Kiểu nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 44 - 49)

Việt Nam là quốc gia ngay từ buổi bình minh đã trải qua nhiều cuộc đọ sức với những kẻ thù từ bên ngoài xâm lấn, chính vì vậy ý chí quật cường, tinh thần độc lập và tinh thần thượng võ là phẩm chất của người Việt từ rất sớm và trở thành thuộc tính dân tộc. Ngay từ khi lập nước, người Văn Lang và sau này là Âu Lạc đã phải chiến đấu chống xâm lấn giữ nước. Điều kiện lịch sửđặc biệt đó đã khiến người Văn Lang - Âu Lạc có ý thức về lịch sử và ý thức bảo vệ đất nước của mình ngay từ rất sớm. Họ biết cần đoàn kết chặt chẽ và lớn mạnh vượt bậc để đủ sức chống lại kẻ thù. Ý thức sâu sắc vềđiều đó tất yếu đã nảy sinh những người khổng lồ và tập thể anh hùng trong lịch sử. Bên cạnh hình tượng Mẹ Âu, Bố Rồng, vua Hùng, Ông Tản, hình tượng Ông Gióng cũng mang tính chất kỳ vĩ nổi bật trong một hệ thống truyền thuyết về chiến tranh và những anh hùng trận mạc của thời kỳ dựng nước. Việc đoàn kết với nhau để chống lại một kẻ thù xâm lược chung lớn gấp bội, một đế quốc phong kiến mạnh nhất châu Á thời ấy đã trở thành vấn đề sống còn của nước Văn Lang. Phải đoàn kết thành một khối, phải lớn mạnh vượt bậc để tiêu diệt quân thù.

Truyện Ông Gióng ban đầu vốn là câu chuyện về một anh hùng bộ lạc, về sau phát triển thành truyện anh hùng dân tộc. Người anh hùng làng Gióng, đứa con của một người đàn bà nghèo khổ và cô đơn, cũng là đứa con khổng lồ của nhân dân, mới 3 tuổi đã vụt lớn lên hơn mười trượng, tập trung sức mạnh và ý chí của nước Văn Lang quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược để bảo vệ quyền sống độc lập tự do của giống nòi, của dân tộc. Tất cả mọi người, từ mẹ Gióng đến dân làng, từ làng chạđến liên minh bộ

tộc, những người làm ruộng, đánh cá, đi săn, thợ rèn, những em bé chăn trâu, các bô lão, các dũng sĩ nổi tiếng từ khắp mọi vùng của đất nước đều nghe theo tiếng nói đầu tiên của em bé Gióng là tiếng gọi thiêng liêng quyết tâm giết giặc cứu nước. Mọi sản phẩm của làng chạ và bộ tộc, từ mâm cơm nong cà đến bụi tre, khối sắt đều được đem ra đánh giặc. Phải sản xuất để phục vụ chiến đấu và chiến đấu chính là để bảo vệ sản xuất, bảo vệ những của cải qúy báu đã có được sau bao nhiêu năm tháng vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt lũ lụt, hạn hán, rừng rậm, đầm lầy, thú dữ. Mọi địa điểm của miền trung du và đồng bằng, từ ruộng đồng, sông nước, đồi gò, cầu quán, con đường, cây đa, giếng nước, hồ ao, rừng tre, bãi cát, phiến đá... đều ghi dấu những bước đi của người anh hùng dân tộc và những kỳ tích của cuộc chiến tranh nhân dân. Và đỉnh núi Sóc liền dãy với Tam Đảo cao sánh đôi với Tản Viên (Ba Vì) - quê hương của ông Tản đã trở thành bàn đạp để ông Gióng cưỡi ngựa sắt lấy đà bay vào cõi vô tận.

So với những Đăm Săn, Xinh Nhã, chàng Trăng, nàng Han... trong kho tàng truyền thuyết anh hùng và trường ca anh hùng của các dân dộc miền núi anh em, truyện Ông Gióng thực sự là một bản anh hùng ca trong sáng tác văn hoá dân gian Việt cổ. Cậu bé khổng lồ giết giặc cứu nước đã được đồng hoá với Mưa Bão và Sấm Sét. Ông Đổng, Ông Gióng, Ông Đùng, Cơn Dông, KẻĐồng, cái Trống, Gióng trống, Tông beng (trống chiêng),... đều liên quan với nhau cũng như sau này hội Gióng liên quan đến lễ cầu mưa, tết mưa dông. Làng Gióng (Phù Đổng) quê hương của anh hùng bộ lạc, xưa có thể là một trung tâm thờ sấm sét, mưa bão, thờ rồng, thờ trống sấm. Trống có quan hệ với sấm sét, dông bão ở trong lễ cầu mưa, có quan hệ với khí thế anh hùng của quần chúng và uy lực của thủ lĩnh trong lễ tục xuất trận của bộ lạc. Quan hệ ấy phản ánh quan hệ hiện thực giữa con người với tự nhiên ở trong sản xuất, cùng với lý tưởng chinh phục tự nhiên của con người, và quan hệ hiện thực của xã hội ở trong chiến tranh bộ lạc với ý chí bảo vệ bộ lạc của người Việt cổ.

Câu chuyên có thể kể như một mắt xích cuối cùng của chuỗi truyền thuyết Văn Lang - Âu Lạc là truyết thuyết An Dương Vương. Dời đô từ vùng rừng núi về giữa đồng bằng màu mỡ, trụ lại để phát triển sản xuất, tăng cường lưu thông buôn bán,… đó là quyết định táo bạo của một vị thủ lĩnh tài năng có tầm chiến lược “kinh bang tế

thế”. Ở đây ta chỉ chú trọng ở phần đầu trong hệ thống truyền thuyết An Dương Vương, là truyện “Truyện Rùa Vàng” [15]. Truyện kể rằng sau khi An Dương Vương thôn tín nước Văn Lang đã đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Bấy giờ An Dương Vương đắp

thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc, cho nên gọi là Loa Thành. Thế nhưng thành này cứ đắp xong lại, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại chợt có thần nhân đến cửa thành, trỏ vào thành, cười và nói rằng: “Đắp đến bao giờ cho xong !”. Vua mời vào điện nghe lời thần nhân đợi giang sứđến. Sáng hôm sau, quả thấy có con rùa vàng bơi trên sông từ phía đông đến, xưng là giang sứ, nói được tiếng người, giúp vua xây được thành lũy. Sau khi giúp đắp thành không quá nửa tháng thì xong. Rùa vàng cáo từ ra về. Khi rùa vàng ra về An Dương Vương cảm tạ rồi hỏi nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống giữ?. Rùa vàng bèn trút chiếc móng trao cho vua và bảo nước nhà dù yên hay nguy đều do số trời nhưng nếu giặc đến thì dùng móng thiêng làm lẫy nỏ nhằm vào giặc mà bắn thì không phải lo gì. An Dương Vương sai Cao Lỗ làm nỏ thần, và đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Lúc ấy Triệu Đà đem quân xâm lăng Âu Lạc, khi giao chiến quân An Dương Vương dùng nỏ thần bắn mưa tên, quân Triệu Đà thua chạy, không dám tái chiến và cử sứ giả cầu hòa. Qua đó ta thấy xây thành và chế nỏ là hai yếu tố mới trong kĩ thuật quân sự của thời kì Âu Lạc. Những vòng thành Cổ Loa còn lại ở huyện Đông Anh (Hà Nội) và những mũi tên đồng đào được ở chân thành Cổ Loa là những chứng tích lịch sử minh chứng cho nội dung hiện thực của truyền thuyết này.

Tóm lại, có thể nói, những thần thoại và truyền thuyết Việt cổ như một khúc ca hùng tráng ca ngợi tập thể anh hùng Văn Lang Âu Lạc. Nó mang niềm tự hào lớn lao của cộng đồng, nuôi dưỡng ngọn lửa tinh thần yêu nước bất khuất, là ánh sao ngời sáng dẫn dắt dân tộc vượt qua thảm họa diệt vong, trải qua thời kì lịch sửđau thương, đứng lên thành một đất nước độc lập tự chủ.

Âm hưởng chung của truyền thuyết không chỉ là ngợi ca mà còn gìn giữ. Với ý thức về lịch sử cộng đồng với vai trò tập thể, niềm tự hào về tổ tông nòi giống, truyền thuyết về các anh hùng thời kì Bắc thuộc như những thư kí trung thành của lịch sử, gìn giữ và lưu truyền những sự kiện trọng đại của dân tộc, vượt qua nhiều thời đại cho đến ngày nay. Lịch sử nước ta là lịch sử đấu tranh giai cấp cũng như lịch sử bất cứ xã hội có giai cấp nào trên thế giới. Nhưng lịch sử nước ta cũng là lịch sử hai ngàn năm chống ngoại xâm. Dân tộc ta luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm từ nhiều ngã tây, nam, bắc kéo đến. Đặc biệt là phong kiến phương Bắc thuở xưa không bao giờ bỏ tham vọng thôn tính nước ta, đồng hóa dân tộc ta. Vì vậy cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền văn hóa dân tộc là một nội dung rất phong phú

của lịch sử ta. Các nhân vật lịch sử khi trở hành các nhân vật trong văn học dân gian, đã được tô điểm hư cấu lên rất nhiều

Khác với những truyền thuyết thời thượng cổ chỉ phản ánh những quá trình chung của lịch sử thời dựng nước, những truyền thuyết đời sau thực sự hướng hẳn vào những sự kiện và nhân vật cụ thể. Nói đến truyền thống anh hùng dân tộc ta, những trang sử anh hùng đầu tiên của lịch sử thành văn đã do phụ nữ viết lên. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đã mở đầu truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc mấy nghìn năm của dân tộc ta. Truyện kể lại Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên là Nhị, người ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu. Trưng Trắc lấy Thi Sách người huyện Chu Diên. Bà là người có tiết nghĩa, tính khí hùng dũng, có trí quyết đoán sáng suốt,… thời Tây Hán, trụ sở của Thái Thú đặt tại Long Uyên, thời Đông Hán đặt tại Mê Linh tức là Yên Lăng. Thời ấy Thái thú Giao Chỉ là Tô Định rất tham lam, tàn bạo, khiến nhân dân rất khổ sở. Ông dùng pháp luật trói buộc nhân dân, dùng mưu giết Thi Sách chồng của bà Trưng trắc. Bà Trưng Trắc thù Tô Định giết chồng, bèn cùng em là Trưng Nhị dấy binh, vây hãm Giao Châu các vùng đất lân cạn một lòng theo Hai Bà Trưng chống giặc. Nữ tướng của hai bà rất nhiều như Lê Chân, Bát Nạn, Vĩnh Huy, Liễu Giáp, Đài Kì, Liên Nương… Bà Triệu kế thừa truyền thống hai Bà Trưng đã từng nói: “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cá Kình lớn ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, can tâm phục dịch ở trong nhà ư?”. Câu

chuyện ấy đã được sử sách ghi chép lại một cách tự hào, phản ánh khí phách của phụ nữ nước ta vốn có truyền thống từ lâu “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Một truyền thống nổi bật khác là Dương Vân Nga (vợ vua Đinh Tiên Hoàng), trong lịch sử không ít lần các nhà nho phong kiến lên tiếng phê phán bà, bởi theo quan niệm Nho giáo và đạo đức phong kiến bà không phải là một người vợ thủy chung, không phải là một người mẹ hết lòng vì con, không phải là một người con dâu hết sức vì cơ nghiệp nhà chồng. Song hơn tất cả, Dương Vân Nga là một công dân xuất sắc biết đặt lợi ích quốc gia lên trên dòng họ, biết đặt giang sơn trên ngai vàng của con trai. Trong lúc vận nước “ngàn cân treo sợi tóc”, bên ngoài quân Tống đang chuẩn bị xâm lược, trong nước các quan lật đật đòi cát cứ, chèo chống đất nước là một ông vua 7 tuổi và bà mẹ 26 tuổi chưa thông tỏ việc triều chính. Dương Vân Nga đã trao long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cũng là trao trọng trách cho đất nước vừa có nền độc lập non trẻ một

cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, một cuộc Bắc thuộc lần thứ hai. Bằng truyền thuyết, dân gian luôn kể mãi về bà, chưa bao Dương Vân Nga thiếu chỗ đứng trong tình cảm của họ.

Sau khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giành lại nền độc lập cho đất nước năm 938, nước ta hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc, bắt tay xây dựng và phát triển nhà nước độc lập. Tuy nhiên quan niệm độc lập không phải chúng ta sống trong hòa bình. Dân ta phải liên tục vùng lên đấu tranh chống ngoại xâm, có điều khác ở thời kì trước ta không còn là nô lệđứng lên mà là một dân tộc tự do quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Nối tiếp truyền thống anh hùng hai Bà Trưng và Bà Triệu là những anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt,Trần Quốc Tuấn, Ngô Quyền, Lê Lợi,… Bằng sự đề cao tài trí, sự khôn ngoan và bản lĩnh của thủ lĩnh, đề cao sự ủng hộ hết lòng của nhân dân, những truyền thuyết này vừa dựng lại một thời kì lịch sử hết sức khó khăn của dân tộc, chống thù trong giặc ngoài, vừa khẳng định vai trò và ý thức lịch sử lớn lao của nhân dân bên cạnh thủ lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh là một chú bé mồ côi, cờ lau lập trận lúc nào cũng đứng đầu các bạn chơi, để lớn lên trở thành một thủ lĩnh quân sự tài danh, dẹp loạn 12 sứ quân, đánh tan cát cứ, thống nhất giang sơn, trở thành môt vị hoàng đế anh hùng. Sự tích Lê Lợi trong Lam Sơn thực lục ca tụng nhân vật này như một anh hùng cái thế, công đức bao trùm muôn dân. Còn trong truyền thuyết nhân dân ca tụng Lê Lợi, lại chú ý nhiều hơn quan hệ của ông đến nhân dân. Truyện kể rằng một lần ông thua chạy, sắp bị giặc bắt, nhưng nhờ sự nhanh trí của hai vợ chồng một ông lão đang vét cá dưới ruộng mà thoát nạn; một lần khác ông núp vào bụi cây, sắp bị chó săn của giặc tìm thấy, thì âm hồn một thiếu nữ chết vì giặc biến thành con chồn để đánh lạc hướng con chó và cứu ông. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn gian khổ kháng chiến suốt 10 năm trời. Lúc đầu gian nan, sau có nhiều người tài giúp đỡ, như Nguyễn Trãi. Dân chúng khắp nơi đã dốc lòng hưởng ứng nên dần dần chiếm lại được nước Việt đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Sau đó Lê Lợi lên ngôi, tức là Lê Thái Tổ. Ông đặt tên nước là Đại Việt, lúc bấy giờ là vào thế kỷ XV. Lê Lợi được nhân dân che chở nên khi đã hoàn thành sự nghiệp vinh quang của mình, ông đã không quên ơn những người đã ủng hộ mình trong những bước gian nan.

Trong âm hưởng ngợi ca chung các anh hùng dân tộc, truyền thuyết lịch sử dường như dành sự thiên vị cho các anh hùng từ tầng lớp bình dân. Theo truyền thuyết ta được biết, cùng với vị Trần Hưng Đạo và các vị tôn thất, làm nên chiến thắng

Nguyên Mông không thể thiếu những người bình dân như Yết kiêu, Dã Tượng, người đan sọt Phạm Ngũ Lão, bà bán nước trên dòng sông Bạch Đằng… Còn trong truyền thuyết về cuộc chống quân Minh, có nhân vật người đánh cá Lê Thận, người bán dầu Trần Nguyên Hãn, người bình dân Lê Lai, hai anh em người dân tộc Mường Lê Hiểm - Lê Hưu, người dân nghèo Nguyễn Chích, bà bán nước họ Lương… Đó là những nhân vật quen thuộc trong chuỗi truyền thuyết Lê Lợi. Những truyền thuyết về nhân vật bình dân đã chúng minh một chân lí, nhân dân chính là người làm nên lịch sử, nhân vật chính của các sự kiện lịch sử chính là nhân dân. Truyền thuyết không phản ánh toàn bộ cuộc đời nhân vật anh hùng, nhưng truyện tập trung vào cuộc đời hành trạng và chiến công của nhân vật trong tương quan với tập thể nhân dân.

Qua các câu chuyện kể dân gian, nhân dân đã thành kính dựng tượng đài bất tử cho những anh hùng cứu nước. Truyền thuyết được gìn giữ, trân trọng được những giá trị tinh hoa dân tộc để đến được với chung ta ngày hôm nay. Đó là công lao vĩ đại của bao thế hệ người dân Việt Nam nhằm bảo lưu và tôn vinh một thời kì lịch sử đau thương và anh dũng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 44 - 49)