4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010- 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1Phân tích chung về nguồn vốn và tình hình huy động vốn tại PGD PGD
Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào muốn hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao thì vấn đề trƣớc mắt là phải có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy một ngân hàng muốn đứng vững và hoạt động tốt thì điều kiện trƣớc tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thành phần kinh tế. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân cƣ bổ sung vào nguồn vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tƣ tín dụng và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Phòng giao dịch VIB Khánh Hội có tiền thân là ngân hàng cấp 2 của VIB chi nhánh TP.HCM. Nếu PGD huy động đƣợc số vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ đƣợc chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngƣợc lại nếu PGD huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho PGD, do đó nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển của cấp trên.
Tình hình nguồn vốn cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng VIB PGD Khánh Hội từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có nhiều thay đổi, cụ thể đƣợc trình bày qua bảng 4.1:
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của PGD VIB Khánh Hội từ năm 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % NV huy động 64.137 97.301 69.453 33.164 51,71 (27.848) (28,62) NV điều chuyển 21.150 39.600 24.000 18.450 87,23 (15.600) (39,39) Tổng 85.287 136.901 93.453 51.614 60,52 (43.448) (31,74)
Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định giữa các năm. Nguồn vốn có sự tăng trƣởng cao vào năm 2011 và có xu hƣớng giảm trong năm 2012. Năm 2011, kết quả đạt đƣợc nhƣ vậy là do trong thời kỳ khủng hoảng về kinh tế, lạm phát tăng cao, PGD đã có nhiều biện pháp thiết thực để mở rộng số lƣợng khách hàng mới và tung ra các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn quay số trúng thƣởng,… nên đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng đến giao dịch nâng tổng số vốn huy động lên 97.301 triệu đồng, tăng 51,71% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012, hầu hết các NHTM đều rơi vào tình trạng khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất trì truệ kéo theo thu nhập của ngƣời dân thấp dẫn đến công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và PGD nói riêng có những khó khăn nhất định, vì vậy mà nguồn vốn động trong năm giảm hơn so với năm 2011.
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của PGD VIB Khánh Hội 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục 6 T- 2012 6T- 2013 Chênh lệch 6T- 2013/6T- 2012 Số tiền % NV huy động 86.499 88.373 1.874 2,17 NV điều chuyển 35.000 22.000 (13.000) (37,14) Tổng 121.499 110.373 (11.126) (9,16)
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VIB Khánh Hội
Tình hình huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự khởi sắc tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2013 nguồn vốn đạt 88.373 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 2,17% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này chứng tỏ sự nổ lực hết sức mình của tất cả nhân viên PGD trong công tác huy động vốn, vì vậy mà nguồn vốn của PGD có sự tăng lên nhẹ so với cùng kỳ năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế trong nƣớc còn nhiều biến động, phát triển chƣa ổn định.
Nhƣ chúng ta đã biết, nguồn vốn của PGD bao gồm nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển. Trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng lớn hơn, luôn chiếm trên 70% trong cơ cấu nguồn vốn của PGD.
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VIB Khánh Hội
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của VIB PGD Khánh Hội từ năm 2010- 2012
Vốn huy động
Vốn huy động của PGD luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn, luôn chiếm trên 70% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể vốn huy động năm 2010 là 64.137 triệu đồng, chiếm 75% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 là 97.301 triệu đồng, chiếm 71% trong cơ cấu nguồn vốn, tăng 33.164 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 51,71% so với năm 2010. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do sự nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên nên việc huy động vốn tăng trƣởng tốt. Hơn nữa, ngân hàng luôn theo dõi sự biến động lãi suất trên thị trƣờng để kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp, có chính sách ƣu đãi phù hợp với từng khách hàng, thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn, từ đó góp phần nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Đến năm 2012, tuy nguồn vốn huy động đƣợc có phần sụt giảm hơn so với năm 2011 nhƣng tỉ trọng của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm tỉ trọng cao, chiếm 74%. Trong năm này, nguồn vốn huy động giảm là do tình hình kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, ngƣời dân có xu hƣớng đầu tƣ vào những tài sản khác có sức sinh lời cao hơn. Điều này khiến cho tình hình huy động vốn của hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn hơn.
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VIB Khánh Hội
Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của VIB PGD Khánh Hội 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Sáu tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn đã có sự tăng trƣởng nhẹ do tình hình kinh tế trong nƣớc vẫn còn diễn biến phức tạp, chƣa phục hồi hẳn, lƣợng tiền nhàn rỗi giảm nên việc huy động vốn trong giai đoạn này vẫn còn gặp nhiều trở ngại nhƣng bằng quyết tâm nổ lực của mình cùng với việc tăng cƣờng tuyên truyền, đƣa ra nhiều chƣơng trình dự thƣởng, khuyến mãi nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch.
Vốn điều chuyển
Đây là nguồn vốn mà PGD xin Hội sở điều chuyển xuống nhằm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng yêu cầu cho chi nhánh một cách nhanh chóng nhƣng nếu sử dụng nhiều quá sẽ không tốt cho PGD vì chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn này cao hơn so với nguồn vốn huy động và phụ thuộc nhiều vào Hội sở.
Nguồn vốn điều chuyển trong năm 2010 và 2011 chiếm trên 25% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy rằng lƣợng vốn huy động đƣợc của PGD chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Lƣợng vốn điều chuyển tăng trƣởng cao trong năm 2011 không phải là do công tác huy động vốn của PGD kém hiệu quả mà là do nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, doanh nghiệp trong địa bàn tăng nhanh hơn so với khả năng huy động vốn nên PGD cần phải điều chuyển một lƣợng vốn cần thiết từ ngân hàng cấp trên xuống để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Năm 2012, tỉ trọng vốn điều chuyển giảm xuống chỉ còn chiếm 26% trong tổng nguồn vốn mặc dù nguồn vốn huy động đƣợc giảm xuống chỉ còn 69.453 triệu đồng. Cùng với việc sụt giảm của nguồn vốn huy động thì lƣợng vốn điều chuyển trong năm 2012 cũng đã giảm xuống, vốn điều chuyển trong năm là 24.000 triệu đồng, giảm 15.600 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 39,39% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng đã thắt chặt hơn trong việc cho vay dẫn đến nhu cầu vay của khách hàng giảm, mà lƣợng vốn huy động tại chỗ của ngân hàng cũng đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu vay
vốn của khách hàng, vì vậy mà lƣợng vốn điều chuyển trong năm thấp hơn so với năm 2011.
Lƣợng vốn điều chuyển trong 6 tháng đầu năm 2013 là 22.000 triệu đồng, giảm 13.000 triệu đồng tƣơng ứng với mức giảm 37,14% so với cùng kỳ năm 2012, chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng đã có phần đạt hiệu quả hơn trƣớc. Mặc dù nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn còn nhiều biến động nhƣng lƣợng vốn huy động có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trên địa bàn đã tốt hơn so với năm 2012, do đó nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống ngày càng chiếm tỉ trọng ít đi. Điều này là một dấu hiệu tích cực, thể hiện rằng PGD đã chủ động hơn về nguồn vốn hoạt động của mình.
Nhìn chung, tỉ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của PGD giảm dần qua các năm. Ở những năm tiếp theo, PGD cần tăng cƣờng huy động vốn từ dân cƣ hơn nữa, giảm mức vốn điều chuyển thấp hơn để giảm đƣợc chi phí, góp phần tăng lợi nhuận cho PGD.