Kiểu nhân vật anh hùng chiến trận

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 53 - 61)

Sử thi anh hùng của các dân tộc có một sức hấp dẫn rất mạnh mẽ trước hết vì nó chứa đựng những nội dung xã hội rộng lớn và phong phú của thời quá khứ của các dân tộc ít người. Một đề tài có tính chất phổ biến, nổi bật ở các sử thi anh hùng các dân tộc Tây Nguyên, đó là những cuộc chiến tranh diễn ra quyết liệt, liên miên, dai dẳng giữa các buôn làng. Âm điệu chính nổi lên trong các sử thi anh hùng là ca ngợi các nhân vật anh hùng đã chiến thắng oanh liệt các loại tù trưởng thù địch, bảo vệ cuộc sống thanh bình của cả cộng đồng và bảo vệ hạnh phúc bị kẻ thù tranh cướp. Vấn đề trung tâm được sử thi anh hùng tập trung thống nhất nêu lên là đấu tranh chống thế lực thù địch bên ngoài uy hiếp, đánh phá cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên tính chất và phạm vi các cuộc đấu tranh đó lại được thể hiện dưới những dạng khác nhau.

Kiểu nhân vật trung tâm trong sử thi Ê Đê là những anh hùng có sức khỏe và tài năng trác tuyệt. Nói về nhân vật anh hùng trong sử thi, V. Ia. Prop đã viết rằng “Nếu

như trong tượng thánh, diện mạo con người biến thành bộ dạng thánh, trong sử thi, con người biến dạng thành những nhân vật trác việt, lập được những chiến công vĩ đại mà con người bình thường không thể lập được. Nhân vật sử thi trong Ê đê được nghệ

nhân hương tới sự “hoàn tất”(với ý nghĩa ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất) và

hùng “giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có sự mảy may sự khác biệt” [19; tr 186].

Trong tiếng Ê Đê, Mdrong nghĩa là giàu có, còn Dăm chỉ chàng trai tài giỏi, hùng mạnh. Như vậy, Mdrong Dăm là “chàng trai giàu có, tài giỏi và hùng mạnh”. Ngay tên gọi của tác phẩm cũng đã nói lên được khát vọng, sự ngưỡng mộ của cộng đồng Ê Đê về nhân vật này. Sự ra đời của nhân vật Mdrong Dăm mang vẻ khác thường, dù mẹ chàng đã tình tự với Dăm Bhu trong rừng, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Mdrong Dăm là do mẹ chàng ăn phải trái cây giữa thân, hái hoa rừng trên nguồn thác nên mới bụng mang dạ chửa một mình. Khi bà Hbia Knhi sinh con, người ta đặt tên đứa bé theo tên những người nổi tiếng, tên của những tù trưởng giàu mạnh, nó vẫn khóc. Cuối cùng vị thần tối cao người Ê Đê đặt tên nó là Mdrong Dăm thì mới thôi khóc. Mdrong Dăm từ bé đã tài trí hơn người. Bác nó đến thuyết phục Dăm Bhu về ở với Hbia Knhi không được mà nó đã làm được việc này thấu tình đạt lí. Mdrong Dăm cũng giảng giải một cách thuyết phục việc Mtao Hwik chiếm đoạt voi Mtao Go là sai, lời lẽ của Mdrong Dăm được dân làng hưởng ứng. Nhờ vậy mà hai tù trưởng đã hòa giải với nhau. Nghệ nhân khan đã dồn hết cái khác thường và phi thường vào nhân vật Mdrong Dăm. Từ ngoại hình, trang phục, vũ khí, đến bước đi, dáng đứng, súc mạnh đều nổi trội hơn người. Mdrong Dăm là người thông minh, tài trí, tài cưỡi ngựa, săn bắn, giỏi múa khiên, lia đao, chàng là người rất tài nghệ trong đàn hát.

Khinh Dú (khan Khinh Dú) là nhân vật giàu có nhất vùng, tiếng đồn vang khắp nơi, núa đao nhanh như chớp, nắm cán đao chắc như rễ cây. Đó là lời thần Diê nói về Khinh Dú. Chính Khinh Dú cũng nói về mình với Mtao Anur như sau: “Ta mạnh như

tê giác, hung dữ như hổ, khỏe như con voi có ngà cong vuốt”.

Xinh Nhã là con trai của Gia Rơ Khốt, là một vị tù trưởng giàu có và danh tiếng

ởTây Nguyên. Do bị Gia Rơ Bú, một vị tù trưởng khác ganh ghét, gây chiến, kéo người sang cướp phá buôn làng, giết chết Gia Rơ Khốt và bắt vợ Gia Rơ Khốt là nàng H' Bia về làm nô lệ. Xinh Nhã, lúc ấy còn nhỏ, may mắn trốn thoát, được vợ chồng Xinh Yuê đưa về nuôi. Lớn lên, khi biết chuyện, chàng đã không quản ngại gian khó, thử thách đi tìm Gia Rơ Bú để báo thù cho cha, cứu mẹ khỏi cảnh đọa đày, đưa buôn làng trở lại cảnh yên vui ngày trước. Do việc chiến đấu chống lại những kẻ hung ác nên chàng được thần linh và dân làng giúp đỡ, đưa lại cho chàng sức mạnh của bão tố, lập nên những kì tích trong chiến đấu..

Về nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê, Đăm Săn là nhân vật tiêu biểu nhất.Theo tục nối dây, chàng Đăm Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ, vì không chịu làm theo, chàng đã bị Giàng lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần làm cho chết lịm. Sau khi được giàng làm cho sống lại, Đăm Săn đã phải làm theo phong tục và trở thành một vị tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng trong vùng. Đánh thắng được nhiều tù trưởng khác và bắt được nhiều nô lệ, với bản tính ngang tàng, coi thường thần linh, Đăm Săn đi chặt cây thần Smuk, cây đổđè làm chết cả hai người vợ. Đăm Săn lại vác rìu đi lên trời, cầu xin trời cứu sống hai người vợ yêu và sau đó là hành trình đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ, nhưng cuối cùng chàng bị từ chối, tức giận trở về rồi chết trong khu rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn hóa thành con ruồi đậu vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang sinh ra Đăm Săn cháu. Lớn lên, Đăm Săn cháu lại tiếp bước người cậu anh hùng. Đăm Săn là nhân vật bách chiến bách thắng, Đăm Săn từ các trận đánh nhau với tù trưởng ở trần gian đến các lần xung trận đọ sức với thần linh (Mtao Yang Êa, Mtao Kdo Yang Hruê) chàng đều chiến thắng. Mỗi dân tộc đều xây những biểu tượng nào đó cho mình. Đối với người Ê Đê, Đăm Săn là biểu tượng cao nhất về người anh hùng lý tưởng của họ. Đăm Săn tiêu biểu cho vẻ đẹp tài năng, giàu có sức mạnh và uy danh của người Ê Đê: “Chàng Đăm săn là người giàu có, hùng mạnh, phi thường, tiếng tăm đã vang đến thần linh, đến tận núi non, vang ra ngoài buôn làng. Vì thế buôn phía đông rất muốn gọi, làng phía tây rất muốn thưa” [20; tr 1410].

Nhân vật anh hùng của sử thi dân gian bao giờ cũng là đại diện cho ước mơ và khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cộng đồng. Nói cách khác, qua hình ảnh nhân vật anh hùng người ta gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình. Trong số các nhân vật anh hùng cũng là nhân vật chính của sử thi Ê đê như nhân vật Khinh Dú (khan Khinh Dú), Mdrong Dăm (khan Mdrong Dăm), Dăm Yi (khan Dăm Di), Sinh Knă (khan Sing Knă), Sum Blum (khan Sum Blum), Kdăm Bliăng (khan Kdăm Bliăng)… thì Đăm Săn là nhân vật được người Ê Đê tập trung gửi gắm lý tưởng thẩm mỹ của mình hơn cả. Các nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê đã vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để đạt được mục đích là giành lại người phụ nữ bị chiếm đoạt về cho gia đình, dòng họ. Dường như nhiệm vụ này rất khó khăn, nên thế hệ trước không thực hiện được thì thế hệ sau tiếp tục hoàn tất công việc đang còn dang dở dưới sự chỉ dẫn của thần linh. Trong mối quan hệ với cộng đồng, người anh hùng bao giờ cũng được

sự đồng lòng, tán thưởng của mọi người, trái lại với hành động của các tù trưởng có hành vi cướp vợ của người khác, không được sựđồng lòng, tán thưởng của cộng đồng.

Có khi đó là những cuộc chiến tranh bảo vệ cộng đồng mà nét tượng trưng có ý nghĩa khái quát là motip về việc đánh cướp và giành lại người yêu giữa người anh hùng và kẻ thù. Trong Homo Dông Tư của người Bana thì đó là việc chàng Dông Tư đánh lại tên tướng cướp Dông Tơreng để bảo vệ nàng Hbia Phu và chàng Tam Dông đánh lại tên Lang Đạt để bảo vệ nàng Hbia Luy… Trong các khan của người Êđê, như khan Đăm Săn thì đó là cuộc chiến tranh mà người anh hùng Đăm Săn tiến hành với các tù trưởng thù địch như Mtao Grứ, Mtao Mxây để chống lại hành động cướp đoạt nàng Hơ Nhí và để bảo vệ buôn làng… Ởđây chính tình yêu và hôn nhân chưa phải là công việc riêng tư của từng cá nhân trong các xã hội đã phân chia giai cấp mà là công việc chung xảy ra trong khuôn khổ của cộng đồng được mọi người quan tâm giúp đỡ, xây dựng và tham gia bảo vệ nó.

Cũng có khi đó là những cuộc chiến tranh trừng phạt và chinh phục các công xã thù địch để bảo vệ cuộc sống, lao động của cộng đồng, thông qua môtip chiến tranh tiêu diệt các con vật thần kì (con cọp sáu đuôi, con nhím thần kì…). Ở đây các cuộc chiến tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của công xã (dưới khẩu hiệu quen thuộc “trả thù cho cha, đòi xương cho mẹ” với một kẻ thù nhất định xảy ra ngay trong lễ cưới của các nhân vật anh hùng. Mà đây là những cuộc chiến tranh liên miên với nhiều kẻ thù khác nhau, ở những địa bàn khác nhau với quy mô rộng lớn hơn (khi thì đánh với kẻ thù ở dưới mặt đất khi thì đánh với kẻ thù trên trời)… Và những anh hùng tham gia cuộc chiến tranh đó không chỉ là những nhân vật lẻ loi, đơn độc mà là những tập thể đông đảo (khi thì dưới dạng “ba anh em”, thậm chí có khi đông đến “mười bảy anh em”…)

Bàn về bản chất và đặc điểm của người anh hùng văn hóa - thủy tổ trong sáng tác phonclo ngôn từ, E.M. Mêlêttinxki viết rằng: “Người anh hùng văn hóa - thủy tổ đó là

kết quả của trí tưởng tượng của nhân dân, một tổng hợp có tính chất nguyên thủy. Các huyền thoại về các nhân vật này là sự tổng kết kinh nghiệm lao động của thị tộc, là sử biên niên những loại lao động của con người chiến thắng thiên nhiên, và phần nào là sự tổng kết rõ ràng những hồi ức lịch sử về các cuộc xung đột với môi trường” [21; tr

Sử thi Mơ Nông tập trung ca ngợi các nhân vật anh hùng trong chiến trận như Lêng, Mbong, Kră, Năng, Lông, Doi,… Các nhân vật anh hùng trong chiến trận là những người khỏe mạnh, tài giỏi và dũng cảm một cách phi thường. Trong cộng đồng, họ hơn mọi đồng tộc, bản thân họ rất tự tin về sức mạnh của mình. Về người anh hùng chiến trận nỗi bật lên người anh hùng Lêng. Chàng là biểu tượng về sức mạnh và khát vọng của người Mơ Nông. Lêng vốn là “nửa con thần, nửa con người”, khả năng của Lêng được vẽ ra bằng khả năng của tự nhiên: “Trong người Lêng có lửa phun ra /

Trong người Lêng có nước chảy ra / Mặt trời mặt trăng Lêng sẵn trong ngực / Lửa Lêng để sẵn trên đầu / hét một tiếng là lửa phun” [22; tr 90]. Từ nhỏ Lêng đã có những biểu hiện khác thường, vài tháng tuổi đã lấy đá thần của anh Yang để nghịch. Lúc mới lớn tính khí của Lêng cũng rất dị thường, luôn gây sự vô cớ với những người xung quanh. Lúc trưởng thành trong các công việc trọng đại của các cộng đồng, Lêng bao giờ cũng là người đi tiên phong. Để thấy được vai trò nổi bật của nhân vật này trong việc tìm “kiếm cho con người những tài sản văn hóa” và “quét sạch lũ quái vật”, đem lại cuộc sống bình yên cho cộng đồng, chúng ta tìm hiểu hành động Lêng đã thực hiện trong cộc đời hào hùng, sôi động của mình. Vềđặc điểm và bản chất người anh hùng chiến trận trong sử thi Mơ Nông, chúng tôi xin mượn lời của E.M. Mêlêtinxki: “Hình tượng người anh hùng mới thoạt nhìn ta thấy trong đó một nghịch

lý. Sức mạnh, lòng quả cảm và ý chí hùng mạnh của tráng sĩ thật quả là phi thường, trong anh ta được nhấn mạnh bằng mọi cách không những tinh thần chủ động của cá nhân, mà cả lòng quá tự tin rõ rệt, tính bướng bỉnh lòng kiêu ngạo, thậm chí ngang ngược. Những hành vi của anh ta đôi khi có tính chất kì quặc, là kết quả của tinh thần sáng tạo không chịu những hạn chế nào, “một kỷ luật nào”. Song hoạt động sáng tạo tự do này của nhân vật, cuối cùng hướng tới đạt được những mục đích sử thi toàn dân một cách tự nhiên, bột phát nội tại, phần lớn bảo vệ nhân dân thoát khỏi kẻ thù”

[22; tr 423 - 424].

Nằm trong hệ thống sử thi anh hùng, các dân tộc Tây Nguyên còn có hàng loạt các tác phẩm quen thuộc và nổi tiếng khác. Người Bana có các hơmon Dông Tư, Rôc Xét… Người Xơđăng có các sử thi Tam, Tông, Tam Tình… Người Mơ Nông có các sử thi Đăm Bơrri, chàng Trăng… Hầu hết các nhân vật chính của các sử thi này là những người anh hùng mang lí tưởng, sức mạnh và ý chí của các dân tộc bảo vệ xã hội cộng đồng, đóng góp vai trò tích cực của họ vào việc thúc đẩy xã hội cộng động, đóng

góp vai trò tích cực của họ vào việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội cộng đồng, cũng như mang lại cuộc sống ấm no vui tươi cho cộng đồng. Người Chăm có các sử thi anh hùng như Chàng Chà lìm có công diệt giặc cứu nước; sử thi anh hùng Chây Axit, Chây Prong, với những nhân vật anh hùng đã lập chiến công hiển hách và hi sinh ở chiến trường Tây Nguyên mà ngày nay ở đây vẫn còn di tích tôn thờ, tưởng niệm. Người Khơme có sử thi Sĩ Thạch khá gần gũi với truyện Thạch Sanh của người Việt và thiên sử thi nổi tiếng Riêm Kiên, khai thác từ anh hùng ca Ramayana của Ấn Độ. Thiên tình sử kể lại cuộc đời oanh liệt của hoàng tư Riêm (tức là Rama), nhờ có sự giúp đỡ của tướng khỉ Hanuman tài giỏi, đã lập những chiến công vang dội, tiêu diệt kẻ thù là chúa quỷ Riếp (tức Ranava của Ấn Độ), để giải phóng người yêu là nàng Xita. Nhân vật anh hùng Riêm vừa thể hiện lòng dũng cảm của nhân dân, vừa tiêu biểu cho lòng tự thiện đạo đức của nhân dân Khơme đấu tranh để chiến thắng kẻ thù tàn bạo, đại diện cho cái ác trong xã hội. Đó là nét khác biệt về cơ sở tư tưởng tiếp thu từ nền văn hóa ở bên ngoài của sử thi anh hùng Riêm Kiên của người Khơme, so với sử thi dân gian của dân tộc anh em khác, còn gắn khá chặt với truyền thống văn hóa dân tộc ở bản địa.

Cùng với hệ thống của các dân tộc ít người ở trong Nam, các dân tộc ít người ở miền Bắc cũng có những tác phẩm độc đáo của mình. Hình tượng những nhân vật anh hùng thần thoại trong các tác phẩm mang tính sử thi anh hùng ca của các dân tộc ít người nói chung và của dân tộc Thái nói riêng, không thể không biết đến Chương Han- nhân vật thần kỳ tiêu biểu cho sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của người Thái để giữ vững và mở mang bờ cõi, làm cho bản làng hùng mạnh; đánh bại các thế lực xâm phạm đến cuộc sống yên vui, thanh bình của người dân trong bản mường. Trải qua bao năm tháng sử thi Chương Han vẫn được truyền tụng và sống mãi trong thế giới đời thường cũng như thế giới tâm linh của bao thế hệ người Thái như một nhân vật lịch sử nổi tiếng. Với 2.371 câu thơ, sử thi anh hùng ca Chương Han do tác giả Vương Trung sưu tầm, giới thiệu và dịch, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành năm 2005. Là nhân vật chính diện mang yếu tố thần kỳ, khát khao lý tưởng cao cả, Chương Han có tầm vóc và sức mạnh phi thường, anh hùng bách chiến bách thắng; vị chúa tể hùng mạnh, uy danh lẫy lừng. Chương Han còn là biểu tượng của các Tạo thủ lĩnh tìm mường (pang Tạo to mương). Chính vì vậy, ngay từ khi đầu thai và sinh ra, Chương Han đã đượm màu sắc thần thánh hóa. Khi đến tuổi trưởng thành Chương rất

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)