Định hướng về khu vực làm việc của sinh viên

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 76 - 82)

7. Khung lý thuyết:

2.5. Định hướng về khu vực làm việc của sinh viên

“Hà nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị – hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”14. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đô của cả nước. Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước đồng thời sự phát triển của Hà nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà nội là niềm tự hào của người dân Hà nội đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước của dân tộc.

Nông thôn và miền núi là những nơi không có điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện sống thấp kém. Ở đây người dân không được tiếp cận với những thành tựu mới mẻ của khoa học hay để tiếp cận được nó so với tiếp cận ở những thành phố lớn vẫn chậm hơn rất nhiều.

14

Theo Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà

Để tìm hiểu nguồn gốc cho định hướng về khu vực làm việc của sinh viên trước tiên chúng tôi tìm hiểu nơi sinh của sinh viên để từ đó tìm hiểu lý do của sự di dân tự do nói chung cũng như định hướng khu vực làm việc của sinh viên nói riêng. Kết quả cho thấy số sinh viên được sinh ra ở thành phố là 35.9%, nông thôn là 50,3 %, miền núi là 13,8%. Như vậy số lượng sinh viên qua khảo sát tập trung chủ yếu là sinh viên ngoại tỉnh.

Bảng 17: Nơi sinh của sinh viên

Nơi sinh của bạn Tần số Tần suất (%)

Thành phố 143 35.9

Nông thôn 200 50.3

Miền núi 55 13.8

Tổng 398 100.0

Như vậy, chúng ta thấy rõ một điểm là sinh viên được sinh ra ở thành phố ngoài điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện sống thuận lợi hơn sinh viên nông thôn, miền núi rất nhiều. Trong phần này chúng tôi đề cập tới những định hướng về nơi làm việc của sinh viên trong tương lai. Nơi làm việc ở đây xét trên bình diện khu vực địa lý, theo tiêu chí này chúng tôi chia ra một số địa bàn như các thành phố hoặc các tỉnh lẻ... tại các địa bàn này có các đặc điểm về kinh tế xã hội khác nhau như cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ dân trí và các điều kiện sống khác.

Bảng 18: Địa bàn sinh viên ưa thích làm việc sau này

Địa bàn làm việc Tần số Tần suất (%)

Hà Nội 223 56.0

TPHCM 38 9.5

Các tỉnh lẻ 61 15.3

Khác 76 19.1

Tổng 398 100.0

Hầu hết số sinh viên qua số liệu khảo sát của chúng tôi mong muốn nơi làm việc trong tương lai là khu vực Hà nội (56,0%). Bởi Hà nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc Việt nam, là nơi hội tụ điều kiện kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Hơn nữa những người học vấn cao thường tập trung ở đây, dân trí nhìn chung cao, các điều kiện sống và mức sống cao hơn rất nhiều làn ở các vùng khác. Ngược lại ở nông thôn, vùng núi, hải đảo là những nơi có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, dân trí không cao. Đây là những yếu tố chính dẫn tới việc sinh viên sau khi ra trường ít có xu hướng quay trở lại làm việc ở các vùng này. Tuy nhiên không phải tất cả sinh viên đều hướng về các đô thị. Trong số đó

vẫn có một số em mong muốn được góp mình xây dựng các vùng khác, tất nhiên tỷ lệ này vẫn còn nhỏ. Nhưng nhìn chung phần lớn sinh viên đều có dự định làm việc tại Hà nội và những thành phố lớn sau tốt nghiệp, số lượng những người muốn trở về nông thôn làm việc là rất ít, ngoài ra còn có một số người đang băn khoăn chưa biết chọn nơi làm việc là ở Hà nội hay ở nông thôn, những người này nằm trong số 26.2% những người có câu trả lời khác. Thực tế chúng ta đều biết nhiều ngành hiện nay đang dư thừa cán bộ ở đô thị nhưng lại thiếu cán bộ ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Lý do chủ yếu của sự dư thừa này là do điều kiện và môi trường làm việc ở nông thôn cũng như vùng sâu vùng xa còn khá khác biệt. Ranh giới giữa nông thôn và đô thị về mặt đời sống tinh thần còn khá xa nhau. Để giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và đô thị về mặt đời sống xã hội chưa dễ gì ngày một ngày hai mà làm được. Tuy nhiên cần có những mặt cần thiết phải làm ngay đó chính là lĩnh vực giáo dục văn hoá. Đô thị có thể là yếu tố hướng dẫn, thúc đẩy sự phát triển của nông thôn nhưng cũng không nên làm chức năng đào tạo thay nông thôn. Đại đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn ở lại đô thị không chỉ vì việc làm ở đô thị dễ kiếm hơn ở nông thôn mà còn vì lối sống đô thị phù hợp với thanh niên sinh viên hơn, bởi ai cũng định hướng đến tương lai tốt đẹp với tư cách là mục tiêu của cuộc sống.

Bảng 19: Mối liên hệ giữa nơi sinh và khu vực làm việc được sinh viên thích (%) Nơi sinh Nơi làm Thành phố(%) Nông thôn(%) Miền núi(%) Tổng Bạn thích làm việc Hà Nội 41.7 47.1 11.2 100.0%

Bạn thích làm việc TPHCM 31.6 55.3 13.2 100.0% Bạn thích làm việc Các tỉnh 19.7 62.3 18.0 100.0% Bạn thích làm việc tại nơi khác 34.2 47.4 18.4 100.0% Tổng 35.9 50.3 13.8 100.0%

Trong thực tế xã hội hiện nay chúng ta thấy có hiện tượng sinh viên luôn muốn sau này ra trường làm việc tại các thành phố lớn trong nước. Ngay chính sinh viên có nguồn gốc xuất thân trực tiếp ở các vùng nông thôn hay miền núi sau khi tốt nghiệp đại học cũng tìm mọi cách để được ở lại các đô thị đặc biệt là ở Hà Nội, do đó đa số sinh viên được khảo sát ở đây đều muốn làm việc tại Hà Nội điều này hoàn toàn dễ hiểu. Từ chỗ rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đều muốn ở lại các đô thị cộng thêm dòng di dân tự do từ các vùng nông thôn tới các đô thị để tìm việc dẫn tới thực trạng là đa số các đô thị lớn bị quá tải về dân cư. Đây là một vấn đề xã hội lớn, cần có biện pháp khắc phục, nếu tình trạng này diễn ra và không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ để lại hậu quả như sự quá tải dân cư và rố loạn về cơ cấu nghề nghiệp... Theo chúng tôi, biện pháp chủ động hơn cả là hãy có chính sách định hướng cho sinh viên khi mà các em đang có những chuẩn bị sẵn sàng tìm cho mình một hướng đi cho tương lai .

Bảng 20: Mối liên hệ giữa học lực và khu vực làm việc (%) Học lực Khu vực làm việc Giỏi (trên8.0) Khá (7.0-8.0) Trung bình (6.0- 7.0) TB kém (5.0- 6.0) Tổng Bạn thích làm việc Hà Nội 11.2% 67.7% 21.1% 100.0% Bạn thích làm việc TPHCM 18.4% 55.3% 26.3% 100.0% Bạn thích làm việc Các tỉnh 8.2% 55.7% 36.1% 100.0% Bạn thích làm việc nơi khác 9.2% 63.2% 26.3% 1.3% 100.0% Tổng 11.1% 63.8% 24.9% 0.3% 100.0%

Bảng số liệu cho thấy sinh viên có mức học lực khác nhau nhưng đều thích làm việc tại khu vực thành phố Hà Nội, chỉ có một số sinh viên học lực trung bình thích làm việc tại các tỉnh. Điều này cho thấy những sinh viên học lực cao như giỏi và khá có mong muốn làm việc tại các đô thị cao hơn tỷ lệ sinh viên ở học lực thấp, ngược lại tỷ lệ các em có tỷ lệ học lực thấp lại thích làm việc tại các tỉnh. Đây có thể nói có sự tác động từ phía xã hội tới nhận thức của sinh viên, cụ thể là các em học yếu hơn thường thấy rằng mình dễ dàng tìm việc làm ở các vùng khác hơn đô thị, họ cho rằng hiện nay ở các đô thị những người học tốt cũng còn khó khăn mới có được việc làm, đối với sinh viên học lực thấp để có được việc làm là rất

khó. Hơn nữa những em có năng lực thì rất tự tin vào kết quả học tập của mình và khả năng có một việc làm tại đô thị.

Qua phân tích trên đây tôi chứng minh cho giả thiết đặt ra là : Đa số sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có định hướng làm việc tại khu vực thành phố Hà nội sau khi ra trường. ít có sự khác biệt trong định hướng này mặc dù các em sinh ra ở các vùng miền khác nhau, học lực khác nhau và các ngành học khác nhau.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)