Kiểu nhân vât anh hùng chinh phục tự nhiên và nhân vật anh hùng sáng tạo

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 51 - 53)

sáng tạo văn hóa

Trong di sản văn học truyền thống của các dân tộc ít người ở việt Nam, một trong những loại tác phẩm chiếm vị trí nổi bật đó là các bản sử thi anh hùng. Cũng như thần thoại và truyền thuyết sử thi cũng có những câu chuyện, những bản trường ca thêu dệt về một thuở xa xưa. Sự xuất hiện của các nhân vật anh hùng đã làm nên lịch sử và cũng không thoát khỏi màu sắc hư cấu, thần thánh hóa ảnh hưởng trực tiếp từ thần thoại.

Trong sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường, những chiến công chinh phục tự nhiên thể hiện ở các chương tìm lửa, tìm nước đẻ gạo, đẻ rượu, chặt chu, săn moong lồ, săn cá điên quạ điên… Trong sử thi anh hùng Ê Đê các nhân vật Đăm Săn, Xinh Chơ Niếp, Xinh Nhã… là cảnh các anh hùng cùng dân làng đi săn thú, bắt cá, chặt cây thần, chinh phục mặt trời và những khoảng không gian kì ảo, là những sản phẩm sung túc, dồi dào, được tạo ra từ lao động “Gạo trắng như hoa ê pang, sáng như

ánh mặt trời”, “rượu chảy tràn như suối”… Khát vọng vươn lên khai phá đất hoang, chinh phục vũ trụ và tự nhiên, lao động tập thể để tăng thêm của cải… của những người anh hùng và cộng đồng được lặp đi lặp lại trong ngôn ngữ sử thi: “Đoàn người

ra đi, đông như bày cà tong, đặc như bày thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối… Một

trăm người đi trước, một nghìn người cất bước theo sau, một mình Đăm Săn cao lênh khênh đi giữa. Tôi tớ kéo theo từng từng lớp lớp, bóng người đi rợp cả một vùng”

[16; tr 171 - 172]. Khát vọng ấy còn thể hiện mãnh liệt trong hành động chinh phục nữ thần Mặt trời của Đăm Săn. Ý nghĩa tượng trưng của hành động chính là là khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên, khám phá sức nóng của mặt trời, chinh phục hạn hán để trở thành tù trưởng giàu mạnh không ai sánh kịp. Đăm Săn nói: “Tôi đi đây là để bắt

chiêng lắm la nhiều, mới thực sự đâu đâu cũng phải khuất phục tôi” [16; tr 206].Trong

sử thi Ot ndrong, Bông và Rong là hai nhân vật tạo nên đồi núi, sông súi, cây cỏ, chim muông trên mặt đất. Hai nhân vật này được coi là người có công khai thiên lập địa vùng người Mơ nông sinh sống ở Đông Nam Tây Nguyên. Cuộc tạo dựng đồi núi, sông suối của họ diễn ra thật tuyệt, kì vĩ: “Một nắm đất Rong đắp núi Nâm Brah / một

nắm đất Rong đắp núi Nâm veng / Một chén đất đắp dãy yau ung / Một lưỡi rìu đắp

đồi glung ma jơl / Bông kéo cây mây hóa thành khe suối / Kéo cây ndrong hóa thành con sông / Đổ nước cơm hóa thành biển cả! Bông phóng lao hóa thành dòng thác…”

[17; tr 29] Các nhân vật này được người Mơ nông qua các thế hệ coi là các bậc tổ tiên của mình. Người Mơ Nông cho rằng Ot ndrong là “lịch sử” của dân tộc người họ lúc mới sinh thành. Lâu nay, nhận thức của cộng đồng về nòi giống, tổ tiên đều được quy chiếu từ Ot ndrong. Sử thi Ot ndrong thỏa mãn nhận thức về cộng đồng về nguồn gốc vũ trụ, con người, vạn vật và những hoạt động mang tính thần thoại của con người viễn cổ. Có đất nước, con người rồi, thì dĩ nhiên con người phải dần dần tự hoàn thiện mình bằng cách lao động, đấu tranh và xây dựng. Trong sử thi Mơ Nông nổ bật lên hình ảnh của những người làm nên lịch sử đó. Tiếp nối sự nghiệp của Bông và Rong, Tiăng là nhân vật có công khai sáng cho cộng đồng Mơ Nông.

Tiăng là nhân vật được sinh ra từ quả trứng khổng lồ người có công lao to lớn trong việc truyền dạy tri thức tự nhiên (sản xuất nương rẫy) và xã hội (thành ngữ, gia phả, luật tục) cho cộng đồng. Tiăng còn là người thực hiện nghi lễ, tham gia vào việc diệt trừ quái vật hãm hại cuộc sống con người. Nhân vật Tiăng không có được khả năng sáng tạo siêu nhiên như nhân vật Bông, Rong. Hành động của nhân vật này được tiến hành theo cách thức ma thuật, biến hóa nhưng vẻ thần thoại đã giảm đi ít nhiều

Trong tiến trình phát triển lịch sử của loài người, từ thuở hồng hoang, những bước đi của nhân loại đều thấm đượm mồ hôi, máu và cả nước mắt. Nhưng cuộc sống không có sự chán nản, cuộc sống đi lên không có sự bi kịch. Bi kịch chỉ xuất hiện khi mâu thuẫn giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không có khả năng thực hiện yêu cầu nào đó mà thôi. Sự thực lịch sử đã là như thế, và sự thực đó cũng đã in bóng trong tác phẩm Ndrong và trong nhiều tác phẩm tự sự dân gian, mặc dù vẫn khoác cái vỏ thần thoại, tình yêu lao động và sức mạnh hiện thực của con người trước thiên nhiên, vẫn là đề tài rộng lớn và vẫn là chủ đề mang tính phổ quát của nhân loại. Guxep khái quát: “Ở đây, anh hùng văn hóa là hình tượng trung tâm, là nhân vật được

gán những khả năng sáng tạo kì diệu. Đó là hình tượng người đi săn kì diệu, người đánh cắp hoặc kiếm được lửa, người sáng chế những công cụ lao động, người xây dựng, người đi cày, người thợ rèn. Trong hình tượng kì ảo của “người anh hùng văn hóa” được thi vị hóa và suy tôn cuộc đấu tranh của tập thể thị tộc bộ lạc với thiên nhiên, được khái quát hóa quá trình trường kì con người nắm lấy những kỹ năng hoạt động lao động. “Anh hùng văn hóa” hoạt động với vai trò người xây dựng thế giới, chứ không đóng vai trò của người sáng tạo siêu nhiên” [18; tr 242]. Với ý nghĩa này, có thể nói những Cun Cần (Đẻđất đẻ nước), Bông, Rong, Tiăng đều là các biểu tượng về người anh hùng khai sáng, người anh hùng văn hóa trong kho tàng văn học dân gian. Và người Mơ Nông không hẳn coi Bông, Rong, Tiăng là thần thánh. Họ coi nhân vật này là tổ tiên, là người có công khai thiên lập địa, có công tryền dạy tri thức lao động, tri thức nhân sinh, xã hội cho tộc người họ từ thuở mới sinh thành. Bông, Rong, Tiăng là các biểu tượng về người anh hùng khai sáng, người anh hùng văn hóa của tộc người Mơ Nông. Hình ảnh họ có ý nghĩa biểu tượng trong đời sống của cư dân này.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)