Kiểu nhân vật anh hùng nông dân khởi nghĩa

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 49 - 51)

Thế kỉ XVI - XVII, cùng với sự suy tàn của nhà Lê, chế độ phong kiến bước vào chặng đường suy yếu, bộc lộ dần bản chất ích kỉ, thao túng quyền hành, sống xa hoa, kiêu căng hống hách… Từ đó trở đi, mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp quý tộc phong kiến trở nên gay gắt. Trong giai đoạn lịch sửđó, khi giai cấp phong kiến trở nên bạc nhược, thoái hóa thì giai cấp công nhân đã nhận lấy nhiệm vụ của giai cấp dân tộc, dẹp thù trong và đánh giặc ngoài. Đây là một đặc trưng rất độc đáo của lịch sử dân tộc ta. Do người Việt Nam luôn phải chống giặc ngoại xâm giữ nước nên ý thức dân tộc được hình thành và được thử thách rất sớm. Người Việt Nam cũng thấm nhuần chữ trung, nhưng chữ trung đó được hiểu rất mềm dẻo và hoàn toàn không phải ngu trung. Người Việt Nam quan niệm trung trước hết là trung với nước chứ không phải trung với cá nhân nhà vua. Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần chứng minh được điều đó. Vì vậy khi các triều đại phong kiến suy tàn cũng là lúc nhân dân tìm cho mình một chỗ dựa tin cậy để có thể trung thành với dân tộc và giai cấp đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình, đòi sự công bằng dân chủ cho nhân dân. Hình ảnh người anh hùng nông dân chống chống áp bức bất công, đòi quyền lợi của mình và của giai cấp cần lao đã trở hành hình ảnh đẹp, tiêu biểu trong lịch sửđược phản ánh trong truyền thuyết.

Xu hướng của truyền thuyết anh hùng nông dân khởi nghĩa là phản ánh hiện thực, phản ánh thái độ không thể dung hòa giữa giai cấp phong kiến bạo ngược với nông dân. Con đường “quan bức dân phản” là quy luật chung được người nông dân tập hợp lực lượng lượng khởi nghĩa. Những truyện Chàng Lía, Vua Heo, Ba Vành, Cố Ghép, Vua Cầu, Quận He, Cố Bu… đã thực hiện ước mơ giải phóng của nông dân chính vì vậy những người anh hùng như họđược sự hưởng ứng nhiệt tình và tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân. Những anh hùng nông dân, lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa đã được thể hiện trên hai phương diện rất đặc sắc. Một mặt họ tiêu biểu cho những ưu và khuyết điểm của quần chúng nông dân, một mặt họ mang những nét phi thường mà nhân dân gán cho họ. Những nhân vật như Quận He, chàng Lía, Nam Cường, Cố Bu… đều giống nhau là ở họ có sức khỏe và tài trí, có tinh thần dũng cảm, có lòng trượng nghĩa có niềm căm thù giặc sâu sắc với chế độ mục nát của Nhà nước phong kiến. Chàng Lía gặp đảng cướp Truông Mây thì một mình đánh tan cả bọn. Sau khi được tôn làm trại chủ, Lía chuyên đi cướp của người giàu chia cho người nghèo, khi thì bày mưu đánh tan quân triều đình, khi thì tính mẹo lọt vào thành giết bọn quan tham ô. Quận He thì khỏe như voi, tiếng to như sấm, bơi lội giỏi như cá, một mình xung trận chém giết quân triều đình như chém chuối, đánh lừa ngục quan để thoát thân, giả thua để nhửđịch nhằm tiêu diệt. Hầu Tạo thì một mình ngang nhiên vào giữa doanh trại của võ tướng Lê Văn Duyệt, bắt y phải ra đón và nộp tiền thuế mạng. Cố Bu là thì có tài lặn sông nước không ai địch nỗi vả lại Cố Bu có nhiều phép biến hóa nên không ai có thể bắt được, ông đi khắp nơi lấy của người giàu quan lại tham ô phân phát cho người nghèo.

Truyền thuyết đã miêu tả anh hùng nông dân với cả một vầng hào quang kì diệu, có tính tư tưởng cao. Loại truyện này có tính chiến đấu hơn các truyện khác ở chỗ phản ánh yêu cầu kinh tế của nông dân là xóa bỏ chếđộ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và yêu cầu chính trị của nhân dân là đạp đổ chếđộ thống trị tàn bạo của vua quan. Những truyền thuyết của nông dân khởi nghĩa kể về những sự tích của nhân vật có thực trong lịch sử. Vì vậy ngoài giá trị văn học chúng còn có giá trị như sử liệu của nhân dân. Trong khi chính sử Nhà nước phong kiến xuyên tạc bôi nhọ ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của nông dân mà Nhà nước phong kiến gọi là phiến loạn, trong khi miêu tả họ là những kẻ giết người cướp của thì các truyện cổ tích anh hùng về nông dân lại càng rất cao quý đối với chúng ta.

Tuy nhiên, ngay trong sự phản ánh khởi nghĩa nông dân thì truyền thuyết vẫn phần nào sử dụng hư cấu. Yếu tố hư cấu thường xuất hiện khi truyền thuyết nhấn mạnh những đặc điểm khác thường, nhằm tập trung lí giải tài năng hay phẩm chất của người anh hùng. Sau đó là hành trạng và chiến công phi thường, được phóng đại và tăng cấp. Tuy nhiên, những yếu tố hư cấu ấy chỉ có tính chất phụ không làm thay đổi hiện thực mà chỉ làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 49 - 51)