Thực trạng tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 34 - 42)

6. Bố cục luận văn

2.2.1. Thực trạng tài nguyên du lịch sinh thái

UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm là khu dữ trữ sinh quyển Thế giới vì vậy thế giới hệ sinh thái ở đây rất đa dạng, phong phú và có giá trị sinh thái cao, nơi có nhiều giống và gen cần bảo tồn. Nhưng tài nguyên sinh thái này lại phân bố không đồng đều tại các khu vực thuộc Cù Lao Chàm. Một số điểm tại Cù Lao Chàm có rất ít tài nguyên sinh thái như Bãi Làng và Bãi Hương. Quan sát thực tế và tìm hiểu có thể xác định ban đầu nguyên nhân là do tác động của con người đến môi trường. Cả hai địa điểm này đều có mật độ dân số đông, các hoạt động sinh sống và đi lại của ngư dân trên đảo được diễn ra thường xuyên tại đây.

Với các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, cảnh quan biển đảo, cộng đồng và văn hóa truyền thống cùng với HST đa dạng và phong phú của khu dự trữ sinh quyển Thế giới, Cù Lao Chàm đang ngày càng hấp dẫn du khách thập phương trong và ngoài nước. Có thể nói độ hấp dẫn về DLST biển đảo của Cù Lao Chàm là khá cao. Sau khi xem xét các tiêu chí tăng giảm về độ hấp dẫn theo công thức TAM do Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Đình Hòe hướng dẫn, kết quả cho thấy độ hấp dẫn DLST biển đảo của Cù Lao Chàm là: 0,78 (xem phụ lục 5)

Hệ sinh thái trên cạn:

Hầu hết các bãi biển đều được hình thành bởi các bãi cát trắng mịn, có độ dài khoảng 500m, chiều ngang hẹp, có độ dốc, nước biển trong xanh. Trên các gò cát là hệ sinh thái trên cạn như cây dừa và các cây thân bò như cây muống biển đã biến bãi biển thành qủa thận lọc nước. Những cây dừa xanh mướt là loài cây hút và nhả nước tới 4m3/ngày đêm. Những cây dừa rất xanh tốt chứng tỏ nơi đây có nhiều nước ngầm nằm cách mặt đất không sâu. Cây dừa càng xanh càng tỏa bóng mát vì chúng thoát nước nhiều . Du khách có

33 thể tìm hiểu cách tính tuổi của cây dừa. Chính vì vậy, cây dừa ở đây cũng là một đối tượng cho khách du lịch tìm hiểu về đặc tính sinh thái của chúng (xem ảnh 3, phụ lục 4).

Vào sâu trong đảo, cách bãi biển khoảng từ 100m trở lên là thảm thực vật cây bụi, cây thấp trải dài chừng 300-500m tới chân núi và tiếp theo là rừng núi cây cối xanh mướt. Người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết, một số người hay đi lên núi, vào rừng hái lá cây về đun nước uống, một dạng giống như chè xanh và họ còn bán lá cây rừng này vào trong đất liền. Uống loại thức uống được nấu từ lá cây rừng giúp ngủ ngon, cơ thể khỏe, tiểu tiện tốt, không đau lưng. Tuy nhiên cây nào có giá trị nhất và đó là những giá trị gì thì người dân không biết mà chỉ truyền từ đời này sang đời khác. Theo ông cụ trông nom chùa Hải Tạng gần Bãi Ông cho biết có tới hơn 100 loại cây có thể nấu nước uống và thậm chí làm rau ăn nữa. Quả thực, Cù Lao Chàm không chỉ là một vườn thuốc quý hiếm của Quốc gia mà còn hứa hẹn nhiều điều kỳ diệu rất cần đến sự đầu tư khai thác hợp lý. Đây cũng chính là yếu tố thu hút các nhà sinh thái học, các nhà khoa học đầu tư tìm tòi và nghiên cứu. Bên cạnh các loài cây sinh thái đa dạng, chắc hẳn sẽ còn có nhiều điều chưa biết về động thực vật trên cạn. Đây cũng chính là yếu tố nếu khai thác sẽ là sức hấp dẫn đối với tính hiếu kỳ của du khách. Tuy nhiên qua quan sát thực địa cho thấy tại một số vị trí sườn núi ở Cù Lao Chàm thì cũng cần phải cảnh báo đến sự hiện diện của loài cây nguy hiểm đang xâm thực HST nơi đây, đó chính là loài cây lá bạc hay còn gọi là bìm bôi hoặc lang rừng[12]. Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần tiêu diệt cây lá bạc[7; tr. 20]

.

Người dân trên đảo gắn liền với cả hai hệ sinh thái trên cạn và dưới biển. Họ đã và đang khai thác chúng để phục vụ cho nhu cầu sống hằng ngày như hái rau rừng về ăn hoặc bán, có các loại rau rừng như rau ngọn đỏ, rau

[12]

Trần Xuân Mới, “Sát thủ" cây lá bạc uy hiếp hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm,

http://www.gdtd.vn/channel/2773/201109/Sat-thu-cay-la-bac-uy-hiep-he-sinh-thai-rung-Cu-Lao-

34 muối, rau bướm, rau cu, rau xăng.v.v.nấu canh hoặc luộc ăn rất giòn và ngon. Điều đáng ghi nhận là nhận thức và trách nhiệm của người dân với hệ sinh thái là rất tốt. Họ khai thác nhưng không khai thác triệt để, ví dụ: khi hái rau rừng về ăn hoặc bán họ không bao giờ hái hết các lá và búp mà bao giờ cũng chỉ hái một nửa số lượng để cho cây rừng còn có khả năng phục hồi, sinh trưởng và phát triển (xem ảnh 2, phụ lục 4). Đặc biệt có thể nói HST ở Bãi Làng nói riêng và Cù Lao Chàm nói chung khá đặc biệt nên tất cả các cành cây, lá rừng sau khi được người dân ở đây sử dụng để nấu cơm thì tro của chúng rất hữu dụng được dùng để bán cho người dân ở Hội An. Họ mua tro về sử dụng ngâm gạo để chế biến sợi Cao Lầu. Chính vì vậy, mà góp phần tạo cho Cao Lầu Hội An ngon giòn và có hương vị độc đáo hơn món Cao Lầu ở những nơi khác[6; tr. 64].

Hệ sinh thái dưới biển:

Hệ sinh thái này tập trung chủ yếu ở Bãi Bắc hay còn gọi là Bãi Bấc (xem ảnh 10, phụ lục 4), đây là vùng bảo vệ nghiệm ngặt và vùng phục hồi sinh thái nằm liền kề nhau ôm trọn lấy Bãi Bắc. San hô ở Bãi Bắc rất đẹp, nhiều màu sắc nhiều để khách có thể lặn ngắm. Theo số liệu khảo sát của VHDH “Khu vực có số lượng loài san hô cứng tạo rạn nhiều nhất là Hòn Khô và Vũng Ráng (79-80 loài), tiếp đến là Vũng Đá Bao (64 loài), Bãi Bắc, Sũng Bền, Vũng Thùng và Vũng Đá Đen (53-57 loài), trong khi đó khu vực Bãi Đâu Tai có số lượng loài thấp nhất (15 loài). Nhìn chung các khu vực rạn thuộc đảo Hòn Khô, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Tai và Bãi Bắc có sự đa dạng về thành phần và số lượng loài san hô tạo rạn cao hơn so với các khu vực phía đông và Tây Nam của Cù Lao Chàm”[3; tr. 31]

.

Đối với thảm cỏ tại Bãi Bắc cũng nhiều hơn các bãi biển khác trong nhóm các đối tượng nghiên cứu, mặc dù diện tích nhỏ hơn Bãi Ông. Tên và danh sách các loài cỏ được VHDH thống kê qua khảo sát (xem bảng 2.4, phụ lục 3): loài Halophila decipiens là loài ưu thế và phổ biến nhất trên tất cả các thảm cỏ biển phần bố trong vùng nước của KBTB Cù Lao Chàm. Loài này

35 tìm thấy hầu hết ở 5 thảm cỏ biển lớn trên, ngoài ra còn tìm thấy chúng ở các khu vực khác như Vũng Thùng thuộc Hòn Tai, hay Hòn Dài và Hòn Mồ. Tuy nhiên chúng không tạo thành thảm và chỉ mọc lác đác thành những thảm nhỏ. Bên cạnh đó, loài Halodule pinifolia và Halophila ovalis cũng được tìm thấy ở cả 5 thảm chính. Trong đợt nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung thêm loài Halodule uninervis cũng được tìm thấy ở Bãi Bắc. Về cấu trúc, các thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm gần như giống nhau. Từ bờ ra đến độ sâu 2m, loài Halodule pinifolia hoàn toàn chiếm ưu thế, chúng tạo thành thảm đơn loài. Riêng tại Bãi Bắc, gần với mép nước, chúng mọc chung với loài Cymodocea rotundata và Halodule univervis. Đến độ sâu 3 – 4m, loài Halodule pinifolia mọc chung với loài Halophila ovalis tạo thành thảm cỏ hỗn hợp. Từ độ sâu 6 đến 14m, loài Halophila decipiens hoàn toàn chiến ưu thế và tạo thành thảm đơn loài rất rộng”[3; tr. 29-30]

.

Các rạn san hô tại Bãi Bắc có tới hơn 90 đến 130 loài, trong đó du khách có thể lặn biển chiêm ngưỡng một số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá hồng và một số loài khác như trai ngọc môi đen Pinctata margaritifera, trai ngọc môi vàng P. maxima và tôm hùm Panulirus spp, hải sâm. Theo số liệu của VHDH thì tại Bãi Bắc số lượng các loài sinh vật biển có giá trị khá cao (xem bảng 2.5, phụ lục 3). Do đó ngoài giá trị về sinh thái để khách du lịch thỏa mắt ngắm nhìn các loài sinh vật biển còn có giá trị về kinh tế, việc bảo tồn và vì vậy cần có chính sách quy hoạch khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt nhằm tăng tiềm năng nguồn dự trữ sinh thái cho KBTB Cù Lao Chàm.

Bên cạnh đó HST dưới biển tại bãi Ông có các loài thảm cỏ biển và môi trường lý tưởng để rùa biển sinh đẻ. “Thảm có biển ở khu vực Bãi Nần và Bãi Ông có phân bố khá rộng từ ven bờ ra đến độ sâu 12 – 14m, trong khi đó các khu vực khác cỏ biển phân bố trong vùng nước cạn hơn. Tổng diện tích ước tính phân bố của các thảm cỏ biển trong vùng nước của KBTB Cù Lao Chàm hiện nay có khoảng 50 ha, trong đó khu vực Bãi Ông có diện tích lớn

36

nhất (20 ha)”[3; tr. 23-24]

. Số lượng loài cỏ biển “tổng số có năm loài cỏ biển đã được ghi nhận gồm Halophila decipiens, Halophila ovalis, Cymodocea rotundata, Halodule pinifolia và Halodule uninervis trong đó chuyến khảo sát tháng 6/2008 đã bổ sung thêm một loài mới là Halodule uninervis. Các loài cỏ lá xoan Halophila được xem là phổ biến nhất và được ghi nhận ở tất cả các thảm cỏ biển, trong khi đó loài Cymodocea rotundata và Halodule uninervis chỉ được ghi nhận tại thảm cỏ biển khu vực Bãi Bắc”[3; tr. 29], do đó đây là khu vực dự trữ lớn đối với một số loài cỏ của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và “Các bãi cát nhỏ ven đảo ở Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Bìm và Bãi Hương được xem là những bãi đẻ quan trọng đối với rùa biển. Vùng nước bên ngoài của các bãi cát này đều có sự phân bố của cỏ biển và đây là sinh cảnh phù hợp và là nguồn thức ăn của rùa biển và bò biển (Dugon dugong). Theo những ngư dân có kinh nghiệm trong KBTB thì trong quá khứ các bãi này là nơi làm tổ đẻ trứng của rùa biển. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây rùa biển không còn xuất hiện tại các bãi này nữa[3; tr. 24]

.

Bãi Bìm có các thảm cỏ biển giống như ở Bãi Ông nhưng diện tích nhỏ hơn, có các loài san hô cứng, san hô mềm, cá rạn san hô, Động vật không xương sống , rong biển (xem bảng 2.1, phụ lục 3) Có hai loài rong mơ chủ yếu hay bắt gặp ở Bãi Bìm mà du khách có thể tham quan là “S. kjellmaninum và S. mcclurei, chúng thường tạo thành đai hẹp nhưng sinh lượng lớn dọc theo gành đá từ vùng triều đến độ sâu 2m. Ở độ sâu lớn hơn 2 m, rong mơ thường thấy phân bố kiểu da báo (đốm) trên một số tảng đá ngầm. Rong mơ ở vùng biển Cù Lao Chàm thường bắt đầu mọc từ tháng 1 và tàn lụi vào tháng 7 – 8”[3; tr. 30].

Ở Bãi Bìm cũng có 3 loài cỏ giống như ở Bãi Ông là Halophila decipiens, Halophila ovalis và Halodule pinifolia. Tuy nhiên loại cỏ Halodule pinifolia chiếm ưu thế tạo thành thảm đơn loài (xem ảnh 7, phụ lục 4). Bãi Bìm còn là môi trường quan trọng cho rùa biển sinh đẻ. Khách du lịch có thể tham quan hoặc tìm hiểu một số loài cá tại Bãi Bìm như các họ Cá Mú

37 (Serranidae), Cá Bướm (Chaetodontidae), Cá Kẽm (Haemullidea). Đối với Động vật không xương sống, theo kết quả khảo sát và báo cáo của VHDH, thì: “Tôm hùm gai (Panulirus spp) và tôm bác sỹ (Stenopus hispidus) được ghi nhận tại hầu hết các điểm giám sát với mật độ rất thấp. Mặt dù có mật độ thấp nhưng sự hiện diện của các chỉ tiêu này đã cho thấy các rạn san hô trong KBTB Cù Lao Chàm vẫn có nguồn lợi cao hơn so với các vùng biển khác vùng ven bờ Việt Nam như Nha Trang, Ninh Hải, Cà Ná, Côn Đảo và Phú Quốc. Khu vực Hòn Khô có mật độ hải sâm cao nhất (33,88 con/100m2), trong đó các loài hải sâm bụng đỏ (Holothuria edulis), hải sâm đen (Holothuria atra và loài Holothuria leucospilota) được xem là các loài còn lại phổ biến nhất (xem bảng 2.2, phụ lục 3). Có thể nói rằng, KBTB Cù Lao Chàm có nguồn lợi hải sâm cao hơn so với các vùng biển khác ven bờ Việt Nam như Nha Trang và Phú Quốc và được xem là nguồn dự trữ quan trọng trong việc phục hồi và bổ sung nguồn lợi này trong tương lai. Mật độ trai tai tượng tại từng điểm giám sát dao động từ 0-1,38 con/100m2, trong đó các điểm có mật độ cao là Bãi Bắc, Bãi Đâu Tai, Bãi Bìm, Bãi Hương và Vũng Đá Bàn”[3; tr.48].

Từ số liệu trong bảng trích dẫn cho thấy, số lượng loại và số lượng loài sinh thái tại Bãi Bìm rất đa dạng, tạo lên sự hấp dẫn đa màu sắc, đa chủng loại cho khách lặn biển tham quan sinh thái (xem ảnh 11, 12, phụ lục 4).

Trước đây khách tham quan hay tắm biển ở Bãi Chồng (xem ảnh 5, phụ lục 4) sau đó lên ăn hải sản như ốc vú nàng, cua đá. Chính vì vậy mà các sinh vật quý hiếm vốn là món đặc sản đã trở nên cạn kiệt. Cũng đã có những dự án về bảo tồn biển như dự án MPA do DANIDA của GCF do Đan Mạch tài trợ, Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh khu bảo tồn biển (LMPA), trong đó có việc bảo tồn loài cua đá. Nhờ đó mà loài cua đá tại Cù Lao Chàm đang được cứu vãn khỏi nguy cơ tuyệt chủng (xem ảnh 6, phụ lục 4). Ngày nay không dễ bắt gặp cua đá như trước đây tìm hiểu về tập quán sinh sống, sinh trưởng và phát triển của chúng cũng là một điều rất thú vị. Sau

38 khi chúng sinh ra, cua mẹ lại bò trở lại lên rừng núi, sống ở các hang đá, đến kỳ sinh sản chúng thường mang trứng vào tháng 4, tháng 5, sau đó chúng quay về biển sinh đẻ vào khoảng thời gian tháng 6 - 8 âm lịch hàng năm. Con của chúng khi lớn lên cũng đi vào rừng núi, khi chúng sinh sản chúng lại bò về đúng nơi mà chúng đã được sinh ra. Để có thể ngắm cua đá phải đi vào ban đêm và phải nhờ hướng dẫn viên bản địa hoặc người dân kinh nghiệm dẫn đi và may ra mới được ngắm cua đá. Cua đá một năm một lần lột vỏ. Đặc biệt nếu chân của chúng bị gãy đi thì sẽ mọc lại chân khác. Mang của chúng có tác dụng như phổi, chúng hoạt động về ban đêm khi độ ẩm cao và nhiệt độ xuống thấp. Như vậy, cua đá Cù Lao Chàm cũng chính là một trong những đối tượng DLST rất thú vị.

Qua số liệu thông kê và phân tích trên cho thấy thực trạng môi trường tự nhiên, hệ sinh thái Cù Lao Chàm còn rất hoang sơ. Ngoại trừ Bãi Làng và Bãi Hương. Theo báo cáo khảo sát của VHDH thì “Bãi Hương có tỷ lệ phủ của san hô sống thấp trong khi độ phủ của san hô vỡ vụn cao. Nguyên nhân có thể do là do tác động của hai cơn bão số 6 (Xansang) và số 7 (Cimaron) trong năm 2006”.[3; tr.41]

Cũng theo VHDH thì Động vật không xương sống tại Bãi Hương cũng được khảo sát và ghi nhận là thấp nhất. Một trong những nguyên nhân của sự suy giảm này là do việc khai thác các nguồn tài nguyên hải sản ở đây ngày càng cạn kiệt, làm thay đổi số lượng loại và loài ở đây sẽ tác động đến môi trường sinh thái, giảm giá trị của DLST Cù Lao Chàm. Do đó, rất cần có biện pháp khai thác hợp lý, cần có sự hỗ trợ về tài chính để chuyển đổi sinh kế cho người dân nơi đây. Trong những năm gần đây đã có những dự án có sự phối hợp trong nước và quốc tế để giải quyết bài toán trên. Các dự án đã hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề và xác định các khu vực được khai thác, khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phát triển du lịch và khu vực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)