu với cây diệp hạ châu cũng tương tự như ở cây cỏ mực, ở các nồng độ khác nhau cũng đều có tác dụng kháng khuẩn với vi khuẩn

Aeromonas hydrophila, tuy nhiên ở nồng độ 50% và 100% đều cho vòng kháng khuẩn mạnh nhất là 15 mm và thấp nhất ở nồng độ 25% là 13 mm. Nhìn chung khả năng kháng khuẩn của diệp hạ châu đều cao hơn so với cỏ mực, thể hiện ở đường kính vòng kháng khuẩn.

Tương tự, theo Nguyễn Thành Tâm và ctv (2012), thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của diệp hạ châu đỏ ở các bộ phận thân, lá, quả lên vi khuẩn E. ictaluri, kết quả lá của diệp hạ châu đỏ có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là 12 mm ở tỉ lệ 1:1, thấp nhất là 4 mm ở thân và quả. Ở diệp hạ châu xanh, lá cũng sinh ra vòng kháng khuẩn lớn nhất với đường kính 8 mm ở tỉ lệ chiết 1:4, trong khi đó dịch chiết từ quả diệp hạ châu xanh có đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất bằng 7 mm ở tỉ lệ 1:1. Năm 2010, Nguyễn Hồng Loan đã công bố kết quả nghiên cứu sử dụng chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) để tăng cường khả năng đề kháng của cá tra với bệnh mủ gan do nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số loại thảo dược phòng bệnh vi khuẩn aeromonas hydrophila trên cá thát lát còm (chitala chitala) (Trang 31 - 32)