Một số dự báo về định hướng việc làm của sinh viên trong những

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 91 - 95)

7. Khung lý thuyết:

2.7.Một số dự báo về định hướng việc làm của sinh viên trong những

những năm tới.

đại học, các hình thức đào tạo tiếp tục được hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho số đông sinh viên có nhu cầu nâng cao kiến thức được theo học trong các trường Đại học.“ Do nhu cầu đòi hỏi của thị trường sức lao động và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước số lượng sinh viên sẽ tăng nhanh đến năm 2010 khoảng 400 sinh viên cho 100.000 dân (các nước châu á đang phát triển mạnh hiện nay có tỷ lệ 2000 sinh viên cho 100.000 dân). Tỷ số nhân lực với trình độ đại học nếu đạt chỉ số trên cũng còn quá thấp so với nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” [Tình hình thanh niên Việt Nam thập kỷ 90, thực trạng và giải pháp, Nguyễn Văn Buồm trong cuốn “Thế hệ trẻ Việt Nam nghiên cứu lý luận và thực tiễn”. NXB Lao động XH – 2001;tr 100]

- Do yêu cầu của thị trường lao động hiện nay và kết quả đổi mới của ngành giáo dục đào tạo làm cho chất lượng sinh viên ngày càng cao hơn, sinh viên năng động, tích cực và chủ động trong học tập hơn. Ngày càng nhiều sinh viên đi học thêm ngoại ngữ và tin học cũng như cùng một lúc theo học nhiều ngành, nhiều trường.

- Để nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường lao động việc làm sau khi ra trường, bên cạnh hoạt động học tập thì ngày càng nhiều sinh viên tiếp cận thị trường lao động - việc làm thông qua hoạt động đi làm thêm.

- Như trên đã phân tích hành vi đi làm thêm bị chi phối bởi hai loại động cơ chính đó là động cơ kinh tế và quan hệ xã hội. Ở đây động cơ kinh tế mang tổ chức công khai còn động cơ các quan hệ xã hội mang tính chất tiềm ẩn bởi vì chính sinh viên cũng chưa ý thức được họ sẽ gặp những cơ may nào trong quan hệ xã hội mà họ sẽ bắt gặp trong khi đi làm thêm. Như vậy họ chưa dự tính được những mục tiêu cụ thể của cơ may trong tiếp xúc xã hội, tuy nhiên mục đích chung của hành động là tạo ra các mối quan hệ xã hội như là một loại kết quả của hành động phi kinh tế. Có thể nói rằng chính điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đã tạo ra cho sinh viên những quan

niệm mới và đi đôi với nó là những hệ giá trị mới. Những giá trị này trực tiếp chi phối cách ứng xử của sinh viên. Sinh viên có xu hướng gia nhập các quan hệ xã hội theo hướng chung của họ.

- Những giá trị về hình thức mà cụ thể là bằng cấp ngày càng cuốn hút mạnh mẽ sinh viên, sinh viên ngày càng quan tâm hơn đến “chất lượng” của các bằng cấp đó hay nói cách khác là tri thức khoa học thực tế. Từ đây có thể phỏng đoán một loại mô hình hành vi học tập thông qua việc học thêm của sinh viên đó là việc "chiếm lĩnh tri thức của các môn học" nhằm chuẩn bị tham gia thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

- Nhưng nhu cầu về vệc làm và nơi làm việc đang và sẽ là những giá trị quan trọng đối với sinh viên. Để có được việc làm và nơi làm việc ở các Thành phố lớn với những công việc đúng theo mong muốn sinh viên phải có những phẩm chất tương ứng được xã hội chấp nhận và phải có một thái độ chuẩn bị tích cực. Vì thế một mặt họ sẽ tập trung vào tu dưỡng những phẩm chất cá nhân, chất lượng học tập. Mặt khác họ tập trung vào đạt tới các quan hệ xã hội mở rộng giao tiếp để mong đạt được những cơ may về chỗ đững xã hội.

- Ngày càng nhiều sinh viên học ở Hà Nội muốn làm việc tại Hà Nội và các thành phố lớn. Số lượng những người muốn trở về nông thôn làm việc là rất ít. Ngoài ra còn một số sinh viên băn khoăn không biết chọn nơi làm việc ở Hà Nội, thành phố khác hay ở nông thôn. Trong nhiều ngành hiện nay đang tồn tại một hiện tượng dư thừa ở đô thị nhưng lại thiếu cán bộ ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Lý do chủ yếu của sự dư thừa này là do điều kiện và môi trường làm việc ở nông thôn còn quá khác biệt. Ranh giới giữa nông thôn và đô thị về mặt đời sống vật chất và tinh thần còn khá xa nhau. Để giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và đô thị chưa dễ gì ngày một ngày hai đã làm được. Tuy nhiên có những mặt cần thiết phải làm ngay đó là lĩnh vực giáo dục văn hoá. Đô thị có thể là yếu tố

hướng dẫn thúc đẩy sự phát triển của nông thôn. Nhưng cũng không thể làm chức năng đào tạo thay nông thôn. Đại đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn ở lại đô thị không chỉ vì việc làm ở đô thị dễ kiếm hơn mà còn vì lối sống đô thị phù hợp với thanh niên, sinh viên hơn. Con người bao giờ cũng định hướng đến tương lai tốt đẹp với tư cách là mục tiêu của cuộc sống và luôn luôn gắn với xã hội. Trong đề tài này, tôi thống nhất cách tiếp cận nghiên cứu mức độ hoà nhập và mức độ chấp nhận các giá trị xã hội khác nhau đối với sinh viên. Đó cũng là cơ sở để dự báo mô hình hành vi của sinh viên trong giai đoạn đang học trong các trường Đại học và giai đoạn sau tốt nghiệp.

- Xuất phát từ nhận thức và sự lựa chọn công việc và nơi làm việc sau khi ra trường nên ngày càng nhiều sinh viên có ý thức và hành vi chuẩn bị tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để nâng cao khả năng tiếp cận chính thức thị trường lao động - việc làm.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 91 - 95)