Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 25 - 30)

7. Khung lý thuyết:

1.3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Đặc điểm tình hình của trƣờng ĐHKHXH&NV.

10

Lịch sử phỏt triển

Hơn sáu mươi năm sau khi nhà Lí định đô ở Thăng Long, Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước Đại Việt đã được thành lập (năm 1076) – khởi đầu một kỷ nguyên phát triển rực rỡ của nền giáo dục và văn hóa dân tộc.

Sau cách mạng tháng tám, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà nội với mục đích đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu”. Ngày 15/11/1945, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

Trong chín năm kháng chiến trường kì, các trung tâm đại học đã được thành lập ở Việt Bắc, Liên khu Bốn, có cơ sở đặt ở Nam Ninh (Trung Quốc). Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nền đại học Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng. Ngày 04/6/1956, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 2138/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ và sinh viên nhà trường.

Từ năm 1956 đến năm 1995 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nhà trường với tư cách là trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của nhà nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đội ngũ các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu của đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ ở nơi đây. Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xây đắp và khẳng định giá trị. Cũng từ mái trường này, nhiều cán bộ và sinh viên đã lên đường nhập ngũ và anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập và trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường gắn liền với tên tuổi của những giáo sư nổi tiếng như: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Hoàng Xuân Nhị, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kị, Trần Đình Hượu...Đến nay, Nhà trường đã có 8 giáo sư được tặng giải thưởng Hồ chí Minh; 11 giáo sư được tặng giải thưởng Nhà nước; 10 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân; 43 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Phát huy truyền thống của Trường Đại học Văn khoa và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà trường tiếp tục phát triển và trưởng thành trên tất cả các lĩnh vực để giữ vững vị tí hàng đầu của nhà nước về đào tạo đại học và sau đại học các ngành khoa học xã hội và nhân văn, tiến tới ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Đúng vào dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn khoa – tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay - Nhà trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: ĐƠN VỊ ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện có 14 khoa, 3 bộ môn trực thuộc và 8 trung tâm, bao gồm: Khoa Báo chí và Truyền thông, Khoa Du lịch học, Khoa Đông phương học, Khoa Khoa học quản lý, Khoa Lịch sử, Khoa Lưu trữ và quản trị văn phòng, Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Quốc tế học, Khoa Tâm lý học, Khoa Việt Nam học và Tiếng việt, Khoa Thông tin Thư viện, Khoa Triết học, Khoa Văn học, Khoa Xã hội học, Bộ môn Khoa học chính trị, Bộ môn tiếng nước ngoài, Bộ môn Giáo dục Thể chất.

Hiện nay, Trường ĐHKHXH&NV đang đào tạo 11609 sinh viên ở các ngành học và bậc học thuộc các khoa học xã hội và nhân văn (năm 2008).

Sứ mệnh

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tổng số cán bộ, viên chức năm 2008 như sau: Tổng số cán bộ: 515 trong đó

Số cán bộ giảng dạy: 376 giảng viên Số cán bộ hành chính: 139 cán bộ Tổng số sinh viên:

Tổng số sinh viên chính quy: 5374 sinh viên Tổng số sinh viên tại chức: 4831 sinh viên Tổng số sinh viên cao học: 1286 học viên Tổng số nghiên cứu sinh: 118 NCS

Cơ sở vật chất

Hiện tại, Trường đóng trên địa bàn có tổng diện tích là 23.000m2 , trong đó diện tích phòng làm việc là 12.000m2

và phòng học là 9.000m2 với các trang thiết bị thiết yếu phục vụ việc dạy và học như hệ thống âm thanh, máy vi tính và các thiết bị trình chiếu hiện đại...

Kho sách và các nguồn dữ liệu khác về khoa học xã hội và nhân văn của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đặt trong

khuôn viên của trường, có đủ số lượng, chủng loại và luôn luôn được cập nhật, bổ sung để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của cán bộ và sinh viên trong Trường.

Hiện tại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đang vận hành một trung tâm đào tạo tin học với gần 100 máy vi tính và một phòng Internet gồm 40 máy vi tính phục vụ miễn phí cho sinh viên trong toàn trường.

Định hƣớng phát triển

Từ nay đến năm 2010, Nhà trường thực hiện 6 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các mặt hoạt động của Trường.

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong nhà trường.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường.

Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đai học.

Mở rộng và nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của nhà trường.

Chuẩn hóa các hoạt động lao động, học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa nhân văn11

.

CHƢƠNG II: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)