Kiểu nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 36 - 44)

mà không phải khi nào cũng dễ phân biệt. Và minh chứng cho điều ấy là các kiểu nhân vật anh hùng có trong thần thoại nhưng lại xuất hiện trong truyền thuyết tạo thành những motip nhân vật quen thuộc. Do nhiều nguyên nhân phức tạp, những truyện này đã rơi vào tình trạng bị tản lạc, “xé lẻ” và xô bồ về mặt thể loại. Một số truyện được coi là thần thoại nhưng cũng vẫn được xem là truyền thuyết. Những nhân vật thần thoại về “anh hùng văn hóa” thời cổđại đã được lịch sử hóa và nhất loại quy về truyền thuyết thời đại Hùng Vương. Ở chương này, người viết không phân chia các kiểu nhân vật anh hùng theo thể loại thần thoại hay truyền thuyết riêng, mà quy chiếu chung về các nhân vật anh hùng cùng một kiểu vừa có trong thần thoại nhưng được lịch sử hóa và xuất hiện lại trong truyền thuyết.

2.1.1. Kiểu nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa. hóa.

Theo Ph. Ăngghen: “Tất cả các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của nó

đều trải qua thời đại anh hùng”. Đó là thời đại con người bước vào chế độ văn minh đầu tiên, được đánh dấu bằng những công sức lao động và những cuộc chiến công bộ lạc để chiếm đất hoặc mở đất. Các dân tộc có thể bước vào thời đại anh hùng ở các thời điểm khác nhau, nhưng đó như là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Có thể nói từ khi loài người xuất hiện cho đến khi bước vào thời đại anh hùng, nền văn minh vật chất đã tiến những bước khổng lồ, làm thay đổi hẳn diện mạo nhân loại.

Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ. Tất cảđều là một mớ bòng bong hỗn mang: Trời đất, gió mưa, sấm sét, lũ lụt, nắng hạn, cây cỏ, thú vật… và cả con người nữa đều là những điều khó hiểu đối với con người. Đó là thời đại nguyên thuỷ, hồng hoang hay "Hồng Bàng". Đến khi

mình tác động đến tự nhiên, muôn loài, muôn thú. Thuần dưỡng được thú rừng thành thú nhà, buộc cây dại trở thành cây trồng, đó là một niềm vinh dự lớn mà con người cảm thấy sâu sắc và tìm cách giải thích. Đó chính là thần thoại được nhân dân các làng chạ sáng tác, gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ, dưới hình thức truyện kể dân gian. Trong những ngày hội, đám cưới, đám tang... thần thoại Việt cổ được diễn xướng trọng thể như ngày nay người Mường, người Thái, người Tây Nguyên diễn xướng sử thi hay trường ca của họ.

Giải thích nguồn gốc loài người là chủ đề thần thoại còn giải thích nguồn gốc cộng đồng dân tộc là chủđề của truyền thuyết. Lạc Long Quân - Âu Cơ không phải chỉ có chức năng sinh sản nòi giống, họ cũng chính là những anh hùng văn hóa đầu tiên. Cuộc hôn nhân của họ được xem là sự kết hợp giữa Thần Nước (Lạc Long Quân), Thần Đất (Âu Cơ) nhằm đem lại mưa thuận gió hòa. Họ không chỉ sống với nhau hòa thuận mà còn dạy dân trồng lúa, lấy vỏ cây làm áo, lấy sợi dệt vải, làm bánh trái đểăn, làm nhà ởđể tránh thú dữ…

Đặc điểm thiên nhiên Việt Nam là nắng lắm mưa nhiều. Đất - nước, nắng - mưa, hạn - lụt chính là những yếu tố quan trọng kết tinh truyền thống và tính cách người Việt, cũng là thực tế tạo nên khái niệm trừu tượng và thiêng liêng Tổ quốc. Người Việt chinh phục tự nhiên chủ yếu là chống hạn và chống lụt. Đặc điểm - địa lý lịch sửđó đã in dấu ấn đậm nét trong truyền thuyết Văn Lang Âu Lạc, tạo nên một hệ thống chủđề nổi bật. Đó là những chiến công của anh hùng Lạc Long Quân đánh Mộc Tinh ở rừng núi, Ngư Tinh ở biển, Hồ Tinh ởđồng bằng.

Trước tiên, là “Truyện Mộc Tinh” [15] người xưa kể lại: Ở Phong Châu cứ như bấy giờ thuộc về Sơn Tây có một cây cổ thụ mọc từ hàng ngàn năm gọi là cây Chiên đàn cao hàng mất ngàn nhẫn, cành lá um tùm rậm rạp che một khoảng đất rộng không biết bao nhiêu mà kể. Khi cây còn sống đã từng nổi tiếng linh thiêng, dân sự quanh vùng không một ai dám đến gần. Sau đó có một trận bão, cây tự nhiên đổ và khô nát dần dần. Từđó tinh của cây hóa thành một con yêu rất dữ tợn chẳng những trạng mạo kỳ quái mà còn nhiều phép thuật rất linh diệu. Yêu tinh nay đây mai đó không có chỗ ở nhất định. Nhiều lúc thấy ẩn đi một dạo rồi lại xuất hiện. Cũng có nhiều lúc Mộc Tinh đang ở vùng này tự nhiên đã xuất hiện ở vùng kia. Cái sở thích của nó là bắt người ăn thịt sống. Nó đã giết hại rất nhiều người, cái tên Mộc Tinh truyền đi đến đâu trẻ già trai gái đều sợ mất vía. Sau khi trừ xong con Cửu vĩ Hồ Tinh, Lạc Long quân

lại được nghe kểđến những tình trạng tang tóc do Mộc Tinh gây ra. Thần quyết trừ hại nhưng phép thuật của Mộc Tinh rất cao cường nên sau mất mấy ngày giao tranh, Long Quân đã trở nên núng thế bộ hạ quỷ đỏ của Long Quân xông vào trợ lực nhưng Mộc Tinh chẳng coi vào đâu. Cuối cùng hắn đã làm cho mỗi người bỏ chạy mỗi ngả. Long Quân tự nghĩ sức mình khó lòng thắng nổi con yêu quái, bèn trở về nhờ cha là Kinh Dương Vương giúp sức. Cuộc giao chiến này giữa Kinh Dương Vương và Mộc Tinh rất ác liệt.

Chúng ta không rõ chi tiết của chiến trận lúc đó thế nào nhưng cũng có thể tưởng tượng được cảnh tượng cây đổ ào ào, đá rơi rầm rầm thật là kinh khủng. Mộc Tinh tuy biến hóa phi thường nhưng trước sức khỏe và phép thần của Kinh Dương Vương lại thêm Lạc Long Quân giúp sức, nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Bị thương nặng, hắn gắng hết sức tàn bỏ chạy mãi về phía tây nam hóa thành qủy gọi là quỷ Xương Cuồng. Từ đó cõi Lạc Việt bắt đầu yên tĩnh. Lạc Long Quân cùng bộ hạ của mình về vùng xuôi kiến thiết đất nước.

Quỷ Xương Cuồng sau này ẩn náu trong rừng núi một thời gian lại trở lại quấy nhiễu dân sự. Tuy không còn dữ dội như trước nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng lần mò ở vùng hẻo lánh bắt người ăn thịt. Hàng năm dân cưở thượng du phải lần lượt nộp cho hắn mỗi nơi một người sống để cho hắn đỡ phá phách. Mãi về sau, có một pháp sư lập kế mở một hội lớn làm trò xiếc cho quỷ Xương Cuồng đến xem, rồi nhân lúc bất ngờ chém chết.

Tiếp đến truyện “Truyện Ngư Tinh” [15], ở biển Đông có con tinh Ngư xà (còn gọi là Ngư Tinh) dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hóa vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa, lại ăn được thịt người nên ai cũng sợ. Đời thượng cổ có con cá dung mạo như người, đi tới bờĐông Hải, sau biến thành người, biết nói năng, dần dần lớn lên, sinh ra nhiều con trai con gái, hay bắt cá, tôm, sò, hến mà ăn. Lại có giống Đản Nhân sống ở một cái gò dưới bể, chuyên nghề bắt cá, sau cũng biến thành người, giao dịch với man dân đổi lấy thóc gạo, dao, búa, thường qua lại ởĐông Hải. Có hòn đá Ngư Tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới

đá có hang, Ngư Tinh sống ở trong đó. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở một đường đi khác nhưng đá rắn khó đẽo. Thuyền của nhân dân đi qua chỗ

này thường hay bị Ngư Tinh làm hại. Đêm kia có bọn người tiên đục đá làm đường đi

Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông bèn cùng bay lên trời. Tới nay người ta gọi lối đi ấy là Phật Đào Hạng (ngõ Phật đào). Long Quân thương dân bị hại bèn hóa phép thành một chiếc thuyền của thường dân, hạ lệnh cho quỷ Dạ Thoa ở Thủy Phủ

cấm hải thần nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá Ngư Tinh, giả cách cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Ngư Tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền, Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗđó gọi là Bạch Long Vĩ còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Cẩu Đầu Sơn. Thân trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Mạn Cầu Thủy (còn gọi là Cẩu Đầu Thủy). Truyện “Truyện Hồ

Tinh” [15], Thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng cổ không có người

ở. Vua Thái Tổ nhà Lý chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long rồi đóng đô ởđấy, ngày nay tức là thành Kinh Hoa vậy. Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉđi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Mán chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần rất linh thiêng, người Mán thường thờ phụng. Thần dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (mán áo trắng). Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là "đầm xác cáo" (tức Tây Hồ

ngày nay). Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là HồĐỗng (hang cáo).

Đất ởđây cao ráo, dân làm nhà mà ở nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn.

Lịch sử chống lụt của cha ông ta phải kểđến bản anh hùng ca của ông Tản (Sơn Tinh), Ông Tản qua trí tưởng tượng phóng đại của nhân dân, mang bóng dáng và tầm vóc của Ông Khổng lồ đào sông xây núi, đứng sừng sững trên đất nước trung du và đồng bằng mênh mông, bưng ngang những dòng lũ lớn từ Tây Bắc đổ xuống và ném đi cả những trái núi to nhất từ vùng Hoà Bình, Hà Tây đến Vĩnh Phúc, Phú Thọ, buộc

sông Đà và sông Hồng ngoan ngoãn chảy về xuôi. Trong bản anh hùng ca trị thuỷđó, sức người, cọc gỗ, lưới sắt cùng tất cả những kết quả lao động và sáng tạo của con người Việt cổđều chiến thắng thiên nhiên. Ông Tản, tượng trưng cho sức mạnh và tài trị thuỷ của nhân dân, đã quảy núi ngăn dòng, chặn đứng mũi tiến công ác liệt của thần Nước. Ông đã nâng cao mặt đất, cao lên dần, cao lên mãi luôn luôn ở trên mức nước. Ông hướng dẫn nhân dân gánh đất đắp đê, đan phên cạp bờ, bỏđá làm kè, thả rong ven sông để chống lại sức công phá của nước. Nước đánh vỗ vào mặt trước, đánh úp vào mặt sau, từ sông Đà tới, từ sông Tích lên, từ sông Lô xuống, từ sông Thao về, nhưng ông Tản, với các bộ tướng Tuấn Cương, Quế Hoa, Hiển và Sùng... cùng với nhân dân không mảy may nao núng, ai nấy đều dũng cảm và quyết chiến. Cuối cùng sau hàng tháng vật lộn, thần nước đã phải tháo chạy để lại xác chết của nhiều tên bộ hạ gian ác.

Trong việc trị thuỷ, ông Tản không những là sức mạnh chống lũ lụt mà còn là sức mạnh chống hạn hán, ông dạy dân đào ao, đào giếng, khơi mương, ngòi, tuới rau, nuôi cá, thả bèo; ông còn chữa bệnh cứu dân, dạy dân làm ruộng, đi săn, đánh cá, làm lửa, làm nhà, đào giếng. Vợ ông là Mị nương thì giúp dân trồng dâu chăn tằm, dạy dân ươm tơ dệt lụa, tổ chức ngày hội rước những tấm lụa the đẹp nhất để hiến dâng vua Hùng. Câu chuyện tranh chấp tình duyên giữa ông Tản (Sơn Tinh), Thuỷ Tinh, cũng là câu chuyện về những cuộc đua tài, đọ sức, thi sản phẩm quí: "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao", thực chất là những cuộc trao đổi văn hoá giữa các bộ lạc đang tự nguyện gia nhập vào cộng đồng Việt cổ. Từđó ông Tản đồng nhất với Sơn Tinh, một thần tượng tổng hợp sức mạnh của đất và núi mà người nguyên thuỷ đã hằng tín ngưỡng ở nhiều nơi. Ông Tản cũng tham gia vào công cuộc chống quân Thục để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Văn Lang, bảo vệ công cuộc thiên di của những bộ tộc đi từ miền sông biển đến định cư chung quanh núi Ba Vì (Tản Viên) đối diện với Tam Đảo, 2 ngọn núi tượng trưng cho hùng khí thiêng liêng của lãnh thổ Việt cổ đang mở rộng về phía tây nam. Trong vùng đất oanh liệt chiến thắng giặc nước ấy, người Mường, người Thái, người Việt sống đoàn kết với nhau và cùng thờ chung ông Tản.

Ông Tản vừa là anh hùng xây dựng đất nước, vừa là anh hùng bảo vệ đất nước, với tầm vóc vũ trụ, với khí phách ngất trời, một hình tượng biểu hiện sắc nét bản lĩnh của dân tộc ta, cuộc sống và chiến đấu quyết liệt và lạc quan của nhân dân ta. Sức mạnh và niềm tin của Ông Tản chính là sức mạnh và niềm tin của người Việt cổđã tạc vào sông núi.

Một trong những nhân vật góp tên vào các vị anh hùng sáng tạo văn hóa, ý chí quật cường vươn lên tìm nguồn sống là nhân vật An Tiêm trong truyện “Truyện dưa

hấu” [15]. Xưa, đời Hùng Vương có viên quan tên là Mai An Tiêm, vốn là người ngoại quốc. Vua mua từ thương thuyền về làm nô bộc từ khi lên 7, 8 tuổi. Khi lớn lên, diện mạo đoan chính, nhớ thuộc sự vật, vua ban cho tên là Mai Yển, hiệu An Tiêm, lại ban cho một người thiếp. Tiêm sinh hạđược một trai một gái. Vua rất tin yêu, giao cho công việc, dần dần trở nên giàu có, ai nấy đều khiếp sợ, kẻ quyền cao chức trọng đều muốn đến làm thân, của cải rất nhiều. Sau Tiêm đâm ra kiêu căng ngạo mạn, thường nói rằng: “Đó đều do kiếp trước ta tu mà có, không có phải do ơn chủđâu”. Vua nghe

nói cả giận, phán: “Làm bề tôi mà kiêu căng ngạo mạn, không biết ơn chủ!. Nay ta đưa nhà ngươi ra một nơi không có người ở giữa bể, xem nhà ngươi có còn của cải kiếp trước nữa hay không?”. Bèn đày Mai Yển ra ngoài cửa bể huyện Thán Sơn, bốn bề toàn cát và nước không có vết chân người qua lại, ban cho một số lương thực đủăn bốn năm tháng để cho ăn hết thì chết. Vợ Tiêm than khóc “Tôi chết ởđây rồi, không thể sống được”. Tiêm cười mà bảo: “Trời sinh ta tất sẽ nuôi ta, sống chết bởi trời, ta đâu lo lắng”. Bỗng thấy một con chim màu trắng từ hướng Tây bay lại, đậu ởđầu núi, kêu lên 3, 4 tiếng, nhả xuống 6,7 hạt dưa rơi xuống cát, hạt nở thành dây, mọc lên um tùm rồi kết thành trái rất nhiều. An Tiêm mừng rỡ nói rằng: “Đây không phải là vật dị thường mà là trời cho để nuôi ta đó”. Bèn bổ ra mà ăn, thấy mùi vị thơm ngon, tinh thần sảng khoái, mới đem ra trồng, ăn không hết, đem đổi lấy gạo nuôi vợ con. Tiêm không biết gọi là trái cây gì, nhưng vì chim ngậm hạt từ hướng Tây bay tới nên gọi là trái dưa hấu (Tây Qua). Bọn phường chài, phường buôn ăn đều cho là ngon, đều đến

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)