Thực trạng công tác quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 45 - 48)

6. Bố cục luận văn

2.2.4. Thực trạng công tác quản lý

Khảo sát hoạt động DLST biển đảo ở đây cho thấy chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý đã phối hợp với các tổ chức thực hiện các hoạt động sau:

Một là: hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn thông qua các lớp học, các khóa tập huấn. Người dân đã thể hiện sự đồng lòng và cam kết tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ HST như nói không với túi ni lông, không khai thác cua đá, không khai thác thủy hải sản ở các khu vực cấm.

Hai là: công tác bảo vệ môi trường và HST đã được tổ chức theo kế hoạch cụ thể như đi tuần các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, đặt các bảng nội quy tại các bãi biển là các điểm du lịch, khu vực công cộng và khu dân cư sinh sống.

44

Ba là: bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tập trung chủ yếu ở Bãi Làng, Bãi Hương trong mối quan hệ mật thiết với đồn biên phòng 276 vì dân cư và các điểm sinh hoạt văn hóa nằm tại các kh vực này. Mặc dù vậy, song việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng mới chủ yếu ở mức độ người dân tự ý thức chưa phổ biến thành các hoạt động mang tính phong trào. Một số hoạt động giao lưu cũng chỉ gắn vào các thời điểm và sự kiện cụ thể như vào các dịp lễ tết.

Bốn là: cơ quan chức và nhà quản lý cũng đã giúp người dân địa phương chuyển đổi sinh kế để giảm thiểu việc khai thác thủy hải sản ở Cù Lao Chàm như hỗ trợ nuôi trồng, buôn bán, tham gia chở khách tham quan các điểm DLST, dịch vụ phòng nghỉ tại gia đình (homestay) cho khách. Với những việc làm thiết thực đã giúp cho người dân địa phương có thêm việc làm, thêm thu nhập, cơ sở hạ tầng điện, nước, đường được đầu tư. Đây chính là những lợi ích thiết thực mà người dân địa phương được hưởng lợi.

Tại thực địa, ngoài các bảng chỉ dẫn, nội quy của Ban QLBTB thì ở đây có hệ thống phao tiêu quy định các khu vực được phép có các hoạt động du lịch ngăn cách với khu vực không được phép hoạt động. Nhờ công cụ hỗ trợ này mà đã góp phần bảo tồn số loại và số lượng của từng loài sinh vật biển. Tuy nhiên các công cụ này vẫn không thay thế được con người. Công tác đảm bảo an toàn an ninh và các biên pháp sơ cứu cũng cần được đề cao hơn nữa nhằm tránh đi những trường hợp rủi ro và khắc phục kịp thời khi có sự cố xẩy ra. Trong chuyến đi thực tế tại Bãi Ông cho thấy đã có khách bị thương nhẹ do khi tắm họ bơi lặn do thiếu sự chỉ dẫn, nhắc nhở, bãi tắm không có các biển cảnh báo, mặc dù người dân ở đây cho biết từ trước đến nay chưa có sự cố nào đáng tiếc xảy ra (xem ảnh 4, phụ lục 4).

Quản lý sức chứa, có thể nói Cù Lao Chàm chưa tính tới sức chứa xã hội, hay sức chứa sinh thái. Dựa theo tiêu chuẩn tính sức chứa đối với các loại hình du lịch thì du lịch “Picnic tại Bãi Ông là 60m2/người và hoạt động cắm trại ngoài trời từ 100 – 200 m2/ người”[4; tr. 27]

45 với loại hình du lịch Picnic tại Bãi Ông là 187 người và du lịch hoạt động cắm trại ngoại trời tối thiểu là 56 người và tối đa là 112 người. Khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất còn thấp, ví dụ thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh chưa sạch sẽ. Các công ty du lịch hay đón khách ở đây để trở về đất liền vào cùng một thời điểm từ 3 - 4 giờ chiều nên không tránh khỏi những lúc quá tải. Do đó để dãn mật độ khách, tránh sự quá tải thì cần thành lập tổ quản lý tại đây và các đơn vị tổ chức đưa đón khách cần đăng ký giờ đưa đón cũng như đăng ký các lịch trình đưa khách đi tham quan các điểm du lịch khác nhau. Có thể sử dụng người quản lý nhà hàng để đảm nhận công việc này gắn liền trách nhiệm và lợi ích của họ, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Nếu không tính đến sức chứa về xã hội và sức chứa sinh thái của DLST biển đảo Cù Lao Chàm thì từ 2011 trở đi DLST biển đảo Cù Lao Chàm sẽ quá tải về sức chứa. Do hiện nay bình quân mỗi năm lượng khách đến Cù Lao Chàm tăng gấp đôi, trong khi sức chứa xã hội tối đa của Cù Lao Chàm là: 43,500 khách.

Tính sức chứa giúp dự báo giúp cho cơ quan quản lý và chính quyền địa phương có phương án xử lý (xem phụ lục số 6) về kết quả tính sức chứa xã hội của Cù Lao Chàm và sức chứa sinh thái điển hình tại Bãi Hương. Cù Lao Chàm Cù Lao Chàm có thể áp dụng kinh nghiệm phát triển DLST của Cát Bà bằng cách phát triển thêm các sản phẩm du lịch tại vùng đệm nhằm kéo dãn mật độ khách tập trung ở các điểm DLST ở Cù Lao Chàm.

Việc đầu tư mở rộng dự án khách sạn nhà hàng ở Bãi Bìm, một trong những bãi biển hoang sơ, giàu tài nguyên sinh thái cho thấy đây là một việc làm, một chủ trương nguy hiểm. Những dự án như thế này sẽ hủy diệt hoặc làm suy giảm HST rừng và biển. Việc mở rộng phát triển đầu tư dù ở quy mô nào ở các bãi biển hoang sơ sẽ là một tiền lệ xấu. Đầu tư phát triển là quan trọng nhưng không thể phát triển bằng mọi giá. Nếu đầu tư ở Bãi Làng hay Bãi Hương thì mục tiêu kinh tế, chính trị và môi trường vẫn đạt được góp

46 phần cho sự phát triển bền vững. Không nên biến các cảnh đẹp hoang sơ, tài nguyên sinh thái vào tay các chủ đầu tư, và lợi ích bị đánh đổi (xem ảnh 8, phụ lục 4).

Chính vì vậy cần quy hoạch tập trung đầu tư vào các khu vực như Bãi Làng, Bãi Hương là hợp lý. Bởi sẽ dễ quản lý đối với các cơ sở kinh doanh, đối với khách du lịch, giảm thiểu các tác động đến môi trường, việc giữ nguyên hiện trạng của các bãi biển hoang sơ là vô cùng quan trọng bởi đây là biện pháp duy nhất để con người giảm thiểu tác động đến môi trường. Nếu không khách du lịch chưa tới thì chính các dự án đầu tư đã làm tác động và thay đổi môi trường.

Hãy giữ cho môi trường như xưa, hãy để Bãi Bìm chỉ là nơi khách đến tham quan và khi ra về không để lại gì cả ngoại trừ dấu chân. Không nhất thiết cứ đâu có cảnh quan đẹp, hoang sơ, nhiều sinh thái, có sức hấp dẫn với du khách thì nơi đó phải được đầu tư khách sạn nhà hàng. Điều cần cảnh báo: Nếu không bảo tồn được HST của khu dự trữ sinh quyển Thế giới tức KBTB Cù Lao Chàm sẽ mất đi giá trị hấp dẫn lớn nhất. Khi đó UNESCO sẽ loại bỏ Cù Lao Chàm ra khỏi danh sách khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Khi đó Cù Lao Chàm không còn sức hấp dẫn, khách du lịch không tới những nơi bị tàn phá đi sự hấp dẫn, các dự án cũng sẽ chết yểu, người dân cũng gặp khó khăn do du lịch thì không phát triển mà môi trường sinh thái không còn. Công tác quản lý và bảo tồn sẽ giúp DLST Cù Lao Chàm phát huy giá trị cao hơn nữa. Khách du lịch trong và ngoài nước sẽ đến với Cù Lao Chàm đông hơn nhờ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên ở đây hiệu quả. Đời sống của người dân sẽ được cải thiện nhờ việc chuyển đổi sinh kế phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)