Chúng ta đều biết thần thoại là bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại huy hoàng của quá khứ xa xăm của loài người. Nghệ thuật phản ánh chủ yếu của thần thoại là thần thánh hóa nhân vật, kỳ vĩ vì điều này phù hợp với khung cảnh kỳ bí, hoang sơ của thiên nhiên và xã hội thời cổđại. Với nghệ thuật này đã làm cho thần thoại thêm hấp dẫn bởi những hình tượng nhân vật mang tầm cỡ lớn lao với sức mạnh siêu nhiên mà người đời sau không bắt chước được. C Mác có viết: “Cái khó khăn không phải là làm sao hiểu rõ được sự liên quan giữa
nghệ thuật và sử thi Hy Lạp với hình thái này hay hình thái khác của sự phát triển xã hội. Cái khó chính là ở chỗ hiểu rõ tại sao nghệ thuật và sử thi Hy Lạp vẫn còn cống hiến cho chúng ta những thưởng thức mỹ cảm và tại sao một mặt nào đó thần thoại được coi như là tiêu chuẩn, như những mẫu mực không thể nào bắt chước được”. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Có thể nói phóng đại là nghệ thuật chủ yếu của thần thoại. Để diễn tả sự siêu việt của các nhân vật, thần thoại đã xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng như khi giặc Ân kéo đến Thánh Gióng vươn vai lớn lên mười trượng, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt phun ra lửa, chém giặc như chém cỏ. Hình ảnh đó thực là kỳ vĩ, ý chí kiên cường của nhân dân đã lớn lên cùng Thánh Gióng. Sau khi giết giặc, Thánh Gióng bỏ lại nón áo bay về trời. Sơn Tinh lại dâng núi trị thủy, nước dâng lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại dâng núi lên bấy nhiêu. Có thể nói trí tưởng tượng của nhân dân ta thật phong phú nhưng cũng phù hợp với quy luật của vũ trụ. Từđó những nhân vật anh hùng cộng đồng được nhân dân tôn thành thần
thánh, ngưỡng mộ họ như một đại diện thần linh của cộng đồng, che chở và bảo vệ cộng đồng. Nhà nghiên cứu người Nga, M.Gorki đã nhận xét: “Trong trí tưởng tượng của người
nguyên thủy, thần không phải là cái gì trừu tượng mà là một nhân vật có thực, được trang bị công cụ lao động nào đó. Thần là bậc thầy ở nghề này hay nghề khác. Thần là sự khái quát nghệ thuật của những sự tiến bộ lao động…” [23; tr 300].
Nhân vật sử thi là con người được lí tưởng hóa, vũ trụ hóa để phản ánh lịch sử trọng đại của dân tộc. Nhân vật vì vậy có tầm vóc khổng lồ sánh ngang với vũ trụ, tự nhiên. Họ cũng có hành động phi thường mang tính hoành tráng, tính lí tưởng. Để thể hiện tính phi thường đó, sử thi thường lấy tự nhiên só sánh với con người khiến con người mang vẻđẹp kì vĩ như thần thánh mà ngoài vũ trụ và tự nhiên không có gì có thể sánh nổi. Chẳng hạn hình ảnh Xinh Nhã múa khiên: “Khiên làm xong, Xinh Nhã múa thử. Chiếc khiên múa xoay phía dưới chết con
cọp, xoay phía trên chết con voi, khiên xoay theo đường cái, đất bụi dấy mịt mù, trời nổi giông to gió lớn…”. Ngoại hình Đăm Săn được nghệ nhân khan sử thi miêu tả như sau: “Râu mép đăm Săn như mây song bột, râu cằm như mây song đá, râu quai nón mọc từ
cằm đến tận sát tai. Lông chân thì quăn, lông đùi thì rậm, lông mi cong, mặt mũi đỏ hồng như con men có rượu nồng” [20; tr 854]. Vẻ tinh anh nhanh nhẹn của Đăm Săn được ví “mắt đen như mắt rắn, long lanh như mắt cá trê, giận giữ như đôi mắt rắn đang ấp trong hang” [20; tr 1004]. Sức mạnh của người anh hùng trong chiến trận được nghệ nhân ví như âm thanh của thiên nhiên, vũ trụ: “Đăm Săn múa khiên ở phía
tây, gió xoáy về phía đông, múa ở phía nam, gió xoáy về phía bắc làm nghiêng ngã
cây đa, cây sung” [20; tr 1119]. Về kích thước “Đăm Đroăn có một bộ ngực nở nang
như một ngọn núi, một cái lưng rộng như nước bể” [24; tr 307], “một đôi tay to và khỏe hơn những cành đa bám chặt gốc đa” [24; tr307]. Về tốc độ, Khinh Dú cưỡi ngựa “Ngựa nhảy lướt nhanh như gió bảo” [24; tr 243]. “Khinh Dú hí một tiếng to như
sét đánh trên trời” [24; tr 243]; “giọng nói của Đăm Đroăn cất lên nghe như sấm giật đằng Đông, chớp giật đằng Tây” [24; tr 395]. Đến như ánh sáng đôi mắt Đăm Đroăn sáng đến nỗi “gió thổi không tắt” [24; tr 307] và “làm lu mờ đi ánh mặt trời sắp dạo
quanh mương” [24; tr 394]. Đó là kích thước của núi, của bể, của cây cổ thụ, tốc độ của gió bão, âm thanh của sấm sét, ánh sáng của mặt trời… tất cả là của thiên nhiên, của trời đất.
Ngay từ khi đầu thai và sinh ra, Chương Han đã đượm màu sắc thần thánh hóa: “Coong cồng xếp đầy tự kêu vang động / Mác đao phát sáng những tia màu / Rừng
rực như ngọn đuốc / Ngựa với la hí rộn cả mường / Voi hùng lớn tiếng gầm vang dội / Giờ đây vừa lọt lòng người đã biết đi / Tắm gội mặc xiêm áo”. Thế giới trong Chương Han còn là một thế giới phi thường. Suốt từđầu đến cuối tác phẩm là những hình ảnh, hình tượng con người, cảnh vật, sự việc có tầm vóc vô cùng lớn lao. Lúc nào ta cũng thấy quân trẩy như nước lũ. Quân xông trận như cát khô trôi. Những đoàn voi ngà rực sáng như sao hùng dũng xông lên mịt mù trời đất. Những ánh gươm đao vung lên rực trời, mạnh như lưỡi sét...
Nếu như “bất kỳ một câu chuyện thần thoại nào cũng đều khắc phục khống chế
và tạo thành các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng”
[25; tr 313], nếu “xã hội đã đưa trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách
nghệ thuật - vô ý thức” [25; tr 313] thì qua thực tế của sử thi anh hùng, chúng ta thấy ở sử thi, con người được nâng cao, phóng đại, siêu việt hóa và phi thường hóa đến mức của trời đất, sấm sét, vũ trụ… Hình ảnh của người anh hùng là hình ảnh niềm tự hào, sự hãnh diện của con người ở thời đại nào, soi mình vào sử thi cổ mà không thấy tâm hồn mình được lay động bởi những xúc cảm thẩm mỹ tuyệt vời, đó là sự kỳ vĩ của sử thi.
Tuy nhiên bên cạnh tưởng tượng, thần thánh hóa nhân vật, thần thoại, sử thi vẫn có yếu tố hiện thực. Hiện thực trong truyện thần thoại, sử thi là hiện thực của các hiện tượng và hoạt động của tự nhiên. Các hiện tượng tự nhiên là chất liệu hư cấu, tưởng tượng trong thần thoại. Chẳng hạn các hiện tượng tự nhiên như: Mưa, gió, sấm sét,… là những hiện tượng có sẵn trong tự nhiên, con người thời cổ dựa vào các hiện tượng thiên nhiên sẵn có đó để tưởng tượng và thần thánh hóa nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi.
3.2. Sử dụng yếu tố thần kì
Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Một nhà nghiên cứu phương Đông người Nga M.N. Tkachốp đã có nhận xét xác đáng rằng: “Những quan điểm thần linh siêu nhiên vốn là tư duy truyền
thống của người Việt Nam từ thời xa xưa và được bắt nguồn chính từ thần thoại”. Những lời giải cho sự “kì lạ” không phải là quá hiếm hoi, và đã nằm trong những hoàn cảnh đã tạo nên nó.
Khi giải thích vì sao thần thoại lại phản ánh hiện thực dưới hình thức hoang đường, Đinh Gia Khánh viết: Nhìn chung, thần thoại đã sản sinh trên cơ sở những yêu
cầu của thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội của người xưa. Nhưng tại sao thần thoại lại phản ánh hiện thực dưới hình thức hoang đường? Muốn giải đáp vấn đề,
cần chú ý đến khả năng rất hạn chế của người nguyên thuỷ. Trong thế giới, đại bộ phận những hiện tượng có liên quan trực tiếp với đời sống vẫn còn ở ngoài tầm hiểu biết của họ. Trình độ của loài người chưa cho phép hiểu được các hiện tượng ấy, trong khi nhu cầu của cuộc sống lại buộc phải giải thích chúng. Bắt buộc phải giải thích những vấn đề vượt lên trên khả năng trí tuệ của mình, người nguyên thuỷ đã đi
đến những nhận thức sai lệch, những quan niệm huyễn hoặc về thực tại [26; tr 277].
Sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường để xây dựng nhân vật anh hùng chúng ta thấy rõ nét hơn trong truyền thuyết và sử thi. Lực lượng kì ảo được đan xen dày đặc nhằm nâng đỡ tạo nên hình tượng đẹp đẽ của các nhân vật anh hùng. Ở truyền thuyết là sự nhào nặn lịch sử bằng các hình tượng hóa và kì ảo nhân vật theo quan điểm lịch sử của nhân dân. Nhưng dù họ là hư cấu hay đích thực thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác… Nhóm nhân vật anh hùng trong truyền thuyết thời kì Văn Lang Âu Lạc vẫn còn mang đậm màu sắc thần thoại. Họ là những anh hùng bộ tộc được nhào nặn, thần thánh hóa, vũ trụ hóa qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Thế giới quan thần thoại và niềm tự hào dân tộc chính là cơ sởđể sáng tạo những hình tượng nghệ thuật như Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, An Dương Vương…. Thánh Gióng được thụ thai từ vết bàn chân bà mẹướm thử, khi lớn lên ba thế nhưng chỉ là đứa trẻđặt đâu nằm đó, không nói không cười. Vừa nghe tin giặc Ân xâm phạm đã biết nói và xông pha ra trận khi dẹp xong giặc cưỡi ngựa bay về trời. Quả là nhân vật phi thường chỉ có ở trong truyền thuyết được nhân dân tô vẻđể trở thành con người của vũ trụ mang màu sắc vẻđẹp lí tưởng với ý nguyện vọng của nhân dân. An Dương Vương lại được thần Kim Quy giúp xây thành Cổ Loa trong vòng nửa tháng và được trao móng vuốt rùa vàng làm nỏ thần đánh bại giặc ngoại xâm. Những chi tiết ấy chỉ có trong trí tưởng của dân gian nhằm nâng cao nhân vật anh hùng lí tưởng của họ muốn thêu dệt. Để những nhân vật ấy vẫn sống mãi trong sự xoáy mòn của lịch sử và trở thành tượng đài bất tử trong dân gian.
Nhóm nhân vật thời kì Bắc thuộc đã gần hiện thực hơn. Họ là những nhân vật được hình tượng hóa và mĩ hóa. Màu sắc tưởng tượng còn khá đậm, nhưng không phải để nhào nặn hiện thực mà để hiện thực được thể hiện một cách sinh động, cô đọng và nghệ thuât hơn. Hai Bà Trưng cưỡi hạc về trời, Triệu Việt Vương hiển linh, cô gái bị giặc giết biến thành chồn cứu Lê Lợi… những màu sắc huyền thoại lung linh vẫn trường tồn với niềm ngưỡng mộ của nhân dân.
Nhóm nhân vật anh hùng truyền thuyết thời kì tự chủ cũng là những nhân vật lịch sử được hình tượng hóa và mĩ hóa. Quan niệm mang màu sắc kì ảo huyền thoại đã nhạt dần họ xây dựng nhân vật anh hùng gần với hiện thực hơn. Những yếu tố hư cấu kì ảo phần lớn sử
dụng với mục đích đề cao nhân vật, dựng tượng đài nhân vật bằng lòng kính yêu và ngưỡng mộ của nhân dân. Lý Thái Tổ sinh ra trong bàn tay đã có chữ “sơn hà xã tắc”. Yết Kiêu nuốt lông trâu thần mà có tài bơi lội giỏi như cá. Lê Lợi được Long Quân cho mượn Gươm thần.,…
Hay những nhân vật từ khi lọt lòng mẹđã có những tướng khác người bình thường và đó cũng là dấu hiệu của một anh hùng xuất chúng, phi thường. Ba Vành vừa sinh ra tay dài quá gối, răng liền một hàng, trên trán có ba đường chỉ ngang, mỗi bên chân có một chòm lông xoăn có phép màu nhiệm. Cố Bu dưới gan bàn chân có 3 lông trắng. Hầu Tạo khi sinh ra đã có một nốt đỏ trong vành tai,… Tất cả những chi tiết đó mang màu sắc kì ảo, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng vạn giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ởđầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, với lời dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.
Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước, một đất nước có "nghìn núi trăm sông diễm lệ...". Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.
Hầu hết các nhân vật anh hùng đều có tính thần kỳ từ lúc chưa ra đời, các bà mẹ của anh hùng thường không chồng mà chửa. Họ hoặc là đi trong rừng uống nước hốc cây, hoặc là ăn quả dừa rừng, tự nhiên thấy trong người thay đổi. Đến lúc đẻ, người mẹđau bụng khủng khiếp, đau nhiều ngày nhiều đêm bói và cúng đủ mọi cách mà đứa bé vẫn chưa ra đời. Và khi sinh ra cũng khác thường. Như cảnh đẻ cậu bé Trong Đăn: “Nàng HMá sinh được con trai. Con Trai nàng chưa tên đã tuổi. Từ khi lọt lòng mẹ, nó cứ khóc khản cả tiếng. Nó khóc không biết đến ngày đêm.
HMá : Im đi con! Mẹ đặt tên cho con là chàng Trong Phí
Thằng nhỏ khóc càng to.
HMá: Nín đi con! Mẹ đặt tên cho con là chàng Đăm MLan, hay con thích tên là Đăm GRung?
HMá: Đừng khóc nghe con! Hay mẹ đặt tên cho con là chàng Trong Đăn vậy. Thằng nhỏ thôi không khóc nữa” [24].
Sự mang thai thần kỳ và sinh đẻ bất thường là dấu hiệu của một cuộc đời phi thường, một tài năng phi thường. Trong Đăn mới khoảng 2, 3 tuổi, còn vào thời kì ngủ nôi, ngủ võng đã lén mẹ chạy ra ngoài múa khiên đao. Trong Đăn múa từ nhà trong ra nhà ngoài, chiếc khiên trên tay xoay chiều làm trời nổi mưa to gió lớn và cây cối gảy cành, núi non lởđá.
Sự xuất hiện của nhân vật Tiăng cũng nhuốm màu sắc li kì và kì ảo: “Lúc đầu dòng nước
phun lên mặt trời / Lửa mặt trời phun xuống nước / Hai bên gặp nhau giữa không trung / Cuối cùng rớt xuống một quả trứng to” [17; tr 32]. Qủa trứng thần kì đó được hai chị em Biôn, Biăn trong khi xúc tôm tép trông thấy nằm ở dưới đáy hồ, họ mang về nhà ấp bảy ngày bảy đêm thì trứng nở: buổi sáng nở ra Tiăng, buổi chiều nở ra Klang (tên chng chỉ ó và diều hâu), gần sáng hôm sau nở ra con sâu Dam Nhông. Nếu tính cả lần thoát thai từ quả trứng thần kì, Tiăng đã qua hơn ba chục lần đầu thai, để cuối cùng trở thành người có trí thức “thông thái” và có uy tín nhất của cộng đồng.
Ngoài ra có những nhân vật anh hùng không xuất thân từ thần thánh nhưng lại có mối quan hệ dễ dàng với ông Gỗn (Trời). Có thể yêu cầu ông Gỗn giúp đỡ khi cần thiết. Đăm Săn đã lên trời đòi ông Gỗn cứu sống Hơ Nhí, Hơ Bhí. Các yêu cầu nàu đều được ông trời thực hiện.
3.3. Ngôn ngữ nhân vật
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu... Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại
không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện... Trong cuộc