6. Bố cục luận văn
3.2.5. Chính sánh phân bổ nguồn lợi thu từ hoạt động DLST cho
cộng đồng địa phương
Các chính sách và các dự án phát triển DLST cần xem xét kỹ lưỡng đảm bảo sẽ mang lại các tác động tích cực cho sự phát triển DLST, bảo tồn tài nguyên và đem lại các lợi ích cho cộng đồng.
Để đảm bảo việc sử dụng nguồn lợi từ hoạt động DLST đúng mục đích, góp phần thúc đẩy động lực của người dân trong công tác bảo vệ tài nguyên DLST, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định 220/QĐ -UBND và 28/2007/QĐ -UBND quy định việc thu lệ phí tham quan, lệ phí lặn biển và cơ chế phân bổ[9; tr. 9-10], (xem bảng 3.1 và bảng 3.2, phụ lục 3).
Tuy nhiên quyết định chưa đề cập tới việc sử dụng ngân sách để đầu tư cho trường lớp, cơ ở y tế, nhà văn hoá. Đây là lĩnh vực mà chính quyền địa phương cần quan tâm để cho người dân được hưởng các phúc lợi xã hội tốt hơn. Ngoài việc phân bổ nguồn lợi từ hoạt động du lịch cho người dân, cần giúp cho nhân dân có thêm nhiều cơ hội giao lưu học hỏi hơn nữa về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư, tài nguyên môi trường sinh thái của khu dự trữ sinh quyển Thế giới, giảm thiểu đi các tác hại tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác và phát triển DLST biển đảo.
Tạo điều kiện cho người dân kinh doanh để nâng cao thu nhập bằng cách quy định khách ra tham quan và lưu lại tại Cù Lao Chàm không được mang theo thức ăn, đồ uống. Như vậy vừa hạn chế việc xả rác thải ra môi trường do khách mang từ nơi khác tới, đồng thời giúp người dân địa phương có thể kinh doanh buôn bán cho khách những mặt hàng thiết yếu hoặc những mặt hàng do họ tự nuôi trồng, chế biến và sản xuất. Giúp người dân tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm tại trên đảo. Tránh việc dòng tiền lợi ích từ các hoạt động thoát ra bên ngoài. Điều này phù hợp với khái niệm DLST của Wood, 1991:
63
“DLST là du lịch đến các khu còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”.
3.2.6. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương
Nếu phát triển DLST Cù Lao Chàm mà không lấy dân làm lực lượng chính, không quan tâm đúng tới họ, quyền lợi và các lợi ích từ hoạt động DLST họ không được hưởng khi đó họ sẽ quay lưng với DLST. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với chính môi trường sinh thái ngay tại nơi họ sống sẽ trở nên xa lạ và mâu thuẫn khi mà họ mất các quyền lợi chính đáng. Thậm chí có thể xảy ra xung đột, người dân sẽ bực mình vì các hoạt động du lịch không đem lại cho họ lợi ích mà ngược lại lại là những khó khăn thêm như giá cả tăng cao, môi trường sống bị xáo trộn, văn hóa và an ninh có thể bị ảnh hưởng, tài nguyên sinh thái ngày càng cạn kiệt dẫn đến cuộc sống của họ thêm nghèo khó.
Cần huy động cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động DLST như: Tham gia vào hoạt động xây dựng các chương trình tham quan DLST; Tham gia tổ chức, xây dựng các sản phẩm du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách như nhà nghỉ, nhà hàng, quầy lưu niệm, vận chuyển, hướng dẫn viên tại điểm; Trực tiếp đưa đón, hướng dẫn khách đi tham quan du lịch; Khuyến khích người dân địa phương phát triển các nghề truyền thống, trồng rau sạch, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ do tự nuôi trồng để tránh các hoạt động khai thác từ nguồn tài nguyên sẵn có.
3.2.7. Giải pháp thị trường khách và tiếp thị xanh cho DLST biển đảo Cù Lao Chàm
Phát triển DLST nói chung và với việc phát triển DLST biển đảo Cù Lao Chàm – KDTSQ Thế giới cần xây dựng cho mình những chính sách và thị trường khách cụ thể, mang tính lựa chọn. Có thể nói DLST là một loại
64 hình du lịch cao cấp, “sành điệu” hay khó tính. Nó đòi hỏi người đi du lịch đến Cù Lao Chàm cần có kiến thức, am hiểu và muốn tìm hiểu về sinh thái và có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Chính vì vậy, cần có biện pháp quy định nhằm khống chế việc đổ bộ dẫn đến quá tải của du khách đối với Cù Lao Chàm. Như vậy có thể nói cần có quy định cụ thể về số lượng khách ra và lưu lại Cù Lao Chàm theo từng ngày, từng thời điểm và mùa vụ. Giống như việc khách đặt phòng ở khách sạn, mỗi khách sạn có sức chứa nhất định do lượng phòng có hạn nên khách sạn không thể nhận khách vào ở nhiều hơn khả năng tối đa của mình có. Điều này cũng tương tự với Cù Lao Chàm do sức chứa ở đây có hạn. Hướng tới chất lượng khách và cả chất lượng khả năng chi trả của khách. Ít khách mà đem hiệu quả vẫn hơn là đông khách mà hiệu quả thấp. Do đó cần xác định thị trường mục tiêu đối vơi những đối tượng khách có khả năng đáp ứng những đòi hỏi trên. Qua trao đổi với các đơn vị tổ chức các chương trình DLST tại Cù Lao Chàm cho các đoàn khách cho thấy khách Úc, khách Pháp, khách Newzealand, khách sinh viên nước ngoài, khách nội địa du lịch từ Hà Nội thường có sở thích tham quan DLST, tìm hiểu HST Cù Lao Chàm hơn so với các đối tượng khách khác khi đến Cù Lao Chàm.
Trên cơ sở thị trường khách mục tiêu đã xác định để xúc tiến tiệp thị xanh cho Cù Lao Chàm. Mặc dù Cù Lao Chàm đã khá nổi danh nhưng rất cần sự quảng bá và tiếp thị xanh cho hòn đảo này trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài, các tờ rơi tập gấp, website của các công ty du lịch. Mục đích chính của việc quảng bá tiếp thị xanh ở đây không phải chỉ là kêu gọi khách du lịch tới tham quan mà là để quảng bá về một môi trường sinh thái, một tài nguyên DLST vô gía của một khu bảo tồn thiên nhiên vô giá.
Việc quảng bá và tiếp thị xanh ở đây hướng tới mục tiêu nêu rõ yêu cầu trách nhiệm bảo tồn biển của du khách qua nhiều kênh thông tin và qua nhiều hình thức khác nhau.
65 Việc quảng bá và tiếp thị xanh cần cân nhắc các yếu tố sau:
Vấn đề Yếu tố kiểm toán
Năng lượng Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống đun nước nóng
Hệ thống thông gió, sưởi ấm, cách nhiệt
Bếp
Vận tải Kiểu phương tiện cơ giới
Hiệu quả sử dụng phương tiện
Các kiểu vận tải khác
Mua bán Hàng địa phương.bao bì có thể tái chế và tối thiểu
Phân phối
Chất thải Khả năng sử dụng chiến lược 3R (Reduce, Reuse, Recycle)
Lượng xả thải/đầu du khách/ngày Sức khỏe Các phương tiện chăm sóc sức khỏe
Bảo hiểm y tế
Cứu hộ, cứu nạn
Điều kiện vệ sinh bếp, nhà ăn, nhà tắm,.. Đóng góp cho
bảo vệ môi trường du lịch
Sự đóng góp của doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường điểm du lịch