Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam pgd khánh hội quận 4 tp.hcm (Trang 63 - 67)

Nợ xấu có tác động tiêu cực đến lƣợng vốn lƣu thông vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng và nó là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu ở mức thấp nhất. Để hiểu rõ hơn về các khoản nợ xấu phát sinh trong những năm gần đây, ta đi vào phân tích những phần dƣới đây.

4.2.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Nhìn vào bảng 4.22, ta thấy nợ xấu tăng mạnh vào năm 2011 và có xu hƣớng giảm dần ở các năm sau. Nợ xấu trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ xấu (trên 75%) là do dƣ nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với dƣ nợ cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, nhiều cá nhân trong nền kinh tế làm ăn không hiệu quả nhƣng bằng nhiều cách khác nhau, che giấu điểm yếu yếu kém để đƣợc ngân hàng chấp nhận cho vay, thƣờng là các khoản vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại của mình để vƣợt qua khó khăn nhƣng lại không vƣợt qua đƣợc và không thể trả nợ đúng hạn thậm chí là không có khả năng chi trả cho ngân hàng. Vì những lý do đó nên nợ xấu trung và dài hạn cao hơn so với ngắn hạn.

Bảng 4.22 Nợ xấu phân theo thời hạn của PGD từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 98 120 95 22 22,45 (25,00) (20,83) Trung và dài hạn 428 689 568 261 60,98 (121,00) (17,56) Tổng 526 809 663 283 53,8 (146,00) (18,05)

Nguồn: PGD VIB Khánh Hội

Nợ xấu ngắn hạn trong năm 2011 cũng tăng lên 22,45% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, chất lƣợng tín dụng toàn ngành đang đi xuống, lạm phát đang có dấu hiệu tăng cao, đầu ra hàng hóa khó khăn làm ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD và tiêu dùng của ngƣời dân nên các cá nhân vay vốn khó trả đƣợc nợ, vì thế nợ xấu tăng cao cũng là đều dễ hiểu. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất ổn, nhƣng do chính sách thắt chặt tín dụng, thực hiện chiến lƣợc kinh doanh thận trọng, hạn chế cho vay ở những lĩnh vực nhiều rủi ro cùng với công tác thẩm định và

tốt mà tình hình nợ xấu trong năm đã giảm xuống. Và đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiếp tục giảm xuống so với cùng kỳ năm 2012. Đây là kết quả đáng mừng của PGD.

Bảng 4.23 Nợ xấu phân theo thời hạn của PGD từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 T- 2012 6T- 2013 Chênh lệch 6T- 2013/6T- 2012 Số tiền % Ngắn hạn 32 28 (4) (12,50) Trung và dài hạn 186 103 (83) (44,62) Tổng 218 131 (87) (39,91)

Nguồn: PGD VIB Khánh Hội

4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng

Bảng 4.24 Nợ xấu phân theo mục đích sử dụng của PGD từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiêu dùng 356 559 471 203 57,02 (88) (15,74) SXKD 170 250 192 83 47,06 (58) (23,20)

Nguồn: PGD VIB Khánh Hội

Nợ xấu theo mục đích vay ở cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao hơn ở cho vay phục vụ SXKD do dƣ nợ tập trung chủ yếu ở cho vay tiêu tiêu dùng. Ngân hàng chủ yếu cho vay tiêu dùng là do nhu cầu tiêu dùng của KH trên địa bàn Thành Phố trong những năm gần đây tăng cao. Hơn nữa, khi cho vay tiêu dùng NH sẽ có thêm cơ hội tiếp cận KH và bán thêm những sản phẩm dịch vụ tiện ích khác nhƣ huy động vốn TG, thẻ tín dụng, thẻ ATM, Internet Banking, Mobile Banking… Cho vay tiêu dùng mặc dù chiếm tỉ trọng cao trong tổng dƣ nợ nhƣng tỉ lệ nợ xấu đối với khoản vay này là không lớn lắm. Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay tiêu dùng là những cá nhân vay vốn trung và dài hạn để mua sắm xe cộ, xây dựng nhà cửa, vay du hoc hay là du lịch… Đối tƣợng khách hàng ở những khoản vay tiêu dùng này thƣờng là những ngƣời có thu

này thƣờng trả tiền gốc và lãi vào mỗi kỳ, vì vậy việc thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn.

Còn ở lĩnh vực SXKD, tỉ lệ nợ xấu đối với khoản vay này cao hơn so với cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do sự biến động thất thƣờng của môi trƣờng kinh doanh dẫn đến việc khách hàng kinh doanh thua lỗ và chậm trả nợ. Mặt khác, khách hàng thƣờng sử dụng vốn tự có để kinh doanh và nếu không đủ mới nghĩ đến chuyện đi vay ngân hàng vì thế khi có biến cố xảy ra, khách hàng sẽ không có khả năng trả nợ. Nợ xấu cho vay SXKD tăng lên vào năm 2011 là 83 triệu đồng, tăng 47,06% so với năm 2010 đạt mức 250 triệu đồng. Điều này là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, giá cả đầu vào gia tăng khiến cho việc làm ăn của hộ sản xuất cũng gặp khó khăn, không có đầu ra, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của KH. Sang năm 2012, tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên do công tác quản lý và siết chặt nợ xấu đƣợc triển khai mạnh mẽ, theo dõi xử lý kịp thời đối với các KH sử dụng vốn vay sai mục đích, chủ động liên lạc, đôn đốc KH khi gần đến thời hạn trả nợ đồng thời, PGD còn thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn tín dụng đối với những KH làm ăn tốt nhƣng do điều kiên khách quan nên chƣa có tiền trả nợ theo đúng thời hạn. Vì vây mà làm cho nợ xấu SXKD có phần sụt giảm.

Bảng 4.25 Nợ xấu phân theo mục đích sử dụng của PGD từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 T- 2012 6T- 2013 Chênh lệch 6T- 2013/6T- 2012 Số tiền % Tiêu dùng 135 94 (41) (30,37) SXKD 83 37 (46) (55,42)

Nguồn: PGD VIB Khánh Hội

Và đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ở lĩnh vực này tiếp tục giảm xuống còn 37 triệu đồng, giảm 55,42% so với cùng kỳ năm trƣớc. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy chứng tỏ PGD luôn coi trọng chất lƣợng tín dụng, công tác thẩm định và kiểm soát các món vay. Trong thời gian tới, PGD cần thận trọng hơn trong công tác thẩm định và quản lý các khoản vay để hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam pgd khánh hội quận 4 tp.hcm (Trang 63 - 67)