Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 68 - 90)

6. Bố cục luận văn

3.2.10. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Rất cần tổ chức các lớp tập huấn cho cộng đồng địa phương về DLST với vai trò chính của họ trong các hoạt động DLST và bảo tồn để nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người dân. Mặc dù từ trước đến nay đã

67 có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhưng cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DLST, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái biển, các buổi giao lưu với du khách.

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý KBTB Cù Lao Chàm. Tổ chức những khoá tập huấn ngắn hạn với nội dung phù hợp về tài nguyên DLST, địa lý môi trường, kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách du lịch, phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch cộng đồng, kiến thức và kỹ năng về giới thiệu các điểm tham quan du lịch và gia trị bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, lồng ghép các hoạt động văn hoá trong du lịch. Công tác đào tạo cần xác định rõ nhu cầu đào tạo tránh việc áp đặt một số nội dung đào tạo chưa phù hợp.

Dưới đây là một số kiến nghị kết hợp cùng với các giải pháp trên để phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm. Các kiến nghị gồm có:

Một là: Ưu tiên bảo tồn HST đặc trưng có lợi cho DLST như các bãi

san hô, thảm cỏ, rong biển tại Bãi Bấc, Bãi Ông, Bãi Bìm, Bãi Chồng. Các khu vực này chính là môi trường sống và trú ngụ của các loài sinh vật biển và sẽ giúp cho HST ở đây được phục hồi và đa dạng về số lượng loài. Việc khoanh vùng bảo vệ HST dưới biển cần bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển du lịch liền kề. Do đó cần duy trì nghề cá bằng cách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên HST biển đảo tại Cù Lao Chàm – khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Phát triển nghề cá xa bờ là một cách đóng góp vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Hai là: Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các hoạt động du lịch và hoạt động của ngư dân đối với các khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt và các khu vực đang phục hồi với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng địa phương. Cơ quan quản lý nên mở rộng việc khoanh vùng quản lý, không nên sử dụng việc quản lý các vùng nhỏ đan xen với các vùng được khai thác vì trên phạm vi rộng sẽ rất khó kiểm soát đồng thời tăng cường công tác tuyên

68 truyền và đào tạo về bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường HST. Kêu gọi các tổ chức và nhà nước hỗ trợ ngư dân có điều kiện đánh bắt xa bờ để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, giảm sự phụ thuộc của người dân Cù Lao Chàm vào sinh kế đánh bắt trong phạm vi KDTSQ.

Ba là: Chấm dứt các hoạt động khai thác và phát triển mở rộng các cơ sở dịch vụ du lịch tại các bãi biển. Việc đầu tư các cơ sở dịch vụ du lịch nên tập trung tại Bãi Làng. Đồng thời chấm dứt toàn bộ các hoạt động DLST tại các vùng đang cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Bãi Làng và Bãi Hương giúp cho người dân được hưởng các dịch vụ tốt hơn về y tế, giáo dục, điện, nước bằng nguồn vốn do nhà nước đầu tư và từ nguồn thu từ hoạt động DLST. Cộng đồng địa phương nhận thấy lợi ích thiết thực từ hoạt động DLST sẽ khiến họ tự ý thức việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Các nhà kinh doanh DLST cũng phải có trách nhiệm đóng góp tiền cho việc phát triển cơ sở hạ tầng tại nơi dân cư sinh sống ở Cù Lao Chàm.

Bốn là: Phát triển DLST đối với HST dưới nước tại Bãi Hương, Hòn Lá kết hợp với đường mòn trên đảo Cù Lao Chàm để tham quan hệ sinh sinh thái trên cạn. Đồng thời phát triển DLST tại vùng đệm gồm sông đế võng, rừng dừa bảy mẫu, sông Thu bồn.

69

KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ Kết luận:

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

1. Các giá trị tài nguyên thiên nhiên nơi đây đã và đang được khai thác sử dụng cho các hoạt động DLST. Vì vậy tài nguyên DLST biển đảo Cù Lao Chàm đã và đang chịu những tác động tiêu cực nhất định làm suy giảm đi nguồn tài nguyên của HST trên cạn và dưới biển.

2. Những tác động tiêu cực điển hình được thể hiện qua sự suy giảm về nguồn tài nguyên tại Bãi Hương và Bãi Bìm. Hoạt động của ngư dân và khai thác du lịch đã khiến Bãi Hương suy giảm số loài cá rạn san hô, độ phủ của san hô giảm đồng thời lượng san hô vỡ vụ nhiều, số lượng loài cỏ biển và rong biển bị giảm đáng kể so với các bãi khác. Việc đầu tư mở rộng dự án khách sạn nhà hàng ở Bãi Bìm, một trong những bãi biển hoang sơ, giàu tài nguyên sinh thái cho thấy đây là một việc làm, một chủ trương nguy hiểm. Đất dự án đã xâm thực đối với cả HST trên cạn và dưới biển.

3. Nhận diện được các bất cập trong quy hoạch cần điều chỉnh cụ thể là phạm vi các khu vực HST trên cạn và dưới nước rộng nhưng lại khoanh vùng phát triển du lịch, vùng phục hồi sinh thái, vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng khai thác hợp lý có danh giới liền kề hoặc đan xen nhau nên dẫn đến việc quản lý và giám sát các hoạt động diễn ra tại các khu vực này bị hạn chế. Bên cạnh đó là lực lượng tuần tra mỏng so với diện tích quản lý rộng.

4. Một số các hoạt động DLST lặn biển ngắm san hô, cỏ biển, rong biển, cá rạn san hô tại các vùng cần được bảo vệ nghiêm ngặt vẫn diễn ra. Bằng chứng là Happy diving center vẫn đưa khách đến những khu vực có HST cần phải được bảo vệ nghiệm ngặt như Bãi Bắc, Hòn Tai, Hòn Mồ, Hòn Dài. 5. Đối tượng khách tham gia du lịch tại Cù Lao Chàm đa dạng, việc giao tiếp giữa người dân và du khách là khá gần gũi khi khách tham ở lại qua đêm,

70 ăn ở tại nhà dân (homestay). Do đó, có yếu tố văn hóa “ngoại lai” do du khách mang tới sẽ làm sói mòn đi truyền thống văn hóa địa phương.

6. Các hoạt động DLST trên cạn và vùng đệm đang thu hút khách du lịch giúp giảm thiểu lượng khách cho Cù Lao Chàm.

7. Sự tuyên truyền, giáo dục và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST đã đạt được kết quả tốt như người dân tham gia xây dựng các nội duy quy chế cho KBTB Cù Lao Chàm, xây dựng các tuyến điểm DLST, tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường như không xả rá thải bừa bãi, không bắt cua đá, người dân có kiên thức về HST trên cạn và dưới nước để giới thiệu cho du khách.

Khuyến nghị:

Từ những kết cơ bản trên luận trên, đề tài tập trung đề xuất một số khuyến nghị chính sau:

1. Tái khoanh vùng phát triển du lịch, vùng phục hồi sinh thái, vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng khai thác một cách hợp lý và tăng cường công tác tuần tra kiểm tra.

2. Sức chứa xã hội của Cù Lao Chàm là 43.500 khách và sức chứa sinh thái của Bãi Hương là 562 người. Vì vậy việc kiểm soát lượng khách tham gia các hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm là rất quan trọng vì sẽ tránh sự suy thoái của nguồn tài nguyên.

3. Tăng cường các hoạt động DLST vùng đệm để dãn mật độ khách tại Cù Lao Chàm.

4. Kiểm soát tốt các hoạt động DLST tại Cù Lao Chàm

5. Chấm dứt các dự án đầu tư xâm hại đến môi trường tài nguyên hệ sinh thái.

6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng để duy trì văn hóa truyền thống.

7. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường với sự tham gia chính của cộng đồng địa phương.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Đình Bắc (2000), Quy hoạch du lịch (tài liệu dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Long và nnk (2008), Báo cáo tổng kết Đa dạng sinh học và chất lượng môi trường khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2004 -2008, Viện Hải Dương Học.

4. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

5. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

6. Trần Xuân Mới (2011), Cao Lầu Hội An, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 5/2011.

7. Trần Xuân Mới (2011), Cần tiêu diệt nhanh cây lá bạc, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2011.

8. Chu Mạnh Trinh (2008), Cộng đồng tham gia đánh giá hiệu quả khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, Ban quản lý BTB Cù Lao Chàm.

9. Chu Mạnh Trinh và nnk (2010), Đề tài nghiên cứu Lợi ích cộng đồng trong hoạt động du lịch tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm.

10. Nguyễn Chí Trung (2007) Tổng quan về khảo cổ - lịch sử Cù Lao Chàm,

Kỷ yếu Cù Lao Chàm, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích, Hội An.

11. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2009), Nghị quyết số: 145/2009/NQ-HĐND Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng 2020, khoá VII, kỳ họp thứ 21.

72 12. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2011), Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

13. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gai Hà nội (2007),

Khái quát về điều kiện tự kiện, tài nguyên thiên nhiên và phân vùng chức năng kinh tế sinh thái-du lịch Cù Lao Chàm, Kỷ yếu Cù Lao Chàm – Vị thế - Tiềm năng và triển vọng, trích Báo cáo luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế, sinh thái và du lịch

14. GTZ (1999). Tourism intechnical Co- Operation. A guide to the conception, planning and implementation of project - accompanying measures in regional rural development and nature concervation, Eschborn, German.

15. IUCN (1996), Tourism, ecotourism, and protected areas, SADAG, Bellegarde-sur-Valserine, France.

16. IUCN (1999), Tập 1: Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Cục môi trường, Hà Nội.

17. IUCN (2000), Tập 2: Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Cục môi trường, Hà Nội.

18. Lea, J (1988), Tourismand Development in the Third World,

Routledge, London,UK.

19. Pinter (1996), Sustainable Tourism in Islands and Small States Isues and Policies, New York.

20. Báo Quảng Ninh (2010), Lập đề án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Bái Tử Long, http://www.baoquangninh.com.vn

21. Cổng thông tin Hải phòng 360 (2011), Bảy đơn vị được trao nhãn hiệu Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, http://hoaphuongdo.vn

22. ĐN (2009), Cù Lao Chàm, Quảng Nam: Được đề cử công nhận khu dự trữ sinh quyển Thế giới, http://phapluattp.vn

73 23. Hải Châu (2007), Quảng Nam: Quy hoạch khu du lịch biển Cù lao

Chàm, http://www.tin247.com

24. Lê Hải (2008), Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch, http://www.vnppa.org.vn

25. Quốc Hải (2009), Du khách đến Cù Lo Chàm tăng cao,

http://baoquangnam.com.vn

26. Phạm Trương Hoàng (2010), Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại Nhật Bản,

http://www.moitruongdulich.vn

27. Trần Nguyên Hương và Trịnh Thị Thêm (2009), Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, http://www.thiennhien.net

28. Nguyễn Đức Minh (2010), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, http://www.nguoihoian.info

29. Lê Văn Minh (2008), Du lịch sinh thái – tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, http://www.itdr.org.vn

30. Trần Xuân Mới (2011), “Sát thủ" cây lá bạc uy hiếp hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm, http://www.gdtd.vn

31. Trần Xuân Mới (2011), Cao lầu - nét đặc sắc của ẩm thực Hội An,

http://www.dantri.com.vn

32. Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Quảng Nam (2010), Phát triển du lịch bền vững tại Cù lao Chàm, http://culaochammpa.com.vn 33. Thy Oanh (2010), Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn

Đảo, http://www.condaopark.com.vn

34. TTXVN/Vietnam+ (2011), Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về tăng trưởng du lịch, http://hanoi.vietnamplus.vn

35. TTXVN (2010), Hải Phòng: Phát triển du lịch Cát Bà theo hướng bền vững http://www.cpv.org.vn

36. Tổng Cục Môi Trường (2011), Hỏi đáp về môi trường, http://vea.gov.vn 37. Wikisysop (2008), Du lịch sinh thái là gì?

74

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách các chuyên gia đã được tham vấn

STT Họ và tên Học hàm học vị Chức danh Nơi công tác 1 Phạm Thị Thanh Hường Cán bộ chương trình quốc gia về Văn hóa UNESCO – Tổ chức Giá dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc 2 Phạm Thị Duyên Anh Thạc sỹ Quy hoạch và phát triển xã hội Cố vấn du lịch SNV – Tổ chức hỗ trợ phát triển Hà Lan 3 Chu Mạnh Trinh Cán bộ phòng nghiệp vụ

Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

4 Huỳnh Ngọc Diên

Đội trưởng đội quản lý

Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 5 Phạm Thị Kim Phương Cử nhân Cán bộ phòng nghiệp

Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

75

Phụ lục 2. Danh mục các sơ đồ

Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí các đối tượng được nghiên cứu[3; tr. 103]

Ghi chú: Sơ đồ trên đã được bổ sung Bãi Ông, Bãi Làng và Bãi Xếp

Sơ đồ 2: Sơ đồ phân vùng bảo vệ, phục hồi, khai thác và phát triển du lịch[3; tr. 103]

76

Sơ đồ 4 : Các điểm lặn biển tại Cù Lao Chàm của Happy Diving Center

Phụ lục 3. Danh mục các bảng biểu

STT Điểm khảo

sát

San hô Cá rạn Thân

mềm

Da gai Rong

lớn

Tổng số

12 Bãi Bìm 40 73 26 5 14 158

Bảng 2.1: Số liệu các loài sinh vật tại Bãi Bìm[3; tr.35]

Chỉ tiêu giám sát

Địa điểm Trung

bình Hòn Khô Sẹo Đâu Tai Bãi Bắc Đá Đen Đá Bao Sũng Bền Bãi Hương Bãi Bìm Đá Bàn

Trai tai tượng 0,13 0 0,38 1,38 0 0,13 0 0 0,25 0,25 0,25

Tôm bác sỹ 1,75 0,25 1,25 0 2,13 0,38 1,13 0,5 1,5 0,75 0,96

Tôm hùm gai 0,38 0,25 0,25 2,38 1,13 0 2 0 0 0,25 0,66

Cầu gai đen 18,9 10,9 56,5 52 15,6 3,25 35,9 0,13 5,5 19,8 21,8

Sao biển gai 0,63 0,5 0 0 1,38 2 0 0 0 0 0,45

Hải sâm 33,9 0,75 0,5 0 4,75 1,63 7,13 1,13 2 0 5,18

Bảng 2.2: Trích dẫn một số nhóm Động vật không xương sống tại một số điểm ở Cù Lao Chàm [3; tr.47-48]

STT Điểm khảo sát San hô Cá rạn Thân mềm Da gai Rong lớn Tổng số

5 Vũng Đá Bàn 32 61 30 4 23 150

12 Bãi Bìm 40 73 26 5 14 158

13 Bãi Hương 45 85 35 6 9 195

Bảng 2.3: Trích dẫn một số nhóm Động vật không xương sống tại một số điểm ở Cù Lao Chàm [3; tr.35]

77 Địa điểm Tên loài Halophila decipiens Halophila ovalis Halodule pinifolia Cymodocea rotundata Halodule uninervis Bãi Bắc x x x x x Bãi Ông x x x Bãi Chồng x x x Bãi Bìm x x x Bãi Hương x x x

Bảng 2.4: Tên các loài cỏ biển tại một số điểm sinh thái ở Cù Lao Chàm[3; tr.29]

STT Điểm khảo sát San hô Cá rạn Thân mềm Da gai Rong lớn Tổng số

1 Hòn Khô 79 82 31 9 29 230

2 Vũng Ráng 80 85 20 8 44 237

3 Vũng Đá Bao 64 85 32 9 35 225

4 Vũng Nhàn 39 70 17 4 28 158

5 Vũng Đá Bàn 32 61 30 4 23 150

6 Bãi Đâu Tai 15 105 36 5 46 207

7 Bãi Bắc 57 121 31 4 25 238 8 Vũng Bến Lăng 37 116 35 9 15 212

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 68 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)