Vị trí địa lý Cù Lao Chàm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 30 - 31)

6. Bố cục luận văn

2.1.1.Vị trí địa lý Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm – nổi tiếng với nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử: Sanfu-Fù law, Cham-pu-lau, Pulociam, Pulaucham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La. Bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Khô, Hòn Tai và Hòn Ông, nằm bên bờ biển Đông, quần tụ thành hình cánh cung quay về hướng đất liền, có toạ độ địa lý 15015’20’’-150

15’15’’ vĩ Bắc; 108023’10’’ kinh Đông, chiếm khoảng không gian chừng 15.5km2, cách bờ biển Cửa Đại 15km, cách trung tâm Khu phố cổ Hội An 19km về hướng Đông – Đông Bắc. Đã tự bao đời, Cù Lao Chàm như những người lính hoa tiêu khổng lồ - như bức hình phong che chắn, án giữ cho Cửa Đại (Đại Chiêm hải khẩu) của Đô thị thương cảng Hội An.[10; tr. 91]

Về mặt địa hình, địa mạo, Cù Lao Chàm là phần kéo dài về phía đông nam của khối núi đá granit (đá hoa cương) Bạch Mã-Hải Vân-Sơn Trà mà các nhà địa chất gọi là “phức hệ Hải Vân” được hình thành khoảng 230 triệu năm trước đây. Chúng được lộ trên bề mặt trái đất và tạo địa hình núi trên đảo bởi quá trình vận động nâng lên của vỏ trái đất dọc các đứt gãy kiến tạo Tây Bắc – Đông Nam.[13; tr. 15]

Trên cụm đảo, đặc biệt có Hòn Lao lớn nhất, với hệ thống núi phát triển theo hình cung, đỉnh cao nhất 517m, sườn phía Đông có đá tảng dốc đứng, hiểm trở, bao bọc, sườn Tây dốc thoải, nhiều bãi cát bồi ven biển, trong đó Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương có dân cư sinh sống lập thành xã đảo Tân Hiệp, thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay, gồm hơn 3000 người. Cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, rất ít người dân làm nghề nông (trồng lúa, hoa màu) hoặc buôn bán”.[10; tr. 91]

29 Như vậy, với đặc điểm về điều kiện vị trí địa lý Cù Lao Chàm có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Nhưng chính vị trí địa lý đó đã quyết định và ảnh hưởng đến môi trường HST, tới cư dân, tới điều kiện phát triển kinh tế nói chung và phát triển DLST biển đảo nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam (Trang 30 - 31)